Khả năng Trung-Mỹ sẽ để xảy ra chiến tranh vì Biển Đông, Hoa Đông?

08/08/2014 15:22
Việt Dũng
(GDVN) - Tuy khả năng xảy ra chiến tranh giữa Trung-Mỹ rất nhỏ, nhưng rất đáng tiếc, khả năng này vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn, đáng chú ý là triển khai binh lực..
Mỹ-Nhật tập trận tàu sân bay (ảnh tư liệu minh họa)
Mỹ-Nhật tập trận tàu sân bay (ảnh tư liệu minh họa)

Mạng tin tức Nga ngày 5 tháng 8 đưa tin, trên cơ sở cuộc khủng hoảng Ukraine, cuộc xung đột quy mô lớn giữa Mỹ-Nga đang như "dầu sôi lửa bỏng", nhưng đến nay còn chưa rõ, sẽ gây ra những tổn thất mang tính toàn cầu nào, hoặc trái lại, người tham gia sẽ đạt được những lợi ích như thế nào.

Đồng thời loại đối lập này có thể đưa ra một số kết luận: Rõ ràng trong các nước bất kể là bị lôi kéo vào sự kiện này như thế nào, người muốn giành chiến thắng lớn nhất hiện nay chỉ có Trung Quốc.

Quốc gia châu Á từng bước chiếm lĩnh tất cả thị trường tiêu thụ mới và phát triển nhanh chóng kinh tế của mình này không nghe theo Mỹ thuyết phục tiến hành trừng phạt, công khai ủng hộ Nga.

Kết quả có thể là tăng cường vị thế nước lớn của Trung Quốc trên sân khấu thế giới. Điều gây hiếu kỳ là, trước khi Crimea sáp nhập vào Nga, khi còn chưa áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào Nga, đã có nhà phân tích phương Tây đã dự đoán tình hình này trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine có thể có lợi cho Trung Quốc.

Khi Nga buộc phải tìm kiếm sự ủng hộ chính trị của Trung Quốc, Trung Quốc trở thành bên chủ đạo trong tình hình nói trên. Tờ "Forbes" đã dự đoán triển vọng quan hệ Trung-Nga tiếp tục phát triển.

Tạp chí này cho rằng, được lợi từ sự đối đầu giữa Nga với phương Tây, khả năng Trung Quốc giành được năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ quân sự của Nga lớn hơn.

Hạm đội liên hợp Hải quân Nhật-Mỹ di chuyển trên biển (ảnh tư liệu minh họa)
Hạm đội liên hợp Hải quân Nhật-Mỹ di chuyển trên biển (ảnh tư liệu minh họa)


Hợp đồng lớn ký kết vào tháng 5 năm 2014 đã chứng minh khả năng hiện thực của tình hình này, khi đó, hãng dầu khí Gazprom Nga đã ký với Trung Quốc hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD trong thời gian 30 năm.

Chủ nghĩa khủng bố sẽ ngăn chặn Trung Quốc

Bài viết cho rằng, đồng thời, đối với tình hình này, Trung Quốc sẽ tùy cơ ứng biến, làm cho Nga vẫn là "trung tâm chiến lược ổn định" và cơ sở tài nguyên thiên nhiên.

Mục tiêu của Trung Quốc là lãnh đạo thế giới, trong khi đó, dưới sức ép trừng phạt của phương Tây, Nga suy yếu hoặc bản thân trở thành một cường quốc thế giới không có lợi cho họ.

Rất nhiều chuyên gia cho rằng, Nga và Trung Quốc sẽ không duy trì liên minh chính trị lâu dài, bởi vì cuối cùng Nga sẽ cho rằng liên minh này quá phiền toái.

Chiến tranh Trung-Mỹ: Hiện thực hay ảo tưởng?

