Mỹ đang theo dõi chặt chẽ thái độ của TQ trong tranh chấp biển Đông

23/12/2012 07:00
Đông Bình (nguồn mạng Tin tức Quốc phòng, Mỹ)
(GDVN) - Mỹ sẽ triển khai vũ khí trang bị tiên tiến nhất bao quanh Trung Quốc và theo dõi chặt chẽ thái độ, hành động của Trung Quốc trên biển Đông.
Máy bay tấn công liên hợp tàng hình F-35 của Quân đội Mỹ, sẽ được triển khai ở sân bay Iwakuni, Nhật Bản vào năm 2017.
Máy bay tấn công liên hợp tàng hình F-35 của Quân đội Mỹ, sẽ được triển khai ở sân bay Iwakuni, Nhật Bản vào năm 2017.

Tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ vừa đăng bài viết “Mỹ triển khai vũ khí mới nhất ở châu Á-Thái Bình Dương” (U. S. To Deploy Newest Weapons to Asia-Pacific).

Bài viết đã tiết lộ, Mỹ sẽ triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-8, tên lửa hành trình, tàu ngầm lớp Virginia, tàu tuần duyên và máy bay tấn công liên hợp F-35 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ứng phó với sức mạnh quân sự liên tục tăng lên của Trung Quốc, tuyên bố Mỹ đang quan tâm rất cao thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền. Nội dung chính của bài viết như sau:

Ngày 19/12/2012, theo tiết lộ của một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ với hãng AFP, Mỹ có kế hoạch triển khai tàu chiến mới nhất và các vũ khí trang bị công nghệ cao khác tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đây là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ.

Năm 2013, Lầu Năm Góc sẽ triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, tên lửa hành trình, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, tàu tuần duyên và máy bay tấn công liên hợp F-35 tới các căn cứ quân sự và cảng biển ở châu Á. “Khu vực chiến lược Thái Bình Dương sẽ là khu vực trước tiên được triển khai vũ khí trang bị mới nhất”.

Mỹ chuẩn bị triển khai máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-8A Poseidon tại Nhật Bản, thay thế cho máy bay P-3C hiện nay
Mỹ chuẩn bị triển khai máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-8A Poseidon tại Nhật Bản, thay thế cho máy bay P-3C hiện nay

Sau khi kết thúc tác chiến trên bộ 10 năm ở Afghinistan và Iraq, chiến lược quân sự của Lầu Năm Góc nghiêng về châu Á-Thái Bình Dương, ứng phó với sức mạnh quân sự liên tục tăng lên của Trung Quốc và sự quyết đoán, tự tin quá mức của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

Mỹ đã có kế hoạch triển khai hơn một nửa đội tàu hải quân của họ tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đóng luân phiên 4 tàu tuần duyên (tàu chiến đấu duyên hải) mới thích hợp cho tác chiến ven bờ ở Singapore.

Ngày 18/12/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, Mỹ có thể triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đang nghiên cứu phát triển ở sân bay Iwakuni, Nhật Bản vào năm 2017.

Vào tháng 9/2012, Mỹ cũng tuyên bố, Washington đang cung cấp cho Nhật Bản radar sóng ngắn X-band tiên tiến, tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa cho Nhật Bản.

Một số nước đã rơi sâu vào cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đều đang tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ.

Mỹ sẽ theo dõi mọi động thái quân sự và thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông.
Mỹ sẽ theo dõi mọi động thái quân sự và thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông.

Vị quan chức cao cấp Mỹ giấu tên này còn tiết lộ, Chính phủ Mỹ đang quan tâm chặt chẽ chiến lược quân sự mới của Trung Quốc và thái độ trong tranh chấp lãnh thổ của ban lãnh đạo mới Trung Quốc. Ông nói: “Mỹ quan tâm chặt chẽ động thái gần đây ở biển Đông của Bắc Kinh”.

Ông còn đề cập tới một số sự kiện nóng như tỉnh Hải Nam - Trung Quốc đưa ra quy định mới trái phép trên biển Đông, Trung Quốc ban hành hộ chiếu mới gây tranh cãi (hộ chiếu “đường lưỡi bò”)....

Tháng 11/2012, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa ra quy định mới ở biển Đông, cho phép cảnh sát địa phương lên tàu kiểm tra và xua đuổi tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở các vùng biển trên biển Đông mà Trung Quốc tự nghĩ, tự tuyên bố có chủ quyền.

Bắc Kinh đã gây ra sự tức giận và phản đối mạnh mẽ từ các nước láng giềng khi ban hành hộ chiếu mới in hình “đường lưỡi bò”, một trong những thủ đoạn đòi hỏi, khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết biển Đông, xâm phạm cả vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven biển Đông như Việt Nam, Philippines.
Mỹ sẽ đưa 60% đội tàu hải quân đến Thái Bình Dương vào năm 2020. Mỹ-Nhật thường xuyên tiến hành diễn tập liên hợp nhằm tăng cường khả năng tác chiến liên hợp. Trong hình là Mỹ-Nhật diễn tập quân sự liên hợp trên biển Hoa Đông.
Mỹ sẽ đưa 60% đội tàu hải quân đến Thái Bình Dương vào năm 2020. Mỹ-Nhật thường xuyên tiến hành diễn tập liên hợp nhằm tăng cường khả năng tác chiến liên hợp. Trong hình là Mỹ-Nhật diễn tập quân sự liên hợp trên biển Hoa Đông.
Đông Bình (nguồn mạng Tin tức Quốc phòng, Mỹ)