Báo TQ vẫn khẳng định có thương vụ Su-35 và tàu ngầm lớp Lada với Nga

31/03/2013 09:00
Việt Dũng
(GDVN) - Nga đặt kỳ vọng rất lớn vào tàu ngầm lớp Ladar, muốn thúc đẩy xuất khẩu và sử dụng tàu lớp Lada để chế tàu ngầm thông thường thế hệ thứ năm.
Tàu ngầm diesel lớp Lada do Nga chế tạo
Tàu ngầm diesel lớp Lada do Nga chế tạo

Mặc dù cơ quan chức năng của Nga đã thông báo không có thoả thuận mua bán vũ khí nào được ký kết trong chuyến thăm Moscow của chủ tịch TQ, tuy nhiên, tờ “Thanh niên Trung Quốc” vừa có bài viết tiếp tục tuyên truyền cho rằng, trong thời gian ông Tập Cận Bình, tân Chủ tịch nước Trung Quốc thăm Nga, Trung-Nga đã ký 2 thỏa thuận vũ khí lớn, gồm: Trung Quốc mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 và 4 tàu ngầm diesel lớp Lada của Nga (2 chiếc chế tạo tại Nga, còn 2 chiếc chế tạo tại Trung Quốc).

Vấn đề này đang đặt ra nhiều dấu hỏi. Phải chăng đây là một thoả thuận ngầm giữa Nga và Trung Quốc hay  Moscow muốn lảng tránh dư luận các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc, hoặc, thậm chí đây chỉ là cách thức tuyên truyền của truyền thông TQ?

Theo bài báo, Liên Xô trước đây và Nga ngày nay là nước lớn và là cường quốc về tàu ngầm. Trước khi Liên Xô sụp đổ, Hải quân Liên Xô đã sở hữu một lực lượng tàu ngầm động cơ hạt nhân và thông thường có chủng loại nhiều nhất, số lượng lớn nhất thế giới, rất nhiều kỷ lục về kỹ chiến thuật và chỉ tiêu của tàu ngầm vẫn giữ vững cho đến nay.

Vào cuối thập niên 1970, Liên Xô đã chế tạo được tàu ngầm động cơ thông thường lớp Kilo, do nó có tiếng ồn rất nhỏ nên được phương Tây gọi là “hố đen đại dương”, có nghĩa là “chỉ có thể ở trong biển cả không có tiếng ồn mới có thể tìm được nó”.

Nếu nói tàu ngầm lớp Kilo được công nhận là một trong những tàu ngầm động cơ phi hạt nhân tiên tiến nhất cuối thế kỷ 20, thì tàu ngầm lớp Lada được nghiên cứu chế tạo với mục tiêu là trở thành tàu ngầm động cơ thông thường tiên tiến nhất đầu thế kỷ 21.

Tàu ngầm động cơ thông thường lớp Lada Nga
Tàu ngầm động cơ thông thường lớp Lada Nga

Hải quân Nga đặt kỳ vọng rất lớn vào tàu ngầm lớp Lada

Công tác nghiên cứu phát triển tàu ngầm lớp Lada được bắt đầu từ năm 1987. Tàu ngầm lớp Lada là tàu ngầm lớp đầu tiên do Nga nghiên cứu chế tạo kể từ sau khi Liên Xô tan vỡ, do Cục thiết kế hàng hải trung ương Rubin thiết kế, nhà máy đóng tàu Admiralty (Admiralty Shipyard) chế tạo, có hai loại phiên bản thiết kế là Type 677 và Type 677E (phiên bản xuất khẩu), vừa tham khảo những thiết kế trước đây, vừa ứng dụng nhiều công nghệ mới, hiệu quả tác chiến tổng hợp được cải thiện khá lớn, thuộc loại tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ tư.

Tàu ngầm lớp Lada đã thay đổi kết cấu 2 lớp vỏ truyền thống của tàu ngầm Liên Xô, lần đầu tiên áp dụng kết cấu vỏ đơn thường thấy ở phương Tây, so với tàu lớp Kilo, lượng giãn nước và kích cỡ đều giảm đi.

