Lực lượng Phòng vệ Nhật "lặng lẽ ẩn náu" ở các căn cứ Okinawa quân Mỹ

23/03/2015 07:32
Đông Bình (nguồn Tin tức Trung Quốc)
(GDVN) - Thúc đẩy sử dụng chung các cơ sở của Quân đội Mỹ ở Okinawa đã trở thành chủ trương của Chính phủ Nhật Bản, cũng phù hợp với nhu cầu của Mỹ, đối phó Trung Quốc.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản điều quân đến Mỹ học tập tác chiến đoạt đảo (nguồn mạng sina TQ)
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản điều quân đến Mỹ học tập tác chiến đoạt đảo (nguồn mạng sina TQ)

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 22 tháng 3 dẫn "Tân Hoa kiều báo" - một tờ báo chủ yếu phục vụ cho người Hoa có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản - đưa tin, gần đây, tài liệu nội bộ của Bộ Quốc phòng do nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản Tanida tiết lộ tại Hạ viện đã gây xôn xao các giới. Tài liệu cho biết, để tăng cường sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ ở Okinawa, Nhật Bản bố trí Lực lượng Phòng vệ ở các căn cứ quân Mỹ đóng tại Okinawa, Nhật Bản.

Theo bài báo, đây là do Nhật Bản lấy Trung Quốc làm đối tượng tác chiến, coi các căn cứ quân Mỹ ở Nhật Bản tại tuyến đầu Okinawa là căn cứ địa xuất kích, điều này làm liên tưởng tới lịch sử từ bỏ Okinawa để "phòng vệ lãnh thổ" trong chiến tranh Thái Bình Dương.

Căn cứ vào ý tưởng cụ thể của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, trại Schwaab Quân đội Mỹ nằm ở thành phố Nago, tỉnh Okinawa sẽ bố trí đơn vị chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ; trại Hanson Quân đội Mỹ đóng ở Kin, tỉnh Okinawa sẽ bố trí nơi tiếp tế của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất; kho đạn Kadena Quân đội Mỹ ở Kadena, tỉnh Okinawa dự trữ đạn dược, đồng thời bố trí trạm lính Lực lượng Phòng vệ đứng gác chặt chẽ.

Tài liệu còn tiết lộ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản coi trọng tác chiến liên hợp với lữ đoàn viễn chinh hải quân 31 (31MEU) - lực lượng át chủ bài của Quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản, chuẩn bị để Lực lượng Phòng vệ Mặt đất và nó hợp nhất với nhau. Ngoài ra, đơn vị chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ sẽ còn đóng ở quần đảo Miyako, nơi cách đảo Senkaku gần nhất.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)

Kế hoạch phòng vệ trung hạn do Nhật Bản thông qua vào tháng 12 năm 2013 xác định triển khai "lực lượng giám sát ven bờ" ở Yonaguni của quần đảo Miyako, sau đó lại không nói rõ vị trí điều động cụ thể, lần này tài liệu nội bộ chỉ rõ là Miyako và Ishigaki.

Miyako và Ishigaki lần lượt nằm ở nam và bắc đảo Senkaku, cách đảo Senkaku đều khoảng 170 km, là hòn đảo cách đảo Senkaku gần nhất của Nhật Bản. Theo ý tưởng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, sau khi Lực lượng Phòng vệ triển khai ở hai hòn đảo này, chiếm trước đảo Senkaku chỉ là việc trong vài giờ.

Trong khi đó, một khi xuất hiện phản ứng khẩn cấp của Trung Quốc, bất kể Quân đội Mỹ đóng ở Nhật Bản có hành động hay không, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ẩn náu ở các căn cứ của Quân đội Mỹ đóng ở Nhật Bản có thể huy động toàn bộ lực lượng trong giai đoạn đầu tiên, nhanh chóng chi viện.

