Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Mỹ cần dứt khoát với Trung Quốc ở Biển Đông

28/10/2015 11:37
Đông Bình
(GDVN) - "Coi Biển Đông là cái ao của Trung Quốc là không thể chấp nhận", hành động của Mỹ "là phương thức quan trọng làm ổn định cục diện, hy vọng nó có hiệu quả".

BBC Anh ngày 28 tháng 10 đưa tin, tại Washington ngày 27 tháng 10, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick cho rằng, Mỹ điều tàu chiến đi vào phạm vi 12 hải đá ngầm Biển Đông cho thấy Mỹ cần bày tỏ lập trường trực tiếp hơn với Trung Quốc.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick

Tại Quỹ Truyền thống - một cơ quan nghiên cứu Mỹ, ông Robert Zoellick nói: "Tôi cho rằng, đây là một ví dụ rất tốt", "cho thấy Mỹ cần dứt khoát (straightforward) với Trung Quốc, nhưng trực tiếp (direct) lại không hiếu chiến (belligerent)".

Cựu quan chức này nói: "Đổi lại lời của tôi, tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh, (các nước) được hưởng lợi ích chung tự do đi lại, cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc".

Ông Robert Zoellick cho rằng, quan điểm coi Biển Đông là "cái ao của Trung Quốc" là không thể chấp nhận. "Không chỉ là do chủ trương lãnh thổ, mà là do vai trò quan trọng của khu vực này đối với tự do đi lại".

Bắt đầu từ năm 2014, các nước Đông Nam Á và Mỹ bắt đầu phê phán Trung Quốc lấn biển, xây đảo ở các đá ngầm trên Biển Đông. Trung Quốc chính thức cho biết, hành động lấn biển, xây đảo là việc trong phạm vi "chủ quyền" của Trung Quốc, còn công trình có tính "dân dụng".

Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

Tháng 9 năm nay, khi đến thăm Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, hai nước Trung Quốc và Mỹ đồng ý tiếp tục duy trì trao đổi mang tính xây dựng về vấn đề Biển Đông.

Còn Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành đi lại, bay qua và hoạt động ở bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép.

Theo ông Robert Zoellick: "Tôi cho rằng, vấn đề Biển Đông hoàn toàn không phải thông qua thảo luận để đạt được tiến triển mang tính xây dựng".

Ông nói, nếu là đảo thuộc quốc gia chủ quyền, Mỹ sẽ đi lại ở ngoài 12 hải lý, nhưng cũng sẽ đi lại trong 12 hải lý của đá ngầm, bởi vì, căn cứ vào quy định của luật pháp quốc tế, đá ngầm không được coi là đảo.

Nhưng, ông Robert Zoellick cũng đồng thời cho rằng, Mỹ hoàn toàn không lựa chọn đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền. "Mỹ hoàn toàn không giữ lập trường, cho biết đảo nào thuộc về ai".

Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN76 Hải quân Mỹ
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN76 Hải quân Mỹ

Đối với có người cho rằng, Mỹ và Trung Quốc đã trở mặt trong vấn đề Biển Đông, theo nhà nghiên cứu lâu năm Richard Bush III - chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á, Viện Brookings: "Tôi không cho rằng đây là trở mặt, tôi cho rằng đây chỉ là một tình huống lên men liên tục".

"Chúng tôi (Mỹ) ý thức rất rõ được mối lo ngại của các nước láng giềng Trung Quốc, cũng là mối lo ngại của các bạn bè chúng tôi đối với tình hình".

Richard Bush III cho rằng, một loạt hành động xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc vào năm 2014 làm cho các đồng minh của Mỹ ở khu vực này cảm thấy lo ngại, "vì vậy, tôi cho rằng, đây là một phương thức quan trọng làm ổn định cục diện, tôi hy vọng nó có thể có hiệu quả". 

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Đông Bình