Máy bay ném bom H-20 Trung Quốc có thể ném bom lãnh thổ Mỹ?

23/09/2014 09:00
Việt Dũng
(GDVN) - Các phương án máy bay ném bom mới do Nga và Trung Quốc lựa chọn đều có điểm giống với máy bay ném bom B-2 của Mỹ, tên là PAKDA và H-20.
Phương án máy bay ném bom thế hệ mới của Nga (ảnh tư liệu)
Phương án máy bay ném bom thế hệ mới của Nga (ảnh tư liệu)

Mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 22 tháng 9 đưa tin, trang mạng "Tuần san công nghệ hàng không và không gian" Mỹ ngày 18 tháng 9 có bài viết bàn về tình hình chạy đua nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược tương lai của Nga và Trung Quốc.

Báo Mỹ cho rằng, ngay từ năm 2007 Nga đã tuyên bố có kế hoạch chế tạo máy bay ném bom kiểu mới. Đầu năm 2012 đã chọn 4 phương án trong số 10 phương án thiết kế, chủ yếu lựa chọn bố cục cánh máy bay tương tự như máy bay ném bom B-2 của Mỹ (sớm đã biên chế cho Quân đội Mỹ vào năm 1997).

Năm 2014, Nga tuyên bố bắt đầu khởi động chương trình nghiên cứu phát triển máy bay ném bom thế hệ mới PAKDA (hệ thống hàng không tương lai của lực lượng hàng không tầm xa), máy bay nguyên mẫu có kế hoạch bay thử lần đầu tiên vào năm 2019, thử nghiệm quốc gia sẽ kết thúc vào năm 2023, bắt đầu trang bị cho quân đội từ năm 2023-2025.

Máy bay kiểu mới sẽ là máy bay ném bom tàng hình cận âm, thiết bị động cơ lựa chọn động cơ NK-32 trang bị cho máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 hiện có. Có lẽ, Nga lựa chọn loại động cơ hạng năng kích cỡ lớn này cho thấy, máy bay ném bom kiểu mới do Nga chế tạo có trọng lượng tương đối lớn, hành trình tương đối xa, bởi vì Nga hoàn toàn không liên tiếp sử dụng máy bay tiếp dầu trên không như lực lượng hàng không quân sự của Mỹ.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95SM của Nga (ảnh tư liệu)
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95SM của Nga (ảnh tư liệu)

Năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố cải tạo hiện đại hóa máy bay ném bom chiến lược Tu-160, nâng cấp nó lên thành phiên bản Tu-160M. Trước đó, Quân đội Nga đã đưa ra quyết định tương tự vào năm 2009, cải tạo lực lượng máy bay ném bom chiến lược Tu-95, nâng cấp lên thành phiên bản Tu-95MSM.

Có tin cho rằng, máy bay ném bom Tu-160M và Tu-95MSM bản nâng cấp sẽ trang bị radar mới và hệ thống tác chiến điện tử nhất thể hóa, cùng với thiết bị điện tử hàng không và máy xử lý (được sử dụng cho máy bay ném bom tiền tuyến Su-34).

Báo Mỹ còn tiết lộ, rất rõ ràng, Trung Quốc cũng đang nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược kiểu mới. Nó sẽ là loại máy bay ném bom hạng nặng đầu tiên do Trung Quốc nghiên cứu phát triển. Một số thông tin cho biết, máy bay mới tên là H-20, sẽ nghiên cứu chế tạo thành công vào năm 2025.

Có bài báo cho biết, máy bay ném bom kiểu mới Trung Quốc có thể tấn công lãnh thổ Mỹ. Mô hình máy bay ném bom mới do trang mạng Trung Quốc khoe cũng tương tự máy bay ném bom B-2 của Mỹ.

Ngoài ra còn có tin cho biết, Trung Quốc đồng thời còn đang nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom tầm trung có chiều dài thân máy bay là 25-30 m, nhưng chưa rõ, chương trình này phải chăng có được đang tích cực triển khai hay không.

Chuyên gia Mỹ cho rằng, Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng trên phương diện nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái, vì vậy tương lai có thể sẽ chế tạo phiên bản máy bay không người lái của máy bay ném bom H-20.

Máy bay ném bom tương lai H-20 Trung Quốc do dân mạng vẽ
Máy bay ném bom tương lai H-20 Trung Quốc do dân mạng vẽ

Hiện nay Trung Quốc còn đang tiếp tục sản xuất phiên bản cải tiến H-6K của máy bay ném bom H-6, nó đã lần đầu tiên công khai vào năm 2006, trong khi đó H-6 là phiên bản sao chép Trung Quốc của máy bay ném bom Tu-16 Liên Xô.

Loại máy  bay ném bom này trang bị khoang lái thủy tinh, sử dụng động cơ phản lực công suất lớn D-30KP-2 do Nga chế tạo, thay thế cho động cơ RD-3M của thập niên 50 thế kỷ trước. Tỷ lệ đường rẽ của động cơ D-30 là 2. 24: 1, từ đó làm cho bán kính tác chiến của máy bay ném bom Trung Quốc tăng lên 3.500 km (2.175 dặm Anh).

Để tiếp tục tăng hành trình, Trung Quốc đang nỗ lực tăng số lượng máy bay tiếp dầu trên không IL-78. Tháng 3 - 4 năm nay, Trung Quốc đã nhận được 3 máy bay vận tải quân dụng IL-76MD của Nga, sau đó tại Ukraine cải tạo thành máy bay tiếp dầu IL-78.

Máy bay ném bom tương lai H-20 Trung Quốc do dân mạng vẽ
Máy bay ném bom tương lai H-20 Trung Quốc do dân mạng vẽ
Việt Dũng