Tàu ngầm lớp Lada có lượng giãn nước là 1.765 tấn, dài 67 m, tốc độ lặn tối đa là 21 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu 250 m, lặn sâu tối đa 300 m, sử dụng động cơ điện – diesel, hoàn toàn được đẩy bằng điện, hành trình 6.500 hải lý, hoạt động liên tục 45 ngày đêm, đã áp dụng nhiều biện pháp giảm rung chấn và âm thanh, mức ồn giảm rất lớn so với tàu ngầm lớp Kilo.

Tàu ngầm lớp Lada có vũ khí mạnh và đa dạng, 6 ống phóng ngư lôi – có thể phóng ngư lôi, tên lửa hành trình, thậm chí tên lửa ngầm đối không; có thể tấn công các mục tiêu dưới nước, mặt nước, trên bộ và thậm chí trên không. Lượng tải đạn lớn, có thể mang theo ngư lôi, tên lửa 18 quả hoặc 44 quả thủy lôi. Mức độ tự động hóa cao, thủy thủ có 35 người, đã vượt mức của phương Tây.

Tày ngầm Type 677 lớp Lada Nga
Tày ngầm Type 677 lớp Lada Nga

Tàu ngầm lớp Lada có thể hoạt động trong bất cứ vùng biển đại dương và điều kiện khí tượng nào, trừ vùng biển có lớp băng dày, chủ yếu dùng để thực hiện nhiệm vụ ở các vùng biển có diện tích hạn chế như duyên hải, vịnh hẹp; cho dù đối thủ có triển khai lực lượng săn ngầm thì nó cũng có thể độc lập tiến hành nhiệm vụ chống lại tàu ngầm, tàu nổi của đối phương, bố trí thủy lôi dưới biển. Yuri Kalamilisen, kiến trúc sư trưởng tàu này cho biết, tàu lớp Lada đóng vai trò “thợ săn ngầm”, có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu ngầm, nổi và trên đất liền nào.

Tàu ngầm lớp Lada đầu tiên mang tên St. Petersburg, khởi công chế tạo năm 1997, hạ thủy năm 2004, hoàn thành thử nghiệm neo đậu năm 2006, bắt đầu chạy thử năm 2007.

Tư lệnh Hạm đội Baltic là Valuev từng cho biết, tàu ngầm lớp Lada là tàu ngầm động cơ phi hạt nhân có “tính ẩn náu tốt nhất, tiếng ồn nhỏ nhất, chi phí hiệu quả nhất trong lịch sử 300 năm” của Hải quân Nga.

Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada có tính ẩn náu tốt, độ tin cậy cao, vũ khí mạnh

Tàu ngầm lớp Lada đầu tiên St. Petersburg đã mất nhiều thời gian nghiên cứu chế tạo, là tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ tư được thiết kế hoàn toàn mới đầu tiên trên thế giới, đã áp dụng rất nhiều công nghệ mang tính sáng tạo và mang tính cách mạng.

Kalamilisen từng cho biết, trên tàu ngầm lớp Lada không có một thiết bị chủ yếu nào giống với tàu ngầm lớp Kilo.

Tàu ngầm St. Petersburg lớp Lada Nga
Tàu ngầm St. Petersburg lớp Lada Nga

Nga bắt đầu tiến hành nghiên cứu chế tạo tàu ngầm St. Petersburg trong giai đoạn hậu khủng hoảng với tình hình kinh tế trong nước rất khó khăn.

Đã trải qua thời kỳ kinh tế suy yếu gần 10 năm, trong nước không có tiền đầu tư, bên ngoài không có ai đặt hàng, miêu tả ngành đóng tàu Nga khi đó là “sống sót trong đau đớn”, thậm chí “cận kề cái chết” hoàn toàn không nói quá. Vì vậy, có thể đánh giá được tình hình chế tạo tàu St. Petersburg.

Vũ khí là hàng hóa xuất khẩu quan trọng nhất của Nga, trừ tài nguyên, năng lượng. Tàu ngầm động cơ thông thường là chương trình vũ khí có đơn giá cao nhất, lợi nhuận lớn nhất, cũng là điểm mạnh xuất khẩu truyền thống của Nga.

Nga coi xuất khẩu vũ khí là biện pháp quan trọng để chấn hưng công nghiệp quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ vị thế nước lớn, thúc đẩy chiến lược quốc gia.

