Chuyên gia Nga: TQ có thể "thua nhục nhã" nếu đấu súng với Nhật Bản

04/11/2013 09:07
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết so sánh cán cân sức mạnh quân sự Trung-Nhật, dự báo thắng-thua nếu xảy ra xung đột quân sự, có hoặc không có sự can thiệp của Mỹ. Theo đánh giá, trong 1-2 tuần sau khi Mỹ tham chiến, lực lượng hàng không Trung Quốc sẽ cơ bản bị tiêu diệt. Tên lửa hành trình Tomahawk tiến hành tấn công đối với các sân bay của Trung Quốc, tiêu diệt phần lớn trang bị hàng không.
Tàu ngầm Kokyryu số hiệu SS-506 lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy sáng ngày 31 tháng 10 năm 2013
Tàu ngầm Kokyryu số hiệu SS-506 lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy sáng ngày 31 tháng 10 năm 2013

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 11 đăng bài viết nhan đề "Chuyên gia Nga dự đoán chiến tranh Trung-Nhật: Trung Quốc rất có thể bại trận một cách nhục nhã". Sau đây là nguyên văn nội dung bài viết:

Cán cân binh lực hai bên Trung-Nhật

Vasilii Cashin, Chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, chủ biên tờ "Tin vắn quốc phòng Moscow" trả lời phỏng vấn tờ "Quan điểm" cho rằng, về hải quân, Trung Quốc tạm thời còn có ưu thế số lượng mang tính áp đảo, về chất lượng, tạm thời lạc hậu xa so với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Cashin cho rằng: "Vào khoảng năm 2007, người Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu chiến không tồi. Tất cả tàu chiến chế tạo trước đó cơ bản đều không thích hợp; tàu ngầm của họ tương đối nguy hiểm đối với Nhật Bản, nhưng trọng điểm xây dựng ban đầu của Hạm đội Nhật Bản chính là tác chiến chống tàu ngầm, hơn nữa đối tượng là Hải quân Liên Xô.

Tôi từng nghe đến bình luận của chuyên gia Mỹ về chiến tranh trên biển, cho rằng, về kinh nghiệm, thiết bị và phương pháp trong chiến tranh săn ngầm, Hạm đội Nhật Bản thậm chí mạnh hơn Hải quân Mỹ. Thủy thủ tàu ngầm Nhật Bản cũng được huấn luyện chiến đấu trên biển rất tốt.

Tàu ngầm Kokyryu số hiệu SS-506 lớp Soryu thứ 6 của Nhật Bản hạ thủy sáng ngày 31 tháng 10 năm 2013
Tàu ngầm Kokyryu số hiệu SS-506 lớp Soryu thứ 6 của Nhật Bản hạ thủy sáng ngày 31 tháng 10 năm 2013

Tình hình hiện nay của Trung Quốc tương tự Liên Xô vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, bắt đầu xây dựng hạm đội tầm xa quy mô lớn. Nhưng, thứ nhất, cần đột phá vô số vấn đề công nghệ nhỏ trên phương diện này; Thứ hai, TQ sẽ tiến hành đột phá trên các phương diện huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức.

Hải quân Liên Xô trước đây ban đầu cũng là hải quân biển gần, không thể rời xa bờ biển để độc lập hành động, nhưng trong mấy chục năm đã phát triển trở thành hải quân tầm xa. Trung Quốc hiện nay đang ở điểm xuất phát của con đường này.

Điểm xuất phát xây dựng Hải quân Trung Quốc vào thập niên 80 là chiến lược phòng thủ biển gần (duyên hải), tức là một lực lượng hải quân tầm gần, số lượng tàu chiến cỡ lớn rất ít, chủ yếu là thuyền máy và rất nhiều pháo bờ biển.

Sự phát triển thực sự của Hải quân Trung Quốc bắt đầu từ giữa thập niên 90, mãi đến vài năm trước mới có chất lượng, hiệu quả. Nhưng, họ căn bản không thể giúp bản thân xây dựng được tư tưởng và kinh nghiệm tự tin".

Tàu ngầm Kokuyru lớp Soryu thứ 6 Nhật Bản hạ thủy
Tàu ngầm Kokuyru lớp Soryu thứ 6 Nhật Bản hạ thủy

Thượng tá Sivkov, Phó viện trưởng Học viện các vấn đề địa-chính trị Nga đánh giá khá cao năng lực của Hải quân và Không quân Trung Quốc, cho rằng: "Về số lượng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc chiếm ưu thế tương đối lớn so với Nhật Bản.

Trong thời bình, quân số của Quân đội Trung Quốc là 2,5 triệu quân, Nhật Bản khoảng 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh đảo sẽ chủ yếu được triển khai giữa lực lượng hải quân và không quân.

Để tranh đảo, Trung Quốc có thể điều 400-500 máy bay tác chiến, ít nhất 20 tàu ngầm diesel, có thể sẽ sử dụng 3 tàu ngầm hạt nhân. Do đảo Senkaku cách đất liền Trung Quốc không xa, vì vậy còn có thể sử dụng tàu tên lửa và tàu khu trục tên lửa có số lượng tương đối.

