Báo mạng TQ viết bài li gián quan hệ Nhật Bản - Mỹ

02/08/2014 07:55
Đông Bình
(GDVN) - Đây là hội nghị đối thoại giữa các cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội hai nước Mỹ-Nhật về quan hệ song phương và vấn đề khu vực như biển Hoa Đông, Biển Đông...
Hạm đội hải quân Nhật Bản-Ấn Độ tham gia tập trận Malabar 2014 giữa Mỹ-Nhật-Ấn ở vùng biển phía nam Shikoku đến phía đông Okinawa
Hạm đội hải quân Nhật Bản-Ấn Độ tham gia tập trận Malabar 2014 giữa Mỹ-Nhật-Ấn ở vùng biển phía nam Shikoku đến phía đông Okinawa
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 31 tháng 7 có bài viết với luận điệu bị bẻ cong, có mục đích là chia rẽ, li gián quan hệ Nhật-Mỹ cho rằng, theo mạng  chiều ngày 29 tháng 7, Tokyo có một hội nghị đối thoại rất quan trọng – hội kiến giữa các cựu nhà lãnh đạo cao nhất quân đội hai nước Nhật-Mỹ.

Tên của người tham gia “như sấm bên tai”  - phía Mỹ là cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, thượng tướng Richard Myers (nghỉ hưu năm 2005), thượng tướng Michael Mullen (nghỉ hưu năm 2011).

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có cựu Tham mưu trưởng liên quân Takashi Saito (nghỉ hưu năm 2009) và Ryoichi Oriki (nghỉ hưu năm 2012). 4 người này đều là quân nhân tại ngũ, nhưng đáng tiếc đều không mặc quân phục tướng, làm cho ống kính camera không thực sự nhiệt tình.

Chủ đề chính của cuộc đối thoại là làm thế nào để tăng cường bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ và Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể. Đương nhiên, những vấn đề này không tách rời "vấn đề Trung Quốc".

Phóng viên Japan News Network có cơ hội đưa ra 2 câu hỏi cho 4 vị tướng, câu thứ nhất là: "Nhật-Mỹ tăng cường đồng minh quân sự phải chăng có ý quay trở lại thời đại Chiến tranh Lạnh, tiến hành phong tỏa, bao vây Trung Quốc?".

Câu hỏi thứ hai là: "Nếu dân hoặc quân Trung Quốc tấn công đảo Senkaku, đối với tình hình tiêu cực này, Quân đội Mỹ phải chăng ra tay can thiệp?".

Tàu sân bay USS George Washington và tàu tuần dương tên lửa Shiloh CG67 của Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận Malabar 2014 giữa Mỹ-Nhật-Ấn (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu sân bay USS George Washington và tàu tuần dương tên lửa Shiloh CG67 của Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận Malabar 2014 giữa Mỹ-Nhật-Ấn (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Đối với vấn đề thứ nhất, tướng Michael Mullen cho biết, Mỹ luôn cho rằng, tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ không phải là nhằm vào Trung Quốc, mà là ứng phó các vấn đề nảy sinh trên toàn cầu.

Ông nói, vấn đề Trung Đông, vấn đề Ukraine cùng với vấn đề biển Hoa Đông, Biển Đông hiện nay đang trở thành vấn đề điểm nóng, vì vậy, chỉ dựa vào sức mạnh của một nước Mỹ để tiến hành quản lý, kiểm soát đối với những khu vực này là điều không làm được.

Theo Mullen, mọi người đều biết, ngân sách quân sự của Mỹ đang bị cắt giảm, cho nên phải dựa vào sức mạnh của các nước đồng minh khác để bảo vệ hòa bình và ổn định của thế giới, tránh xảy ra xung đột khu vực.

Tàu sân bay USS George Washington và tàu tuần dương tên lửa Shiloh CG67 của Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận Malabar 2014 giữa Mỹ-Nhật-Ấn
Tàu sân bay USS George Washington và tàu tuần dương tên lửa Shiloh CG67 của Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận Malabar 2014 giữa Mỹ-Nhật-Ấn

Tướng Richard Myers cũng cho rằng, Mỹ cũng không thể quay trở về thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây, bởi vì môi trường đã thay đổi. Trước đây, Mỹ và Liên Xô không có quan hệ kinh tế chặt chẽ, cho nên có thể duy trì khuôn khổ Chiến tranh Lạnh.

