Máy bay ném bom Trung Quốc diễn tập ném bom các mục tiêu của Mỹ-Nhật-Đài

04/04/2015 07:32
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
(GDVN) - Số lượng máy bay H-6K của Không quân TQ tăng lên đáng kinh ngạc, ít nhất đã triển khai 2 trung đoàn, được 2 máy bay chiến đấu hạng nặng J-11, J-16 bảo vệ.
Ông Tập Cận Bình - lãnh đạo Trung Quốc đến thăm một sư đoàn máy bay ném bom Không quân Trung Quốc vào đầu năm 2015 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Ông Tập Cận Bình - lãnh đạo Trung Quốc đến thăm một sư đoàn máy bay ném bom Không quân Trung Quốc vào đầu năm 2015 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Trang mạng Sputnik Nga ngày 2 tháng 4 đăng bài viết của chuyên gia Vasilii Cashin thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, máy bay ném bom tầm xa H-6K của Trung Quốc đã triển khai bay theo bầy đàn ở Tây Thái Bình Dương. Mục đích là để diễn tập sử dụng tên lửa hành trình lắp trên máy bay, tiến hành oanh tạc quy mô lớn đối với các mục tiêu quân sự trên đất liền của Mỹ, Nhật Bản.

Theo bài viết, trong một khoảng thời gian đáng kể, Không quân Trung Quốc tăng cường mức độ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương. Nhưng cho đến nay, máy bay chiến đấu chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến thuật. Chẳng hạn, các loại máy bay trinh sát GX hoặc máy bay ném bom H-6G vượt qua eo biển, bay giữa đảo Ryukyu.

Trong khi đó, lần này, Không quân Trung Quốc lại diễn tập bay bầy đàn theo tuyến đường mới đối với máy bay máy bay ném bom H-6K, máy bay Không quân Trung Quốc bay qua eo biển Bashi đến Tây Thái Bình Dương triển khai huấn luyện biển xa. Khác với lực lượng đường không của Hải quân Trung Quốc, đối với Không quân Trung Quốc, hoạt động bay này là điều hiếm thấy. Sử dụng máy bay ném bom cho hoạt động sẵn sàng chiến đấu như vậy có thể có ý nghĩa sâu xa hơn.

Từ phương hướng bay có thể nhìn thấy, những máy bay ném bom này xâm nhập khu vực có thể bắn tên lửa hành trình tấn công Nhật Bản. Khu vực này nằm ở phía đông chuỗi đảo thứ nhất, Không quân Trung Quốc có thể phát động tấn công từ khu vực bố phòng mỏng yếu của Nhật Bản và Đài Loan, tức là phát động tấn công từ hướng đông và hướng nam. Đồng thời, một mục tiêu khác có thể là căn cứ Mỹ, chẳng hạn Guam.

Trung Quốc vừa điều vài máy bay ném bom tầm xa H-6K ra Tây Thái Bình Dương tập trận - đây là lần đầu tiên Trung Quốc làm như vậy (nguồn mạng sina TQ)
Trung Quốc vừa điều vài máy bay ném bom tầm xa H-6K ra Tây Thái Bình Dương tập trận - đây là lần đầu tiên Trung Quốc làm như vậy (nguồn mạng sina TQ)

Cuộc diễn tập này cho thấy, Trung Quốc xây dựng lực lượng máy bay ném bom lắp tên lửa hành trình tầm xa có ý nghĩa quan trọng. Từ những hình ảnh đã biết có thể thấy, số lượng máy bay ném bom H-6K của Không quân Trung Quốc tăng lên với tốc độ kinh ngạc. Ít nhất đã triển khai 2 trung đoàn không quân. Như vậy, Trung Quốc có năng lực sử dụng tên lửa hành trình triển khai tấn công quy mô lớn đối với bất cứ điểm nào ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (mỗi máy bay ném bom có thể mang theo 6 quả tên lửa).

Để triệt tiêu năng lực của máy bay ném bom Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan có thể sử dụng kinh nghiệm Chiến tranh Lạnh ở châu Âu. Khi đó, máy bay ném bom chiến lược Mỹ từng buộc Liên Xô nghiên cứu chế tạo ra máy bay tiêm kích hạng nặng có bán kính lớn. Đồng thời, người Mỹ đã chế tạo ra máy bay chiến đấu F-14 để chống lại máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô.

Có lẽ đồng minh của Mỹ ở khu vực này có thể quan tâm tới việc mua sắm máy bay chiến đấu hạng nặng cự ly xa và máy bay cảnh báo sớm công suất mạnh. Chúng có thể tuần tra trên biển và đánh chặn máy bay ném bom Trung Quốc ở ngoài khu vực bắn của tên lửa.

Hiện nay, do khoảng cách bay không đủ, máy bay chiến đấu F-35 không thể hoàn thành nhiệm vụ này. Nhưng phải biết rằng, Trung Quốc hiện nay đã trang bị các máy bay chiến đấu hạng nặng J-11B và J-16, chúng có khả năng bay cự ly dài và có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên biển. Trong tình hình cần thiết, còn có thể hộ tống bảo vệ cho máy bay ném bom lắp tên lửa.

Hình ảnh này được cho là máy bay chiến đấu J-16 Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)
Hình ảnh này được cho là máy bay chiến đấu J-16 Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)

Theo bài báo, số lượng cụm máy bay tên lửa Trung Quốc tăng lên sẽ làm cho một số nước châu Á phát sinh nhu cầu đối với hệ thống phòng thủ tên lửa, như vậy mới có thể bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở quan trọng. Đồng thời, để hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm và đánh chặn kịp thời máy bay ném bom, nhu cầu đối với máy bay cảnh báo sớm tầm xa cũng sẽ tăng lên.

Trong kho vũ khí của Quân đội Trung Quốc, máy bay H-6K sẽ trở thành công cụ quan trọng và tương đối có ích. Sản xuất dòng máy bay này sẽ làm thay đổi rất lớn cán cân sức mạnh của khu vực này, nâng cao vị thế của Trung Quốc. Theo logic, có thể sẽ còn nghiên cứu chế tạo máy bay tiếp dầu trên không để tiếp tế cho loại máy bay này. Điều này không chỉ có thể mở rộng phạm vi bay của H-6K, mà cồn có thể biến nó thành công cụ có hiệu quả trong ngăn chặn hạt nhân của Trung Quốc.

Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)