Để đối phó Trung Quốc, Nhật Bản có thể sử dụng khoảng 150 máy bay tiêm kích, khoảng 10 tàu ngầm diesel, 5-10 tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ. Biên chế tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ khoảng 1/3 binh lực của Trung Quốc.

Nhưng, lực lượng hàng không của Trung Quốc chủ yếu trang bị máy bay cũ kỹ, ưu thế chất lượng của Nhật Bản sẽ mang tính áp đảo.

Trung Quốc không có máy bay cảnh báo sớm, Nhật Bản có loại máy bay này, có thể bảo đảm năng lực theo dõi trên không và chỉ huy không chiến, từ đó giúp cho lực lượng hàng không tiêm kích Nhật Bản chiếm ưu  thế tương đối lớn.

Tàu ngầm AIP lớp Soryu thứ 6 Nhật Bản
Tàu ngầm AIP lớp Soryu thứ 6 Nhật Bản

Về tổng thể có thể nói, trong lĩnh vực không chiến, thực lực giữa Trung-Nhật ngang sức với nhau, cho dù Trung Quốc chiếm ưu thế số lượng; còn về sức mạnh hải quân, tàu ngầm Trung Quốc có trình độ tương đương trình độ (Hải quân Liên Xô) đầu thập niên 70 về tính năng kỹ chiến thuật và công nghệ sản xuất, tiếng ồn tương đối lớn.

Người Nhật Bản có tàu ngầm tiên tiến hơn, mức độ tiếng ồn nhỏ hơn, có thể triển khai chiến đấu có hiệu quả với tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng, thực lực tàu chiến mặt nước của Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt Nhật Bản, hai bên cơ bản tương đương về số lượng và tầm phóng của vũ khí tên lửa".

Nếu xảy ra chiến tranh

Cashin suy đoán cho rằng, nếu Trung-Nhật nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo, rất có thể sẽ kết thúc với sự thất bại mang tính nhục nhã của Trung Quốc. Ông cho rằng: "Nếu xảy ra giao chiến với lực lượng cơ bản tương đồng, thì Trung Quốc sẽ bị tổn thất nghiêm trọng, hơn nữa chưa chắc có thể gây ra tốt thất tương đương cho người Nhật Bản.

Tàu ngầm AIP Kokuryu
Tàu ngầm AIP Kokuryu

Hiện nay, Nhật Bản có ưu thế quan trọng về trang bị công nghệ, có ưu thế to lớn về huấn luyện nhân viên. Tất cả các hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc đều chưa có kinh nghiệm dùng thử, trình độ huấn luyện nhân viên có vấn đề rất lớn.

Hơn nữa, vũ khí của họ lạc hậu so với Nhật Bản, không thể hoàn toàn thực hiện được tiềm năng của mình. Chiến tranh có thể sẽ kết thúc với sự thất bại mang tính nhục nhã của Trung Quốc, đây sẽ là điều vô cùng đau đớn đối với họ.

Hạm đội Nhật Bản là một lực lượng rất mạnh, cho dù Trung Quốc giành được thành tích to lớn, nhưng muốn đạt tới trình độ của Nhật Bản, trước hết là chiến thuật và huấn luyện nhân viên, cần phải mất rất nhiều thời gian".

Sivkov không đồng ý với dự đoán Nhật Bản sẽ chiến thắng Trung Quốc của Cashin, cho rằng, sự tổn thất của Trung Quốc thực sự sẽ rất lớn, nhưng, người Nhật Bản cũng sẽ bị tổn thất to lớn tương tự.

Ông nói: "Một khi nổ ra xung đột, Trung quốc sẽ áp dụng chiến lược tấn công ở mức độ tương đối lớn, khi đó Nhật Bản sẽ dựa vào phòng thủ. Nếu xảy ra xung đột trực tiếp, Trung Quốc có cơ hội tương đối lớn giành chiến thắng.

Tàu ngầm Kokuryu hạ thủy
Tàu ngầm Kokuryu hạ thủy

Trung Quốc có ưu thế khá lớn về lực lượng tên lửa gọn nhẹ và tàu khu trục tên lửa, có thể hoàn thành nhiệm vụ đánh bại cụm chiến đấu tàu chiến Nhật Bản và đổ bộ lên đảo. Xét tới ưu thế số lượng tương đối lớn của lực lượng hàng không Trung Quốc, và quân dự bị tương đối mạnh, thực lực trên không tổng thể của Trung Quốc vượt Nhật Bản một cấp.

Trình độ huấn luyện của quân nhân Trung Quốc hoàn toàn không thua Nhật Bản, phần nào còn có ưu thế hơn Nhật Bản. Khác với Nhật Bản, Trung Quốc rất tích cực, thường xuyên tổ chức diễn tập. Họ đã đầu tư rất nhiều cho công việc này.

