Mỹ không kích tổ chức ISIS Iraq với tâm trạng phức tạp?

10/08/2014 07:46
Việt Dũng
(GDVN) - Tình hình các tổ chức cực đoan Iraq tấn công đang đe dọa lợi ích kinh tế, chiến lược và công dân Mỹ tại Trung Đông, buộc Mỹ phải hành động, nhưng có hạn chế.

Quân đội Mỹ dùng máy bay chiến đấu F/A-18E không kích ISIS

Ngày 9 tháng 8 đưa tin, Lầu Năm Góc Mỹ cho biết, Không quân Mỹ cùng ngày đã triển khai không kích đối với Nhóm khủng bố nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) ở miền bắc Iraq.

 Mục tiêu không kích là trận địa pháo được ISIS dùng để tấn công đơn vị bảo vệ khu vực Kurd, thành phố miền bắc Erbil, Iraq. Đây là lần đầu tiên Quân đội Mỹ tiến hành hành động quân sự ở Iraq sau khi rút khỏi Iraq vào năm 2011.

Ngày 8 tháng 8 năm 2014, một chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay USS George Bush CVN 77, Hải quân Mỹ ở vùng Vịnh tiến hành không kích tổ chức cực đoan ISIS Iraq
Ngày 8 tháng 8 năm 2014, một chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay USS George Bush CVN 77, Hải quân Mỹ ở vùng Vịnh tiến hành không kích tổ chức cực đoan ISIS Iraq

Ngoài ra, Cơ quan hàng không Liên bang Mỹ ngày 8 tháng 8 thông báo, do xung đột vũ trang Iraq đã trở nên "nguy hiểm tiềm tàng", nên tất cả các máy bay chở khách hàng không dân dụng Mỹ bị cấm đi vào không phận Iraq vô điều kiện.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, thiếu tướng hải quân John Kirby cho biết, Không quân Mỹ đã sử dụng 2 máy bay chiến đấu F/A-18E để ném 2 quả bom dẫn đường laser 500 pound (227 kg) xuống khu vực Erbil, thủ phủ Khu tự trị người Kurd, miền bắc Iraq. Hành động này nhằm yểm trợ cho người Kurd bảo vệ Erbil, một khẩu pháo di động của tổ chức cực đoan đã bị tấn công. Đồng thời, ông cho biết, ở thành phố Erbil có rất nhiều người Mỹ.

Từ tuần trước, ít nhất có 40.000 người dân Iraq bị tổ chức ISIS bao vây ở khu vực miền núi Sinjar, cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng đã được cả thế giới quan tâm. Tối ngày 7 tháng 8, Quân đội Mỹ đã lần đầu tiên thả vật tư như nước và đồ ăn xuống khu vực này. Tổng thống Mỹ Obama trao quyền cho Quân đội Mỹ có thể phát động không kích “định điểm” bất cứ lúc nào để giải cứu dân thường.

Đối với chiến lược Iraq mới nhất, thành viên hai đảng của Mỹ đều bày tỏ ủng hộ. Hai Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã ra một tuyên bố chung cho rằng, quyết định của ông Obama là tốt, nhưng còn chưa đủ. Họ cho rằng, Mỹ cần đưa ra một chiến lược toàn diện, làm suy yếu lực lượng vũ trang "Nhà nước Hồi giáo".

Sau khi ông Obama trao quyền, Bộ tư lệnh Trung tâm của Quân đội Mỹ tối cùng ngày đã điều động 1 máy bay vận tải C-17 và 2 máy bay vận tải C-130, cùng điều động 72 bọc vật tư ứng phó khẩn cấp tới khu vực Sinjar. Một quan chức cấp cao Quân đội Mỹ cho biết, những vật tư này gồm 5.300 ga-lông nước và hơn 8.000 suất đồ ăn nhanh, dự kiến có thể đáp ứng nhu cầu sống thời gian ngắn của 8.000 người.

Người dân tộc thiểu số Yazidi của Iraq gần đây bị tàn sát
Người dân tộc thiểu số Yazidi của Iraq gần đây bị tàn sát

Ngoài ra, 2 máy bay chiến đấu F/A-18S còn hộ tống cho nhiệm vụ thả dù lần này.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh, Mỹ sẽ không điều lực lượng mặt đất, cũng sẽ không để Mỹ tiếp tục một cuộc chiến Iraq, lực lượng tác chiến của Mỹ sẽ không quay trở lại Iraq tác chiến.

Nhà nghiên cứu Lưu Nguyệt Cầm, Viện nghiên cứu Tây Á-châu Phi, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Mỹ hoàn toàn không muốn rơi sâu vào cuộc nội chiến Iraq, một là nội bộ Mỹ còn lo cho mình chưa xong, hai là nội bộ chính quyền Iraq không hoàn toàn đoàn kết.