Vì vậy, Nga có nhu cầu cấp bách sở hữu phiên bản xuất khẩu tàu ngầm lớp Lada (tàu ngầm lớp Amur) với các đặc điểm như tính ẩn náu (tàng hình) tốt, độ tin cậy cao, giá cả tương đối rẻ, vũ khí mạnh và đa dạng, nhằm chiếm thị phần vũ khí quốc tế, đồng thời cũng muốn thông qua chế tạo lượng lớn để tiếp tục hoàn thiện tàu ngầm lớp Lada.

Tàu ngầm lớp Amur có nhiều phiên bản như Type 550, 750, 950, 1450, 1650 và 1850, lượng giãn nước đại diện (như Type 1650) là 1650 tấn. Những năm gần đây, tại các cuộc triển lãm quốc phòng lớn trên thế giới, mô hình tàu ngầm Type 950 và Type 1650 luôn chiếm vị trí nổi bật trong gian hàng của Nga.

Tàu ngầm diesel lớp Amur do Nga chế tạo
Tàu ngầm diesel lớp Amur do Nga chế tạo

Tàu ngầm lớp Amur áp dụng hệ thống quản lý và thông tin chiến đấu tích hợp, chia sẻ và trao đổi số hóa cả tàu về điều khiển, tác chiến và vận hành thiết bị, áp dụng thư viện/kho lưu trữ kiểu mô đun, bảo đảm cho tàu ngầm được điều khiển tự động.

Nhóm ắc quy kiểu mới của tàu này có thể làm cho khả năng chạy liên tục lớn hơn, vượt qua được ăng ten dò âm thanh nước, khả năng tìm kiếm mạnh hơn. Đồng thời, tàu ngầm này có thể phóng ngư lôi, nhiều loại tên lửa và bố trí thủy lôi.

Tên lửa hành trình Club-S của tàu ngầm này có tầm phóng đạt 300 km. Giữa thân tàu ngầm Type 950 lắp thiết bị phóng thẳng, sử dụng vũ khí đa dạng và linh hoạt hơn. Nó còn có thể mang theo người nhái chiến đấu và trang bị của họ, thực hiện nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.

Chỉ tiêu kỹ chiến thuật của tàu ngầm Amur 1650 và tàu ngầm lớp Lada cơ bản tương đồng. Cục thiết kế hàng hải trung ương Rubin cho biết, tiếng ồn của nó còn thấp hơn phiên bản ban đầu của tàu ngầm lớp Kilo, thậm chí tàu ngầm động cơ hạt nhân cũng do Cục này thiết kế, tương đương với phiên bản cải tiến mới nhất lớp Kilo.

Tàu ngầm Amur 1650 còn có ưu điểm khác là sở hữu thiết bị AIP. Thiết bị này hoạt động không dựa vào không khí, nên tàu ngầm này không cần phải nổi lên mặt nước để nạp điện cho ắc quy, đã làm giảm tỷ lệ bộc lộ của tàu ngầm, cải thiện khả năng ẩn náu/tàng hình.

Tàu ngầm lớp U-212 và lớp Scorpene đều có phiên bản AIP hoàn thiện, có tình hình tiêu thụ và triển vọng thị trường tốt. Ngoài ra, việc lắp đặt thiết bị AIP là một trong những điểm khác biệt chủ yếu giữa tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ tư với thế hệ thứ ba.

Tàu ngầm lớp Amur
Tàu ngầm lớp Amur

Tàu ngầm lớp Lada không lắp thiết bị AIP tuy không ảnh hưởng lớn tới sử dụng tác chiến, nhưng sẽ bị hứng chịu mọi chỉ trích trên góc độ bán vũ khí.

Cục thiết kế Rubin đã lựa chọn thiết bị AIP pin nhiên liệu (cho tàu Amur 1650) do Cục thiết kế kết cấu nồi hơi đặc biệt Leningrad nghiên cứu chế tạo, tương tự như tàu ngầm lớp U-212. Thiết bị AIP có thể bảo đảm cho tàu ngầm hoạt động liên tục trong nước 15 ngày đêm, khi nổi lên trong thời gian ngắn thì có thể đạt 45 ngày đêm.