Vì vậy, với trình độ huấn luyện ngang nhau, Trung Quốc có thể hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt cụm chiến đấu hàng không Nhật Bản tại lãnh thổ Nhật Bản, cho dù phải trả giá thương vong rất lớn. Nhưng, chỉ cần có thể hoàn thành nhiệm vụ này, thì có thể hoàn thành nhiệm vụ đoạt lấy quyền kiểm soát trên không khu vực đổ bộ".

Tàu ngầm Kokuryu số hiệu SS-506 Nhật Bản hạ thủy
Tàu ngầm Kokuryu số hiệu SS-506 Nhật Bản hạ thủy

Lực lượng bên thứ ba

Các chuyên gia Nga nhất trí cho rằng, mặc dù Lượng lượng Phòng vệ Nhật Bản không bằng 1/10 Quân đội Trung Quốc về số lượng, nhưng họ có ưu thế to lớn là có thể dựa vào Mỹ - một siêu đồng minh.

Khi Nhật Bản bị xâm lược,  Mỹ có nghĩa vụ căn cứ vào Hiệp ước phòng thủ chung để can dự cuộc xung đột. Nếu Trung Quốc đối đầu với liên quân Mỹ-Nhật, cuối cùng chắc chắn sẽ bị thất bại.

Sivkov cho rằng, bản thân nhân tố Mỹ đã hoàn toàn loại trừ khả năng Trung Quốc phát động chiến dịch quân sự ở đảo Senkaku. Nếu như Trung Quốc xung đột trực diện với hải quân Mỹ-Nhật, cho dù Không quân Trung Quốc có ưu thế số lượng, lực lượng hàng không trên tàu chiến của Hải quân Mỹ và lực lượng hàng không chiến thuật quân Mỹ đóng ở Okinawa vẫn sẽ có yêu cầu số lượng tương đối cao, có thể hoàn thành nhiệm vụ đánh bại lực lượng hàng không tấn công của Trung Quốc và gây ra tổn thất mà họ không thể chịu đựng được.

Không còn nghi ngờ gì nữa, quân Mỹ cũng sẽ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk tiến hành tấn công đối với các sân bay của Trung Quốc, tiêu diệt phần lớn trang bị hàng không của Trung Quốc và cơ sở hạ  tầng. Trong 1-2 tuần sau khi Mỹ tham chiến, lực lượng hàng không Trung Quốc sẽ cơ bản bị tiêu diệt.

Căn cứ Futenma của quân Mỹ tại Nhật Bản
Căn cứ Futenma của quân Mỹ tại Nhật Bản

Chắc chắn, Hải quân Trung Quốc cũng sẽ bị tiêu diệt, bởi vì, tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles có thể thoải mái tấn công Hải quân Trung Quốc. Vũ khí trên tàu chiến Trung Quốc mặc dù tương dối mạnh, nhưng phòng thủ tương đối yếu, vì vậy tàu chiến Trung Quốc sẽ bị tên lửa hành trình của đối thủ (phóng bên ngoài tầm phóng của tên lửa Trung Quốc) tiêu diệt.

Nếu tinh thần của Trung Quốc tăng cao, tiến tới phát triển đến mức xung đột quân sự với Nhật Bản, thì tất cả đều sẽ giới hạn ở xung đột trên biển-trên không quy mô không lớn. Sau đó, Mỹ sẽ răn đe tham chiến, Trung Quốc rất có thể chấm dứt hành động quân sự, chuyển sang sử dụng thủ đoạn kinh tế mạnh.

Nếu không có sự ủng hộ của Mỹ, một khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định đánh chiếm đảo Senkaku mà không sợ phải trả giá, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cơ bản không thể giữ được đảo Senkaku. Trên phương diện này, lực lượng hàng không Trung Quốc sẽ bị tổn thất 150 máy bay, lực lượng hàng không Nhật Bản sẽ bị tổn thất vài chục máy bay.

Nhưng, nếu Mỹ toàn lực tham chiến, Quân đội Trung Quốc sẽ bị đập tan. Cashin cho rằng, Mỹ sẽ không có bất kỳ lập trường rõ ràng nào trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung-Nhật. Nhưng, nếu đã xảy ra sự kiện tấn công Nhật Bản, Mỹ sẽ điều quân can thiệp.

Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Cụm chiến đấu của Mỹ ở khu vực Đông Á gồm có tàu sân bay USS George Washington, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, lực lượng hàng không đóng ở Okinawa và quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc.

Điều này có nghĩa là, Mỹ triển khải rất nhiều lực lượng ở khu vực trực tiếp áp sát đảo tranh chấp, trong đó có cụm chiến đấu tàu sân bay, một khi bị đe dọa xung đột, trong vài tiếng có thể tiến vào khu vực tác chiến tham chiến.

Một khi nổ ra xung đột, cán cân lực lượng không có lợi cho Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc cơ bản không thể xâm phạm Nhật Bản, muốn tạo ra mối đe dọa to lớn cho Nhật Bản, Trung Quốc còn phải đi một con đường dài.

Đông Bình