Biển Đông chưa phải là nơi thích hợp nhất cho tàu sân bay TQ

19/09/2011 16:27
Đông Bình (Theo Mil)
(GDVN) - Báo Hàn Quốc cho rằng, Biển Đông hoàn toàn không phải là nơi sử dụng tốt nhất cho tàu sân bay TQ trong giai đoạn hiện nay.

Trang mạng quân sự - quốc phòng Hàn Quốc ngày 12/9 đã đăng bài viết phân tích về quan điểm Trung Quốc có thể sẽ xây dựng "hạm đội thứ tư" ở khu vực biển Đông với trung tâm là tàu sân bay.

Bài viết cho rằng, tính khả thi của cách làm này không lớn, bởi mặc dù trong một khoảng thời gian khá dài, biển Đông đã trở thành một trong những khu vực bất ổn nhất, nhưng so với các khu vực điểm nóng khác, nhu cầu thực tế đối với tàu sân bay hoàn toàn không cấp bách, xây dựng hạm đội mới ở đó sẽ đi ngược lại nhu cầu trang bị và thực tế của Trung Quốc.

Trung Quốc cần một khoảng thời gian dài để sử dụng thành thạo tàu sân bay cũng như hình thành hạm đội tàu sân bay
Trung Quốc cần một khoảng thời gian dài để sử dụng thành thạo tàu sân bay cũng như hình thành hạm đội tàu sân bay

Cách làm tương đối khả thi là, trong giai đoạn phát triển ban đầu của tàu sân bay, sẽ xây dựng hạm đội đặc biệt trực thuộc cơ quan chỉ huy quân sự cao nhất, căn cứ vào nhu cầu thực tế, triển khai linh hoạt ở các vùng biển.

Bài báo cho biết, cùng với việc Trung Quốc hoàn thành chạy thử tàu sân bay đầu tiên Thi Lang (Varyag), những tranh cãi về việc Trung Quốc sử dụng tàu sân bay này trong tương lai như thế nào tiếp tục nóng lên.

Gần đây, có quan điểm cho rằng Trung Quốc sẽ thành lập hạm đội thứ tư với trung tâm là tàu sân bay đặt tại Tam Á – Hải Nam, điều này đã gây chú ý đặc biệt. Rõ ràng là, quan điểm này dựa trên cơ sở xung đột giữa Trung Quốc và các nước xung quanh biển Đông ngày càng tăng lên, cộng với việc tàu sân bay chắn chắn sẽ đóng vai trò mang tính quyết định đối với việc giải quyết vấn đề biển Đông.

Nhưng vấn đề ở chỗ, nhu cầu tàu sân bay của khu vực biển Đông vẫn chưa đạt đến mức độ phải xây dựng một hạm đội độc lập. Còn đối với Trung Quốc, quốc gia có “lãnh thổ biển” rộng lớn, xây dựng một hạm đội cơ động độc lập lấy tàu sân bay làm chính, có thể triển khai linh hoạt ở các vùng biển rõ ràng là cách làm tốt hơn.

Không có hòn đảo nào ở biển Đông giúp cho hạm đội tàu sân bay có thể neo đậu lâu dài
Không có hòn đảo nào ở biển Đông giúp cho hạm đội tàu sân bay có thể neo đậu lâu dài
Báo Hàn Quốc cho rằng, mặc dù mâu thuẫn ở khu vực biển Đông xem ra nổi lên, nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải là nơi sử dụng tốt nhất cho tàu sân bay Trung Quốc trong ngắn hạn.

Thực vậy, nếu Trung Quốc trang bị tàu sân bay hạng nặng thực sự sẽ có vai trò then chốt đối với sự thay đổi của tình hình biển Đông, nhưng do chịu sự chi phối bởi điều kiện địa lý thực tế ở biển Đông, đó là một vùng biển rộng, hầu như không hòn đảo nào có thể cung cấp nơi neo đậu lâu dài cho một lực lượng tương đối lớn hoặc một hạm đội quy mô lớn.

Vì vậy, cho dù Trung Quốc trang bị tàu sân bay, nó cũng không thể tiến hành hoạt động tuần tra bình thường như tàu khu trục.

Nói chung, việc chi tiêu đắt đỏ cho tàu sân bay, đối với bất kỳ một nước nào hiện nay, đều là một gánh nặng to lớn.

Trong thời gian dài sắp tới, tàu chiến chủ lực của hải quân Trung Quốc vẫn là tàu nổi như tàu khu trục, còn tàu sân bay chỉ đóng vai trò hỗ trợ
Trong thời gian dài sắp tới, tàu chiến chủ lực của hải quân Trung Quốc vẫn là tàu nổi như tàu khu trục, còn tàu sân bay chỉ đóng vai trò hỗ trợ

Đồng thời, trong một tương lai khá dài, việc sử dụng thành thạo tàu sân bay này sẽ phải trải qua một thời gian tương đối dài. Vì vậy, việc đem triển khai tàu sân bay và biên đội máy bay của nó (khi chưa được huấn luyện thành thục) ở biển Đông, vùng biển có môi trường xung quanh và điều kiện thủy văn rất phức tạp, tuyệt đối không phải là một sự lựa chọn sáng suốt.

