Học giả Đài Loan: "Sẽ không có nước nào dám tấn công đảo Ba Bình"

26/06/2014 16:22
Bình Nguyên
(GDVN) - Hiện đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) đang do quân đội Đài Loan chiếm đóng (trái phép).
Đảo Ba Bình tại Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
Đảo Ba Bình  tại Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc và Đài Loan xuất hiện thông tin (chưa rõ dụng ý) đề cập khả năng "Việt Nam và Philippines có thể đang tìm cách khống chế và kiểm soát đảo Ba Bình" - hòn đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV).

Bàn về vấn đề này, các chuyên gia quân sự của Đài Loan đã cho biết ý kiến, nhận định rằng "sẽ không có nước nào dám tiến hành các hành động như vậy bởi nó còn liên quan đến quan điểm ngoại giao, áp lực nước lớn bởi Trung Quốc vẫn đang duy trì chính sách, quan điểm "Một Trung Quốc". Nếu nước nào hành động có nghĩa là sẽ đụng độ quan điểm của Trung Quốc"
Hiện đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam _PV) đang do quân đội Đài Loan chiếm đóng (trái phép). Nó được cả Trung Quốc (trái phép), Việt Nam, Đài Loan và Phillippines tuyên bố có chủ quyền (tham vọng của Trung Quốc là chiếm tất cả các đảo, đá trên Biển Đông, chứ không riêng gì hòn đảo đơn lẻ nào ở khu vực.
Trung Quốc cũng từng dụ dỗ Đài Loan với luận điệu kêu gọi "đồng bào Đài Loan nên hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông" nhưng đã bị các nhà lãnh đạo cao nhất của đảo này từ chối thẳng thừng và công khai trên báo chí.
Chang Ching - một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu xã hội chiến lược có trụ sở tại thành phố Đài Bắc cho biết chính quyền Đài Loan đã từng đề nghị đối thoại với các quốc gia liên quan có tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo, toàn bộ quần đảo Trường Sa nhưng không nước nào đáp ứng.
Theo nhà nghiên cứu Chang Chinh, Đài Loan vẫn chưa được các nước công nhận là một quốc gia độc lập nên họ không "có tư cách" đàm phán. Hơn hết, nó liên quan đến quan hệ ngoại giao của các nước này với Trung Quốc, đặc biệt là quan điểm "Một Trung Quốc" mà Bắc Kinh đã tuyên bố.
Vấn đề Biển Đông hiện nay vẫn được cho là đang được bàn bạc ở cơ chế " 5 nước, 6 bên", gần đây nhất có sự tham gia của Indonesia là "6 nước 7 bên". Đài Loan được liệt vào danh sách "bên".
Theo Chang Chinh sở dĩ các bên liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông (Trung Quốc chỉ có tham vọng, cố tạo ra tranh chấp, không giữ nguyên hiện trạng mà đang từng bước thực hiện chiến lược chiếm dần, bẻ từng chiếc đũa, xây dựng công sự kiên cố trên các đảo, đá chiếm được - PV) khước từ các đề nghị của Đài Loan bởi họ chưa dám đụng độ quan điểm của Bắc Kinh, quốc gia có số lượng tài sản quân sự nhiều nhất ở châu Á hiện nay.
Đảo Ba Bình thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa hiện do Đài Loan chiếm đóng trái phép
Đảo Ba Bình thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa hiện do Đài Loan chiếm đóng trái phép

Chính vì vậy mà nhà nghiên cứu này cho rằng sẽ không có hành động quân sự nào có thể diễn ra để khống chế đảo Ba Bình, thậm chí trong tương lai, Trung Quốc cũng khó có thể thực hiện được việc đó nếu không có bất cứ sự đồng ý hay thỏa thuận nào của Hoa Kỳ.

Chang Chinh nhận định rằng mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, nếu xảy ra bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào Ba Bình cũng sẽ là cơ hội tốt để Trung Quốc tận dụng nhằm thu hồi cả đảo Đài Loan nhưng ông lại có ý kiến khác.

Chang Chinh cho hay, nếu Trung Quốc có nhân thời cơ hành động thì cũng chỉ làm tổn thương thêm quan hệ hai bờ (Trung Quốc - Đài Loan) bởi Mỹ cũng không thể không can thiệp (điều mà Bắc Kinh sợ hãi nhất) khi Trung Quốc làm liều.

"Có lẽ đối với Bắc Kinh, bất kỳ thay đổi nào liên quan đến hiện trạng đảo Ba Bình đều sẽ là lựa chọn tiến thoái lưỡng nan đối với Trung Quốc trong việc có quyết định đưa quân đội lên hòn đảo này hay không nếu có chiến sự ở hòn đảo (thuộc chủ quyền của Việt Nam) này".

"Bắc Kinh cũng sẽ gặp khó khăn khi phải lựa chọn liệu nên để Đài Loan tiếp tục kiểm soát (chiếm đóng trái phép-PV) hay không nếu có xung đột xảy ra" - Chang Chinh bình luận.

Bình Nguyên