Nhà nghiên cứu Lý Quốc Phú, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc thì cho rằng, Mỹ tiến hành không kích đối với Iraq, một mặt là lợi ích của người Mỹ đã bị đe dọa, người Mỹ phải bảo vệ nhân viên sứ quán và chuyên gia của họ. Hai là ISIS muốn tiến hành "thanh trừng lớn", dân tộc thiểu số của Iraq tránh ở trên núi, Mỹ ngăn chặn để cuộc thanh trừng này xảy ra.

Theo Lý Quốc Phú, Tổng thống Obama cũng cho biết, trong tình hình này của Iraq, Mỹ không thể ngồi yên, cần phát huy vai trò lãnh đạo, cùng đồng minh và cộng đồng quốc tế ngăn chặn sự tàn sát quy mô lớn.

Theo bài báo, gần 40.000 người Iraq buộc phải trốn vào núi Sinjar ở tây bắc Iraq, nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ bị ISIS tàn sát. Trong số đó, hầu hết là người Yazidi, dân tộc thiểu số của Iraq. Trong 1 tuần qua, đã có ít nhất 500 người Yazidi bị giết, trong đó có hơn 40 trẻ em.

Người Yazidi là một dân tộc lâu đời nhất của Iraq, có khoảng 700.000 người trên thế giới, nhưng trong đó 600.000 người sống ở khu vực Sinjar, miền bắc Iraq.

Dân tộc này nhiều năm qua chịu khổ và ép buộc, nhưng đã luôn giữ lấy tôn giáo của họ, tôn giáo này đã dung hòa giữa tín ngưỡng với Cơ Đốc giáo và Đạo Hồi, nhưng 3 loại tín ngưỡng-tôn giáo này hoàn toàn không giống nhau. Từ lâu tôn giáo của người Yazidi bị rất nhiều người Hồi giáo cho là tà giáo, họ cũng bị coi là "người sùng bái ma quỷ".

Ngày 8 tháng 8 năm 2014, máy bay chiến đấu F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay USS George Bush CVN 77 tiến hành không kích tổ chức cực đoan ISIS Iraq
Ngày 8 tháng 8 năm 2014, máy bay chiến đấu F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay USS George Bush CVN 77 tiến hành không kích tổ chức cực đoan ISIS Iraq

Trong lịch sử, người Yazidi đã nhiều lần bị tàn sát. Vào thế kỷ 18 và 19, trong thời gian đế quốc Othman thống trị, người Yazidi đã 72 lần bị tàn sát hủy diệt chủng tộc quy mô lớn. Năm 2007 có một vụ nổ đã làm cho gần 800 người Yazidi thiệt mạng.

Trong thời gian tổ chức Al Qaeda thống trị Iraq, cũng coi người Yazidi là tín đồ dị giáo, đồng thời ngầm đồng ý hoặc ủng hộ loại tàn sát có tính kỳ thị này. Theo thống kê, đã có 70.000 người Yazidi trốn khỏi Iraq. Xuất phát từ nỗi lo sợ, trong vài năm qua, người Yazidi đã hủy bỏ nghi lễ tôn giáo hàng năm.

Người phát ngôn Cơ quan các vấn đề nhân đạo Liên hợp quốc cho biết, trong một ngày qua đã có vài nghìn người bị bao vây ở Sinjar được cứu, nhưng phần lớn những người bị bao vây ở trong núi cần gấp thức ăn, nước, lều vải và dược phẩm. Trước khi Mỹ thả dù vật tư, rất nhiều người đã bắt đầu mất nước, ít nhất 40 trẻ em tử vong.

Không kích định điểm sẽ làm cho ISIS khiếp sợ: Bài báo dẫn bình luận viên Nhạc Cương cho rằng, Mỹ tiến hành không kích là do tình hình ép buộc, mục đích là tấn công thế hung hăng gia tăng của ISIS, ngăn chặn tình hình Iraq sụp đổ, đồng thời thông qua tấn công chính xác, tiến hành "chém đầu" những tên đầu sỏ của tổ chức khủng bố.

Theo Nhạc Cương, hiện nay ISIS đã phát triển đến mức "duyệt binh thành lập nước", có một lực lượng với quy mô khả quan, về khách quan có mục tiêu tấn công. Ngoài ra, ISIS đã giành lấy đập nước và mỏ dầu Mosul, đó có thể là mục tiêu định điểm của không kích, Quân đội Mỹ có thể điều máy bay chiến đấu tiến hành tấn công chính xác. Mỹ đưa ra quyết định này là có thể thấy hiệu quả, phát động không kích rất có lợi cho tiếp tục nắm lấy quyền chủ đạo Iraq.

"Không kích định điểm chủ yếu còn để ngăn chặn sự hung hăng của ISIS, tiến hành 'chém đầu' những tên đầu sỏ của tổ chức khủng bố. Tiến hành tấn công chính xác đối với các mục tiêu chủ yếu như mỏ dầu và đập lớn" - Nhạc Cương nói. "Do được dẫn đường chính xác, sai số rất nhỏ, có thể tấn công những tên đầu sỏ đối phương ở giữa mục tiêu có giá trị cao, có thể phát huy tác dụng này".