Nhật Bản tuyên bố nước cờ này được bài báo thân Trung Quốc này cho là "hiểm ác". Thứ nhất, nếu đảo Senkaku xảy ra "tình trạng khẩn cấp", Lực lượng Phòng vệ liên tục xuất phát từ các căn cứ của quân đồn trú Mỹ, Quân đội Mỹ có hành động hay không đều không thể không dính dáng. Thứ hai, nếu Quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản rút quân khỏi trong thời điểm quan trọng, Lực lượng Phòng vệ sẽ bỏ qua Quân đội Mỹ, tự mình hành động.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)

Bài báo coi điều này (chưa hề xảy ra) vừa để lộ sự “không tin cậy” của Nhật Bản đối với Mỹ, vừa cho thấy Nhật Bản hiện nay đã "được thả dây cương", cái gì cũng dám làm. Trong khi đó, để giảm sức ép của căn cứ do người dân Okinawa phản đối, Mỹ đã áp dụng thái độ "biết thời biết thế" đối với ý tưởng của Nhật Bản.

Ngay từ tháng 7 năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phương án, yêu cầu gia tăng binh lực ở các hòn đảo tây nam, "cộng đồng hóa" các căn cứ Quân đội Mỹ. Tài liệu của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho thấy, tháng 4 cùng năm, hội nghị an ninh có sự tham dự của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật-Mỹ đã đạt nhất trí về cùng huấn luyện, cùng tuần tra, cùng sử dụng căn cứ. Hai bên nhấn mạnh, cần xây dựng "hợp tác phòng vệ động thái" nhất thể hóa quân sự.

Tháng 2 năm 2013, trong văn kiện do chính quyền Shinzo Abe đưa ra cũng đã viết rõ "thúc đẩy và mở rộng hợp tác phòng vệ động thái". Hiện nay, thúc đẩy sử dụng chung các cơ sở của Quân đội Mỹ ở Okinawa đã trở thành đường lối đã định của Chính phủ Nhật Bản.

Nhưng, theo tuyên truyền của bài báo, người dân Okinawa rõ ràng sẽ không đồng ý. Có một giai đoạn lịch sử thê thảm làm cho họ khắc cốt ghi xương đến tận bây giờ. Năm 1945 - giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ tiến công Okinawa. Trong giai đoạn cuối của chiến dịch, sĩ quan chỉ huy Quân đội Nhật Bản thực hiện lệnh của Chính phủ Nhật Bản, yêu cầu người dân địa phương hy sinh vì Tổ quốc, thậm chí tự sát tập thể.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)

Theo thống kê chưa đầy đủ, trước khi Quân đội Mỹ đổ bộ lên Okinawa, người dân Okinawa trong tay Quân đội Nhật Bản lên tới hơn 260.000 người, quy mô thương vong chỉ sau thảm sát Nam Kinh. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản lại chuẩn bị để người dân Okinawa "làm bia đỡ đạn" khi xảy ra xung đột, đương nhiên là người dân nơi đây "trào dâng oán thán" - Đây là tuyên truyền có chủ ý của một bài viết có quan điểm thân Bắc Kinh, phục vụ cho người Hoa. Thực ra, Nhật Bản triển khai các hành động quân sự để bảo vệ các hòn đảo tây nam trước mối đe dọa đến từ Quân đội Trung Quốc - PV.

Bài báo tiếp tục bôi xấu chủ trương của Nhật Bản là có thể biến Okinawa thành chiến trường, bôi xấu chế độ dân chủ của Nhật Bản hiện nay, cho rằng, Lực lượng Phòng vệ nếu triển khai ở các căn cứ của Quân đội Mỹ sẽ là "khởi đầu của một thảm họa mới".

Bài báo dẫn một cựu quan chức của thành phố Nago cho rằng, nếu Lực lượng Phòng vệ triển khai ở các căn cứ của Quân đội Mỹ tại Okinawa thì các căn cứ này sẽ mở rộng, chức năng được tăng cường. Hiện nay, không ít căn cứ quân Mỹ tại Nhật Bản đã bắt đầu huấn luyện từ khoảng 5 giờ sáng, hàng ngày đánh thức người dân xung quanh bằng tiếng súng máy. Cộng với triển khai huấn luyện các loại máy bay chiến đấu, xung quanh các căn cứ của Quân đội Mỹ đã không khác gì với "chiến trường". Do đó, Lực lượng Phòng vệ triển khai thêm ở các căn cứ này sẽ đem lại "gánh nặng lớn hơn".