Dù sao, đối với quốc gia đang trỗi dậy về tàu sân bay như Trung Quốc, trong giai đoạn đầu phát triển, bất kỳ sự thất bại khá nghiêm trọng nào đều có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch phát triển.

Tuy không thể phủ nhận trong tình hình các điều kiện ngày càng chín muồi, Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay ở khu vực biển Đông, nhưng giai đoạn hiện nay biển Đông hoàn toàn không phải là nơi sử dụng tốt nhất cho tàu sân bay Trung Quốc.

Bài báo cho rằng, về lâu dài, đối với Trung Quốc, tự xây dựng hạm đội thứ tư lấy tàu sân bay làm trung tâm sẽ là con đường tất yếu hình thành sức chiến đấu cho tàu sân bay.

Mặc dù hiện nay tính khả thi xây dựng hạm đội thứ tư lấy tàu sân bay làm trung tâm là không lớn, nhưng biên đội tàu sân bay này (độc lập với biên chế của hải quân hiện nay) được coi là cách tốt nhất tìm cách hình thành sức chiến đấu cho tàu sân bay của Trung Quốc trong thời gian tương đối dài.

Nguyên nhân ở chỗ, theo báo Mỹ, số lượng tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, nhưng tàu chiến chủ lực của Trung Quốc có công nghệ tổng thể không đầy đủ và phương thức sử dụng lạc hậu, làm cho 3 hạm đội hiện có của Trung Quốc trên thực tế đều có nhu cầu sử dụng tàu sân bay, nhưng lại đều không có khả năng sử dụng tàu sân bay.

TQ phải đối mặt rất lớn về vấn đề đào tạo thuyền trưởng và phi công cho tàu sân bay
TQ phải đối mặt rất lớn về vấn đề đào tạo thuyền trưởng và phi công cho tàu sân bay

Mặt khác, so với chế tạo tàu sân bay và máy bay trang bị cho tàu sân bay, vấn đề quan trọng hơn là, Trung Quốc phải đối mặt rất lớn đối với vấn đề đào tạo, huấn luyện các lực lượng đại diện như chỉ huy tàu sân bay và phi công máy bay trang bị cho tàu sân bay.

Vì vậy, với khả năng huấn luyện khá yếu, Trung Quốc rất khó lần lượt đào tạo cho 3 hạm đội này được một lực lượng then chốt cho tàu sân bay có tố chất ngang bằng.

Cách làm tương đối khả thi là, sau khi đào tạo được nguồn nhân lực có tố chất cao hạn chế, sẽ tập trung đưa vào sử dụng, sau khi thời cơ chín muồi, tiếp tục đem nó phân chia cho các hạm đội chủ yếu, tiến hành đào tạo thế hệ thứ hai và thứ ba. Điều này đã trở thành nguyên nhân chính xây dựng hạm đội độc lập với trung tâm là tàu sân bay trong giai đoạn hiện nay.

Khi tiến ra đại dương, hải quân Trung Quốc (gồm tàu sân bay) sẽ đối mặt với các đối thủ khác như hạm đội tàu sân bay của Mỹ
Khi tiến ra đại dương, hải quân Trung Quốc (gồm tàu sân bay) sẽ đối mặt với các đối thủ khác như hạm đội tàu sân bay của Mỹ

Theo báo Hàn Quốc, về vai trò của tàu sân bay trong tương lai, điều cần nhấn mạnh là, trong khoảng thời gian tương đối dài sắp tới, mặc dù Trung Quốc sở hữu tàu sân bay hạng nặng với số lượng nhất định, thì tàu chiến chủ lực của hải quân Trung Quốc vẫn sẽ là tàu nổi như tàu khu trục, và tàu sân bay Trung Quốc sẽ chỉ đảm đương vai trò hỗ trợ. Bên cạnh việc làm quen với sử dụng tàu sân bay, tư duy tác chiến của hải quân Trung Quốc cũng cần trải qua một quá trình thích ứng dài với tàu sân bay.

Mặc dù lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài đã cần có tàu chiến như tàu sân bay để bảo vệ, nhưng để có được hạm đội tàu sân bay hoàn chỉnh thì Trung Quốc chưa có các tàu chiến đồng bộ khác (ở đây không nói đến tính năng kỹ thuật của trang bị cụ thể phải chăng đạt được yêu cầu, mà là trình độ công nghệ phải chăng có thể ứng phó với sự tấn công toàn diện của đối thủ tiềm tàng).

Vì vậy, trong khoảng thời gian dài tương lai, cho dù tàu sân bay có đem lại cho Trung Quốc khả năng tác chiến viễn dương ngày càng mạnh, nhưng phạm vi hoạt động của nó sẽ giới hạn ở phạm vi vùng biển duyên hải.

Như vậy, phương án tương đối khả thi là xây dựng hạm đội đặc biệt trực thuộc lãnh đạo cấp cao nhất, tiến hành huấn luyện bình thường, khi cần thiết có thể tiến hành chi viện cơ động đến các khu vực có liên quan.

Đông Bình (Theo Mil)