Lực lượng Phòng vệ Nhật được thực hiện nhiệm vụ trên bộ ở nước ngoài

17/11/2013 09:11
Việt Dũng
(GDVN) - Luật mới cho phép Nhật Bản sử dụng xe để vận chuyển khi thực hiện nhiệm vụ rút kiều dân ở nước ngoài, nhưng phải bảo đảm an toàn.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hỗ trợ quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ tại Iraq.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hỗ trợ quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ tại Iraq.

Ngày 15 tháng 11 năm 2013, Hội nghị toàn thể Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự luật sửa đổi "Luật Lực lượng Phòng vệ" với đa số phiếu, theo đó dự luật này đã trở thành luật. Luật mới cho phép điều Lực lượng Phòng vệ thực hiện nhiệm vụ vận tải trên bộ khi rút kiều bào ở nước ngài.

"Luật Lực lượng Phòng vệ" mới đã mở rộng biện pháp vận chuyển khi thực hiện nhiệm vụ rút kiều dân ở nước ngoài, tăng thêm biện pháp vận chuyển bằng xe, thay vì chỉ sử dụng máy bay và tàu trước đây. Đối tượng vận chuyển cũng được mở rộng từ những người có liên quan đến sự cố đến "thân nhân và các nhân viên có liên quan khác", trong đó gồm có thân nhân, nhân viên các doanh nghiệp và bác sĩ từ Nhật Bản đến khu vực xảy ra sự việc gặp gỡ kiều dân.

Trong sự kiện con tin ở Algeria lấy mỏ dầu khí có sự tham gia của doanh nghiệp Nhật Bản làm mục tiêu tấn công vào tháng 1 năm 2013, Chính phủ Algeria đã dùng xe vận chuyển 10 thi thể người Nhật gặp nạn.

Xe trinh sát phòng chống vũ khí hạt nhân, sinh hóa mới nhất của Lực lượng Phòng vệ.
Xe trinh sát phòng chống vũ khí hạt nhân, sinh hóa mới nhất của Lực lượng Phòng vệ.

Ở Nhật Bản có quan điểm cho rằng, khi tiến hành quản lý khủng hoảng, nếu hạn chế các biện pháp vận chuyển ở nước ngoài của Lực lượng Phòng vệ chỉ bằng đường không và đường biển, có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với việc bảo đảm an toàn của kiều dân và doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài, vì vậy kêu gọi sửa đổi "Luật Lực lượng Phòng vệ".

Liên quan đến vấn đề này, có quan điểm cho rằng, so với máy bay và tàu thuyền, vận chuyển bằng đường bộ sẽ dễ bị khủng bố tấn công. Đối với vấn đề này, khi nghiên cứu dự luật sửa đổi, Ủy ban bảo đảm an ninh Hạ viện Nhật Bản đã thông qua một nghị quyết kèm theo, yêu cầu Chính phủ Nhật Bản tăng cường cơ chế thu thập tin tức tình báo và nghiên cứu biện pháp sử dụng vũ khí thích đáng để đảm bảo an toàn khi vận chuyển.

Luật mới có 2 nội dung mới: Một là quy định khi xảy ra sự cố khẩn cấp ở nước ngoài, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể sử dụng xe vận chuyển người Nhật tại bản địa, trong khi đó theo quy định của luật cũ, đối với sự cố tương tự, Lực  lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ có thể sử dụng máy bay và tàu để vận chuyển, không có vận chuyển đường bộ.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại một căn cứ Lực lượng Phòng vệ ở Djibouti (tháng 8 năm 2013)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại một căn cứ Lực lượng Phòng vệ ở Djibouti (tháng 8 năm 2013)

Hai là đã mở rộng phạm vi đối tượng vận chuyển, ngoài người Nhật và người nước ngoài "cần bảo vệ", đã tăng thêm "người thân và các nhân viên có liên quan khác", trong đó có người thân, nhân viên doanh nghiệp và bác sĩ của Nhật đến gặp các kiều dân tại bản địa. Điều kiện vận chuyển là "tình hình có thể vận chuyển an toàn".

Được biết, về sự kiện con tin đã nói đến ở trên, được biết, vào tháng 1 năm 2013, một phần tử vũ trang đã tấn công mỏ khí đốt ở miền đông Algeria và bắt cóc rất nhiều con tin, khiến cho 38 con tin thiệt mạng, trong đó có 10 người Nhật Bản.

Sự kiện này thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản đệ trình dự luật sửa đổi Luật Lực lượng phòng vệ lên Quốc hội nước này vào tháng 4 năm nay, dự luật bắt đầu được Hội nghị toàn thể Hạ viện Nhật Bản xem xét từ ngày 23 tháng 5. Chính phủ Nhật Bản và đảng cầm quyền đã nỗ lực tranh thủ thông qua luật này và đến nay Luật Lực lượng Phòng vệ mới đã chính thức có hiệu lực.

Theo báo "Quốc tế trực tuyến" Trung Quốc, những năm gần đây, Nhật Bản ngày càng coi trọng lợi ích và sự hiện diện chiến lược của họ ở nước ngoài, dự luật sửa đổi Lực lượng Phòng vệ được thông qua lần này cũng là một phần của việc Nhật Bản không ngừng tăng cường chiến lược tổng thể đối ngoại.

Ngày 13 tháng 11 năm 2013, binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản khởi hành đến Philippines hỗ trợ công tác cứu hộ.
Ngày 13 tháng 11 năm 2013, binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản khởi hành đến Philippines hỗ trợ công tác cứu hộ.
Việt Dũng