Nhưng, Mỹ và Trung Quốc hiện nay có quan hệ kinh tế rất chặt chẽ, Nhật Bản cũng như vậy, kinh tế là nền tảng của quan hệ hai nước. Vì vậy, Mỹ không thể tiến hành phong tỏa đối với Trung Quốc, coi Trung Quốc là kẻ thù. Mỹ cũng căn bản không có ý nghĩa như vậy. Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng hy vọng Trung Quốc có thể gánh trách nhiệm nước lớn nhiều hơn.

Ông cho biết, quan hệ quân sự Mỹ-Trung ngày càng hoàn thiện, cách đây không lâu, cơ quan tư pháp Mỹ khởi tố 3 tin tặc mạng của Quân đội Trung Quốc, nhưng không ảnh hướng đến việc Trung Quốc cử hạm đội tham gia cuộc diễn tập quân sự liên hợp "Vành đai Thái Bình Dương 2014". Điều này cho thấy, một số vấn đề giữa Mỹ-Trung là có thể thông qua giao lưu và đối thoại để giải quyết, không cần đối đầu.

Về động cơ và lý do Chính phủ Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể, các tướng lĩnh của hai nước Nhật-Mỹ đã có sự bất đồng quan điểm bất ngờ. Tại hội nghị, cựu Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng Phòng vệ, tướng Takashi Saito và tướng Ryoichi Oriki cho rằng, Chính phủ Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể chủ yếu là để tăng cường hỗ trợ và bảo vệ đối với Quân đội Mỹ.

Tàu khu trục Aegis JS Ashigara (DDG-178) của Nhật Bản (đi đầu) tham gia cuộc tập trận Malabar 2014
Tàu khu trục Aegis JS Ashigara (DDG-178) của Nhật Bản (đi đầu) tham gia cuộc tập trận Malabar 2014

Đối với vấn đề này, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Richard Myers và Michael Mullen thì cho rằng, Mỹ tán thành Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể, cảm thấy nếu làm như vậy sẽ có lợi hơn cho Mỹ bảo vệ Nhật Bản.

Đương nhiên, điều quan trọng là, Nhật Bản có thể bảo vệ tốt hơn người dân nước mình. Lời của các tướng lĩnh Quân đội Mỹ có ý nghĩa rất rõ: Quân đội Mỹ không cần đến sự bảo vệ của Lực lượng Phòng vệ.

Tuy quan điểm không gặp nhau, nhưng khi trả lời câu hỏi thứ hai của Japan News Network, tướng Takashi Saito cho rằng, vấn đề lớn tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ là làm thế nào cùng ứng phó việc chiếm đóng vũ trang tiềm tàng của "dân quân" Trung Quốc đối với nhóm đảo Senkaku.

Ông nói, đối với tình hình xấu này, Nhật-Mỹ cần tăng cường hợp tác, cùng ứng phó. Trong khi đó, tướng Ryoichi Oriki cũng nhấn mạnh, giữa hai nước Nhật-Mỹ cần đưa ra phương hướng phòng vệ mới, sau khi làm rõ các tình huống, cần tìm ai, do ai chỉ huy.

Đối với vấn đề Nhật Bản muốn Mỹ cùng đối phó với dân quân Trung Quốc, thái độ của tướng Richard Myers rõ ràng làm cho Nhật Bản thất vọng. Ông nói, khi thăm Nhật Bản vào tháng 4 năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rõ, Điều 5 của Hiệp ước bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ áp dụng cho phòng vệ nhóm đảo Senkaku.