Ngay 14 tháng 6 năm 2013, Mỹ-Nhật tập trận chung: Máy bay vận tải MV-22 Osprey Mỹ hạ cạnh trên tàu sân bay trực thăng Hyuga Nhật Bản
Ngay 14 tháng 6 năm 2013, Mỹ-Nhật tập trận chung: Máy bay vận tải MV-22 Osprey Mỹ hạ cạnh trên tàu sân bay trực thăng Hyuga Nhật Bản

Mỹ hoàn toàn nhận thức được rủi ro khi Trung Quốc chiếm ưu thế trong tình hình phức tạp là có rất nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế nổ ra. Khi tạp chí "The Economist" Mỹ phỏng vấn Tổng thống Mỹ Barack Obama cách đây không lâu, ông Obama nói, phương Tây "cần kiên định" cùng Trung Quốc mở rộng vai trò ảnh hưởng của mình trong nền kinh tế thế giới.

Obama vẫn tìm cách thực hiện chính sách ngăn chặn cứng rắn ở châu Á để ứng phó với sự tăng trưởng về sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc, nhưng mối quan tâm của họ đã bị cuộc khủng hoảng Ukraine thu hút. Song, trong cuộc phỏng vấn, Obama nói quan hệ căng thẳng với Trung Quốc là "có thể kiểm soát".

Ông cảnh báo, phương Tây phải cứng rắn, đặc biệt là ngăn chặn yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì lời kêu gọi đơn giản tuân thủ luật pháp quốc tế không có tác dụng trong tình hình này.

Khi nói đến yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo đá ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông, tạp chí đưa ra kết luận cho rằng, việc bố trí binh lực quốc tế giống với tình hình trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bài viết trên tờ "Nguyệt san Đại Tây Dương" cách đây không lâu đặt câu hỏi, nếu Mỹ buộc phải ủng hộ Nhật Bản đối phó Trung Quốc, sẽ xảy ra chiến tranh hay không?

Mỹ-Nhật tập trận liên hợp đánh chiếm đảo (ảnh tư liệu)
Mỹ-Nhật tập trận liên hợp đánh chiếm đảo (ảnh tư liệu)


Tác giả nhấn mạnh, 2 nước có tình hình tương tự rõ ràng: chủ nghĩa dân tộc mạnh hơn, tranh chấp lãnh thổ nổi cộm, có tổ chức quân sự mạnh nhằm vào kẻ thù chung, hai bên muốn nâng cao thực lực và uy tín về căn bản, nhưng hai bên vẫn có sự khác biệt rõ rệt.

Trong đó có, một khi xảy ra chiến tranh, sự khác biệt giá trị to lớn giữa Trung-Mỹ và mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế sẽ nằm trong mối nguy hiểm hủy diệt mang tính thảm họa, khoảng cách giữa hai nước rất xa, cuối cùng là trên thế giới tồn tại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Bài viết do đó đưa ra kết luận, tuy khả năng xảy ra chiến tranh giữa Trung-Mỹ rất nhỏ, nhưng rất đáng tiếc, khả năng này vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn.

Người tham gia xung đột khác sẽ như thế nào: Khả năng khác nhau

Ngày 10 tháng 12 năm 2010, Mỹ-Nhật tập trận chung trên biển (ảnh minh họa)
Ngày 10 tháng 12 năm 2010, Mỹ-Nhật tập trận chung trên biển (ảnh minh họa)

Tờ "Forbes" tưởng tượng ra một khả năng, đối với những người tham gia khác ngoài Mỹ và Trung Quốc, sự kết thúc xung đột giữa Nga và phương Tây sẽ gây ảnh hưởng gì.

Tác giả bài viết cho rằng, tương lai của Ukraine ở mức độ rất lớn tùy thuộc vào kết quả đấu tranh giữa Mỹ-Nga, Có mấy tình hình như này:

Hoặc Ukraine trở thành quốc gia "dân chủ thực sự" thống nhất dưới sự giúp đỡ của Mỹ và EU, hoặc giải thể/tan rã, khu vực miền đông nước này đi con đường riêng.

Việt Dũng