Báo Nga: Tàu sân bay Trung Quốc có thể trang bị 55 máy bay

03/06/2012 09:03
Đông Bình (nguồn báo Phương Đông)
(GDVN) - Tàu sân bay Trung Quốc dự kiến trang bị 24-36 máy bay J-15, 4 máy bay cảnh báo sớm, 6-18 máy bay trực thăng chống tàu ngầm K-28PL…
Tàu sân bay Varyag Trung Quốc đã chạy thử lần thứ 7.
Tàu sân bay Varyag Trung Quốc đã chạy thử lần thứ 7.

Ngày 30/5, tuần san "Người đưa tin công nghiệp quốc phòng" Nga cho biết, giới truyền thông quốc tế luôn chú ý đến nhất cử nhất động của tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc, rất nhiều chuyên gia Nga cho rằng, nó có một loạt khiếm khuyết, tính năng tổng thể không bằng tàu sân bay 1143.6 của Nga.

Theo các chuyên gia Nga, so với tàu sân bay Kuznetsov của Nga, độ tin cậy về động cơ chính của tàu sân bay Varyag của Trung Quốc không lớn, hệ thống phòng không tương đối yếu, các loại máy bay trang bị cho tàu sân bay như máy bay tác chiến điện tử, máy bay cảnh báo sớm đều thiếu, tính năng của máy bay chiến đấu J-15 do Trung Quốc sản xuất cũng không bằng Su-33 của Nga và F/A-18A của Mỹ.

Nhưng, báo Trung Quốc cho rằng những quan điểm này không nhất định hoàn toàn là sự thật, kể cả về động cơ chính và hệ thống phòng không.

Cần phải thấy rằng, tàu sân bay tiêu chuẩn chưa từng trang bị hệ thống phòng không mạnh (với hệ thống tên lửa phòng không là nền tảng), mà là sử dụng máy bay chiến đấu thay thế.

Máy bay chiến đấu J-15 được chọn là máy bay chủ lực của tàu sân bay Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-15 được chọn là máy bay chủ lực của tàu sân bay Trung Quốc.

Báo Phương Đông nói rằng quan điểm cho rằng J-15 không bằng Su-33 và F/A-18A, căn cứ cũng không đầy đủ, bởi vì nhân tố chủ yếu quyết định sức chiến đấu của máy bay chiến đấu không phải là thiết bị điện tử hàng không, mà là chất lượng vũ khí; tên lửa R-77 được J-15 sử dụng chưa hẳn kém so với sản phẩm cùng loại của Mỹ.

Báo Nga cho rằng, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tất cả các loại máy bay trang bị cho tàu sân bay, các chuyên gia giữ bí mật về vấn đề này, chưa tiết lộ nhiều chi tiết. Chẳng hạn, máy bay cảnh báo sớm trang bị cho tàu sân bay đang được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng Y-7.

Điều đáng chú ý là, các tướng lĩnh Trung Quốc chưa đưa ra yêu cầu khả năng quá cao đối với thiết bị điện tử của loại máy bay này, không giống như trước đây các tướng lĩnh Nga yêu cầu khắt khe đối với máy bay cảnh báo sớm Yak-44, loại máy bay trang bị cho tàu sân bay. Vì vậy, có thể cho rằng, máy bay cảnh báo sớm trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc có thể đảm bảo nghiên cứu chế tạo thành công.

Các chuyên gia cho rằng, thời gian hoàn thành chế tạo  tàu sân bay nội địa của Trung Quốc sẽ không sớm hơn năm 2017-2020. Lượng choán nước của  nó khoảng 45.000-50.000 tấn, được trang bị các thiết bị phóng đạn.

Động cơ chính cụ thể chưa rõ. Nhưng, nó rõ ràng sẽ hoàn toàn phù hợp với phương án thiết kế của tàu sân bay động cơ hạt nhân cỡ trung bình, trang bị 3 thiết bị phóng đạn.

Máy bay cảnh báo sớm Y-7
Máy bay cảnh báo sớm Y-7

Báo Nga cho rằng, liên đội hàng không của tàu sân bay Varyag và tàu sân bay thế hệ mới nội địa của Trung Quốc có thể sẽ áp dụng bố trí thống nhất, dự kiến sẽ gồm có 24-36 máy bay chiến đấu J-15, 4 máy bay cảnh báo sớm (lấy Y-7 hoặc Yak-44 làm nền tảng), máy bay trực thăng chống tàu ngầm sẽ gồm 6-18 máy bay Ka-28PL và 2 Ka-28PS, cùng các thiết bị bay khác, tổng số là 50-55 chiếc.

Báo Nga cho rằng, Trung Quốc đã chọn J-15 tự sản xuất làm máy bay chiến đấu đa năng chủ lực của tàu sân bay Trung Quốc.

Tháng 10/2008, các nguồn tin từ Nga đã tiết lộ, Trung Quốc muốn mua 14 máy bay Su-33M của Nga, sử dụng radar và thiết bị điện tử hàng không của Su-30MK2, Trung Quốc còn có thể sẽ tiến hành cải tạo hiện đại hóa đối với những máy bay này, bảo đảm cho chúng có khả năng cất cánh phóng đạn.

Nhưng những nỗ lực ký kết hợp đồng cung cấp Su-33 năm 2011 giữa Trung-Nga đã thất bại, phía Nga giải thích rằng, nguyên nhân chính là lượng mua của Trung Quốc quá ít, nguyên nhân thực tế có thể là tiếp tục chịu sức ép mạnh mẽ từ Mỹ.

Máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 của Hải quân Trung Quốc.
Máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 của Hải quân Trung Quốc.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình (nguồn báo Phương Đông)