Ngày 27 tháng 7 năm 2014, Hạm đội tham diễn Nhật Bản thả tàu nhỏ trong cuộc tập trận Malabar 2014
Ngày 27 tháng 7 năm 2014, Hạm đội tham diễn Nhật Bản thả tàu nhỏ trong cuộc tập trận Malabar 2014

Nhưng, nếu gặp phải tình huống xấu, Quân đội Mỹ hoàn toàn không có đối sách chuẩn bị tương ứng. Ông nhấn mạnh, ở Mỹ, đây là tình hình do Lực lượng bảo vệ bờ biển phụ trách, quân đội sẽ không tham gia.

Tướng Michael Mullen nói thêm, có người cho rằng "Mỹ là cảnh sát thế giới", chúng tôi không thể chấp nhận quan điểm này, Mỹ không phải là cảnh sát thế giới, Mỹ chỉ là một người đóng vai trò chủ đạo trong giải quyết các vấn đề của thế giới.

Ông nói,  tình hình nhóm đảo Senkaku đã có xu hướng ổn định, sự ổn định này có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực. Vạn nhất xảy ra tình huống tiêu cực, tôi cảm thấy điều quan trọng không phải là Quân đội Mỹ tham gia như thế nào, mà là chính phủ hai nước Nhật-Mỹ làm thế nào để phát huy chức năng của Ủy ban an ninh quốc gia mỗi nước, tăng cường hợp tác, trao đổi, cùng đưa ra phương châm đối phó.

Nội dung của cuộc đối thoại này còn có các vấn đề như phương hướng phòng vệ mới Nhật-Mỹ, quan hệ Nhật-Hàn, vấn đề lịch sử, Mỹ phải chăng cho phép Nhật Bản trở thành cường quốc quân sự.

4 vị tướng đều là những người hiểu rõ các biến cố thế giới trong gần 10 năm qua, tuy đã rời các chức vụ quan trọng trong quân đội, nhưng vai trò ảnh hưởng của họ vẫn còn.

Nghe họ nói chuyện có thể biết được lập trường và quan điểm của quân đội hai nước trong quan hệ với Trung Quốc. Đặc biệt là Quân đội Mỹ rõ ràng lo ngại bị lôi kéo vào trong cuộc chiến đảo Senkaku giữa Trung-Nhật.

Ngày 27 tháng 7 năm 2014, máy bay Hải quân Ấn Độ hạ cánh trên tàu chiến Mỹ trong cuộc tập trận Malabar 2014
Ngày 27 tháng 7 năm 2014, máy bay Hải quân Ấn Độ hạ cánh trên tàu chiến Mỹ trong cuộc tập trận Malabar 2014
Tập trận Malabar 2014: Sĩ quan tham diễn bàn bạc trên tàu chiến Mỹ ngày 27 tháng 7 năm 2014
Tập trận Malabar 2014: Sĩ quan tham diễn bàn bạc trên tàu chiến Mỹ ngày 27 tháng 7 năm 2014
Tập trận Malabar 2014: Binh sĩ đặc nhiệm Mỹ-Nhật chống khủng bố trên tàu ngày 27 tháng 7 năm 2014
Tập trận Malabar 2014: Binh sĩ đặc nhiệm Mỹ-Nhật chống khủng bố trên tàu ngày 27 tháng 7 năm 2014
Tập trận Malabar 2014 ngày 27 tháng 7 năm 2014: sĩ quan đặc nhiệm Mỹ-Nhật nghiên cứu chiến thuật.
Tập trận Malabar 2014 ngày 27 tháng 7 năm 2014: sĩ quan đặc nhiệm Mỹ-Nhật nghiên cứu chiến thuật.
Tập trận Malabar 2014 ngày 27 tháng 7 năm 2014: sĩ quan Nhật-Ấn tìm kiếm tàu ngầm trên tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) lớp Arleigh Burke Hải quân Mỹ
Tập trận Malabar 2014 ngày 27 tháng 7 năm 2014: sĩ quan Nhật-Ấn tìm kiếm tàu ngầm trên tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) lớp Arleigh Burke Hải quân Mỹ
Tập trận Malabar 2014 ngày 27 tháng 7 năm 2014: Tàu chiến Mỹ tiến hành tiếp tế
Tập trận Malabar 2014 ngày 27 tháng 7 năm 2014: Tàu chiến Mỹ tiến hành tiếp tế
Đông Bình