Hải quân Ấn Độ muốn phát triển vũ khí laser và sóng cực ngắn

12/08/2015 07:11
Việt Dũng (nguồn Tin tức Trung Quốc)
(GDVN) - Chính sách và kế hoạch của Hải quân Ấn Độ đã coi vũ khí năng lượng định hướng là chương trình phát triển dài hạn quan trọng.

Tờ "Tin tức Trung Quốc" Tháng 8 tháng 8 đưa tin, một sĩ quan cao cấp của Hải quân Ấn Độ cho biết, Quân đội Ấn Độ sẽ phát triển và bố trí vũ khí laser năng lượng cao và vũ khí sóng cực ngắn (viba) năng lượng cao để làm thay đổi mô hình chiến đấu tương lai.

Pháo laser được lắp trên tàu chiến USS Ponce Hải quân Mỹ hoạt động trên vịnh Ba Tư
Pháo laser được lắp trên tàu chiến USS Ponce Hải quân Mỹ hoạt động trên vịnh Ba Tư

Vũ khí laser và vũ khí vi ba thuộc vũ khí năng lượng định hướng, có thể phát ra chùm ánh sáng tập trung năng lượng, từ đó gây tổn thương kèm theo nhỏ nhất khi phá hoại mục tiêu.

Vũ khí laser lắp cho tàu chiến có thể phá hoại mục tiêu địch với tốc độ ánh sáng, vũ khí sóng cực ngắn có thể thông qua phương thức nổ điện từ phá hoại thiết bị điện tử và mạng lưới thông tin của địch.

Cho đến nay, mức độ nội địa hóa vũ khí và bộ cảm biến của tàu chiến Ấn Độ chỉ là 35 - 40%. Chính sách và kế hoạch của Hải quân Ấn Độ đã coi vũ khí năng lượng định hướng là chương trình phát triển dài hạn quan trọng.

Năm 2014, Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí laser. Năm 2016, Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu thử nghiệm pháo ray điện ở trên biển, loại pháo này do Công ty BAE Systems Anh phát triển, nó có thể bắn với tốc độ siêu thanh và có thể sát thương. 

Việt Dũng (nguồn Tin tức Trung Quốc)