Học giả Mỹ: Hải quân Trung Quốc không thể bằng Nhật, Hàn, xếp thứ 5

24/01/2013 08:10
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Bài viết đánh giá thực lực hải quân các nước trong khu vực dựa trên "sức mạnh" thực sự và không dựa vào số lượng, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng điều này "quá coi thường Hải quân Trung Quốc".
Năm 2012, theo thống kê chưa đầy đủ, Hải quân Trung Quốc có tổng cộng 22 tàu chiến mặt nước nghỉ hưu, 15 tàu chiến mặt nước lớp 1.000 tấn trở lên hạ thủy, số lượng chế tạo hạ thủy đứng đầu thế giới, trọng tải chế tạo xếp thứ hai trong năm 2012, chỉ sau Hải quân Mỹ. Trong hình là 3 tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn lớp Côn Luân Sơn của Hải quân Trung Quốc.
Năm 2012, theo thống kê chưa đầy đủ, Hải quân Trung Quốc có tổng cộng 22 tàu chiến mặt nước nghỉ hưu, 15 tàu chiến mặt nước lớp 1.000 tấn trở lên hạ thủy, số lượng chế tạo hạ thủy đứng đầu thế giới, trọng tải chế tạo xếp thứ hai trong năm 2012, chỉ sau Hải quân Mỹ. Trong hình là 3 tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn lớp Côn Luân Sơn của Hải quân Trung Quốc.
Mỹ đang chế tạo tàu sân bay lớp Ford thế hệ mới
Mỹ đang chế tạo tàu sân bay lớp Ford thế hệ mới

Tờ “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản vừa có bài viết đăng bảng xếp hạng top 5 nước có thực lực hải quân mạnh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của phó giáo sư Holmes, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, điều bất ngờ là, bảng xếp hạng này thứ tự là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc.

Giáo sư Holmes nói, xếp hạng như vậy không phải lấy số lượng tàu chiến hải quân làm cơ sở, mà là lấy “sức mạnh” thực sự của hải quân - khả năng thực hiện nhiệm vụ do quốc gia trao cho và hoàn thành mục tiêu tác chiến và chiến lược với mức độ như thế nào để làm tiêu chuẩn.

Trong bảng xếp hạng này, Hải quân Hàn Quốc xếp thứ nhất. Bài báo cho rằng, Seoul đang xây dựng một lực lượng hải quân phù hợp với mục tiêu của Hàn Quốc, chẳng hạn đáp trả CHDCND Triều Tiên ở duyên hải, đánh chặn tên lửa mà Bình Nhưỡng có thể phóng tấn công Hàn Quốc.

Hải quân Hàn Quốc trang bị tàu khu trục Aegis, “nửa tàu sân bay” và các tàu chiến tiên tiến khác, làm cho họ có thể cùng hành động với Hải quân Mỹ. Tình hình của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng tương tự như Hải quân Hàn Quốc, nhưng chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản chiếm tỷ lệ GDP chưa vượt quá 1%, nên đã cản trở và hạn chế quy mô và tham vọng của Lực lượng Phòng vệ Biển.

Tàu tấn công đổ bộ Dokdo của Hàn Quốc
Tàu tấn công đổ bộ Dokdo của Hàn Quốc

Trong khi đó, mặc dù Hải quân Mỹ là lực lượng trên biển mạnh nhất thế giới, nhưng tài sản của Hải quân Mỹ phân tán ở khắp nơi trên toàn cầu. Hiện vẫn còn chưa biết Washington có đẩy nhanh các bước tập trung lực lượng hướng tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để phối hợp với chính sách lấy châu Á làm trung tâm của họ hay không.

Hải quân Ấn Độ lại đang chịu sự chi phối bởi việc biên chế chậm chạp các trang bị mới, đồng thời đối mặt với rất nhiều thách thức về tính phối hợp, hậu cần và bảo trì của trang bị.

Nhưng, New Delhi cũng đã kiềm chế trong chính sách ngoại giao, giới hạn tham vọng trên biển của họ. Chỉ cần các nhà lãnh đạo chính trị Ấn Độ có thể hạn chế sự ủng hộ tài chính đối với Hải quân Ấn Độ, “Ấn Độ sẽ có thể trải qua các bước xây dựng hải quân gián đoạn”.

Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Bài báo cuối cùng cho rằng, Hải quân Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển thành một lực lượng trên biển hàng đầu, nhưng Hải quân Trung Quốc thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế.

Hải quân Trung Quốc rất ít sử dụng trang bị trong điều kiện chiến đấu thực tế, điều này khiến cho dư luận không thể phán đoán được tính năng trang bị của họ.

Hơn nữa, muốn bảo vệ được lợi ích của Trung Quốc ở các vùng biển rộng lớn từ Nhật Bản ở phía bắc đến eo biển Malacca ở phía nam thì Hải quân Trung Quốc còn phải đi một con đường dài.

Song, các "quân sư mạng" Trung Quốc đã không đồng tình với quan điểm này, có người cho rằng, bất kể là về chi tiêu quân sự hay về khả năng đều quá coi thường Trung Quốc; có người cho rằng, đặt sức chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản lên trước Hải quân Mỹ thật là viển vông.

Tàu vận tải đổ bộ Trenton của Hải quân Ấn Độ, do Mỹ chế tạo.
Tàu vận tải đổ bộ Trenton của Hải quân Ấn Độ, do Mỹ chế tạo.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)