Theo bài báo, thực ra, ở các khu vực ngoài Okinawa, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bố trí ở các căn cứ của Quân đội Mỹ đã không còn là việc gì mới mẻ. Tháng 3 năm 2012, Bộ Tư lệnh Tổng đội hàng không - trung khu Lực lượng Phòng vệ Trên không - di chuyển tới căn cứ Yokota của Quân đội Mỹ. Bộ Tư lệnh này phụ trách bảo vệ không phận và bắn tên lửa đạn đạo, là cơ quan đầu não của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)

Đồng thời, Nhật-Mỹ cũng đã thiết lập mới "Cơ quan điều chỉnh sử dụng tổng hợp chung" căn cứ phòng thủ tên lửa, tăng cường chia sẻ thông tin và hành động liên hợp. Tháng 3 năm 2013, Bộ Tư lệnh lực lượng phản ứng nhanh trung tâm của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản lại từ căn cứ Quân đội Mỹ ở Okinawa di chuyển toàn bộ tới căn cứ Bộ tư lệnh Lục quân Mỹ đóng tại Nhật Bản.

Lực lượng này có khoảng 4.500 binh sĩ đánh bộ, đã tập hợp tất cả lực lượng tinh nhuệ hầu như có thể điều động trong giai đoạn đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, là lực lượng phản ứng nhanh có tính chất đội dự bị chiến lược, có mệnh danh là "mì chính Lực lượng Phòng vệ".

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bố trí ở các căn cứ quân đồn trú Mỹ vừa có thể học được các kỹ năng và tư tưởng tác chiến tiên tiến từ trong huấn luyện nhất thể hóa Nhật-Mỹ, nâng cao sức chiến đấu, đồng thời cũng có thể qua đây thể hiện với bên ngoài về sự vững chắc của quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, đồng thời căn cứ vào chiến lược của nước này, "cột chặt Mỹ vào chiến xa của mình".

Trong khi đó, Mỹ để cho Lực lượng Phòng vệ bố trí ở các căn cứ của mình vừa có thể giúp cho Chính phủ Nhật Bản lấy đây làm lý do, gia tăng mức độ gây sức ép đối với sự phản đối của người dân, làm dịu sức ép dư luận; hai là có thể giúp cho Chính phủ Nhật Bản bỏ ra thêm tiền bạc, chia sẻ chi phí quân sự khổng lồ. Xem ra, hai bên Nhật-Mỹ đều tự nguyện, đều có nhu cầu với nhau. Nhưng, Mỹ để cho Lực lượng Phòng vệ "có đầy tham vọng" triển khai ở căn cứ Okinawa tuyến đầu thì "không sáng suốt" như vậy - báo thân Bắc Kinh tuyên truyền.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)

Theo bài báo, một khi hòn đảo tranh chấp lân cận xảy ra xung đột lớn, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản điều động từ các căn cứ Quân đội Mỹ sẽ làm cho Mỹ mất hoàn toàn khả năng xoay xở. Hơn nữa, Nhật Bản còn có một tính toán khác: Một khi Quân đội Mỹ rút khỏi Okinawa vào một ngày nào đó thì có thể tiếp quản nhanh chóng những địa bàn này. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng Chính phủ Nhật Bản xoa dịu sự phản đối của người dân, "làm qua quýt" trong việc di dời và xóa bỏ căn cứ.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của tờ "Tân Hoa kiều báo" có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản, tờ báo này chủ yếu phục vụ cho các độc giả người Hoa đang ở Nhật Bản, do đó có nhiều bài viết thân Trung Quốc và không có lợi cho việc triển khai các chính sách an ninh, phòng vệ của Nhật Bản.

Đông Bình (nguồn Tin tức Trung Quốc)