Thiết bị AIP của Cục thiết kế Rubin được thiết kế thành đoạn khoang kiểu mô đun, có thể lắp vào thân tàu khi chế tạo, sửa chữa hoặc cải tạo tàu ngầm, về nguyên tắc có thể sử dụng thích hợp với bất cứ phiên bản tàu ngầm động cơ thông thường nào, có thể tùy ý điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.

So với việc thiết kế ban đầu thiết bị động lực của tàu ngầm lớp U-212 đã có thiết bị AIP, việc lắp AIP vào đoạn khoang tàu sẽ có tính linh hoạt hơn, thích hợp hơn với việc cải tiến và nâng cấp tàu ngầm, trong tình hình chi tiêu không lớn, có thể tăng gấp đôi khả năng lặn liên tục dưới nước cho tàu ngầm, nâng cao rất lớn tính năng chiến đấu của tàu ngầm, hiệu suất chi phí cao, điều này chắc chắn có sức hấp dẫn to lớn đối với những nước sở hữu lượng lớn tàu ngầm cũ do Liên Xô chế tạo.

Tàu ngầm thông thường Type 212A do Đức chế tạo
Tàu ngầm thông thường Type 212A do Đức chế tạo

Tàu ngầm lớp Lada sẽ đặt nền tảng để Nga nghiên cứu chế tạo tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ năm

Một tiêu chí nổi bật của tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ năm là sử dụng AIP làm động lực bất kể là khi tàu ngầm nổi hay lặn trong nước, sẽ không còn sử dụng động cơ diesel để chạy trên mặt nước như trước đây, nó sử dụng ắc quy hoặc AIP khi lặn trong nước.

Như vậy, công nghệ AIP thực chất là yếu tố then chốt để nghiên cứu chế tạo tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ năm.

Cục thiết kế kết cấu đặc biệt máy móc Omsk luôn nghiên cứu chế tạo pin nhiên liệu mới cho tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ năm của Nga, nhưng theo tờ Nezavisimaya Gazeta Nga tháng 2/2010, Nga có ý định mua công nghệ chế tạo thiết bị AIP của tàu ngầm Đức.

Vì vậy, sử dụng pin nhiên liệu làm động lực cho tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ năm không được coi là tốt, bởi vì chi phí chế tạo loại tàu ngầm này, chi phí cho các cơ sở trên bờ và sử dụng rất đắt đỏ, trong khi sử dụng thiết bị AIP động cơ Stirling lại tương đối kinh tế.

Năm 2004, Đức đã sáp nhập Công ty hệ thống đóng tàu Kockums Thụy Điển (chế tạo động cơ Stirling), do đó đã giành được công nghệ động cơ Stirling, việc phát triển AIP của họ bắt đầu chuyển hướng cho động cơ Stirling.

Động cơ Stirling có ưu thế tổng hợp so với các thiết bị AIP khác. Thụy Điển, Đức, Nhật Bản đều đang nghiên cứu phát triển động cơ Stirling công suất lớn để làm động lực cho tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ năm.

Nếu trong vài năm tới Nga không có đột phá về công nghệ AIP thì cùng với sự xuất hiện của tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ năm của các nước khác, Nga sẽ buộc phải mua công nghệ của nước khác.

Mô hình hoạt động của động cơ Stirling AIP
Mô hình hoạt động của động cơ Stirling AIP

Công nghệ tàu ngầm trên thế giới phát triển mạnh mẽ, có thể nhanh chóng trở nên lạc hậu. Việc nghiên cứu tàu ngầm lớp Lada đến nay đã 26 năm, trong khi tuổi thọ sử dụng của tàu ngầm động cơ phi hạt nhân thường là 30 năm.

Tàu ngầm lớp Lada cuối cùng khó tránh khỏi trở thành một lớp quá độ, nhưng những tích lũy công nghệ và kinh nghiệm sử dụng thu được từ bản thân nó sẽ rất đáng quý, nó sẽ đặt nền tảng cho Nga tiến hành nghiên cứu chế tạo tàu ngầm động cơ thông thường thế hệ thứ năm.

Việt Dũng