Ngày 8 tháng 8 năm 2014, nhân viên vũ trang người Kurd Iraq giữ một trận địa cách Erbil 40 km về phía tây
Ngày 8 tháng 8 năm 2014, nhân viên vũ trang người Kurd Iraq giữ một trận địa cách Erbil 40 km về phía tây

Chi phí quân sự cho không kích không đáng kể

Theo bài báo, mục tiêu quân sự của ISIS có đặc điểm phổ biến có giá trị thấp, nên Quân đội Mỹ không cần thiết phải điều máy bay chiến đấu tiên tiến. Dù sao, cho dù là máy bay chiến đấu F/A-18E/F thì chi phí mỗi lần điều động cũng tính bằng đơn vị "100.000 USD", trong khi Mỹ đang chịu sức ép về chi tiêu quân sự.

Theo Nhạc Cương: "Hiện nay, Mỹ rất tiết kiệm trong vấn đề chi tiêu quân sự, phương thức hành động cũng rất tiết kiệm. Điều cố vấn quân sự giống như huấn luyện viên đội bóng, phía Iraq phải trả lương cho cố vấn. Quân đội Mỹ sẽ không đầu tư thêm cho vấn đề này".

Ngoài ra, bán 5.000 quả tên lửa cho Iraq là thu nhập ròng. Còn việc không kích thì lựa chọn những mục tiêu có giá trị cao và được định vị tốt, như hành động "chém đầu", tiến hành cuộc chiến như vậy sẽ không tốn kém lắm.

"Máy bay chiến đấu F-15, F-16 bay một giờ, lượng dầu tiêu hao và hao mòn máy móc khoảng 15.000 - 19.000 USD, một quả bom tốn vài trăm nghìn USD. Chi tiêu quân sự không lớn lắm, không ngừng bán vũ khí cho Iraq còn có thể kiếm tiền" - Nhạc Cương đánh giá.

Chiến thuật: Phối hợp máy bay có người lái và không người lái tăng khả năng răn đe

Nhạc Cương cho rằng, Mỹ rất có thể áp dụng phương thức kết hợp tác chiến giữa máy bay không người lái và máy bay có người lái trong chiến dịch. Mỹ hầu như sẽ không sử dụng lại các chiến dịch mặt đất, hiện nay ISIS không đáng để Quân đội Mỹ điều lực lượng mặt đất tiến hành tấn công.

Nhạc Cương phân tích: "Máy bay không người lái chỉ có thể mang theo khoảng 200 kg tên lửa Hellfire. Máy bay chiến đấu dòng F có thể mang theo 500 pound (245 kg) bom". "Hiện nay, hỏa lực phòng không của ISIS tương đối yếu, máy bay chiến đấu có tác dụng răn đe đối với ISIS".

Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama

Mỹ không kích trong trạng thái tâm lý phức tạp?

Tân Hoa xã ngày 9 tháng 8 cũng có bài phân tích cho rằng, do sức ép tấn công của tổ chức cực đoan, Mỹ lựa chọn sử dụng vũ lực một cách tương đối “không tình nguyện”. Do thiếu sự phối hợp của quân đội đối tác và đồng minh, không kích sẽ khó làm xoay chuyển tình hình tổng thể của Iraq và làm cho chính sách Trung Đông của Mỹ bị nghi ngờ lớn hơn.

Từ tháng 6 năm 2014 trở đi, các tổ chức cực đoan đã lần lượt chiếm đóng miền bắc, miền tây và miền đông Iraq, khiến cho tình hình an ninh Iraq xấu đi nhanh chóng. 

Do các nhân tố tôn giáo và giáo phái phức tạp của cuộc khủng hoảng Iraq, Mỹ luôn không muốn can thiệp sâu vào tình hình này, tránh bị coi là đứng về một bên trong xung đột giáo phái, đồng thời tránh can thiệp tùy tiện để lại bị rơi sâu vào vũng bùn chiến tranh.

Nhưng, mấy ngày gần đây, các tổ chức cực đoan tiếp tục áp sát thành phố miền bắc Erbil, Iraq, nơi Mỹ đặt lãnh sự quán và có nhân viên cố vấn Quân đội Mỹ, lợi ích của Mỹ lập tức bị đe dọa rất lớn, hơn nữa cuộc khủng hoảng nhân đạo vô cùng cấp bách.

Với sức ép đó, Mỹ đã lựa chọn biện pháp quân sự để hóa giải cuộc khủng hoảng. Chuyên gia quân sự Pavel, Viện Đại Tây Dương, Mỹ cho rằng, tuy chính quyền Obama luôn rất thận trọng trong vấn đề tấn công quân sự, nhưng sự thay đổi của tình hình đã đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, từ đó làm cho sự thận trọng này bị thách thức.

Theo bài báo, trải qua cuộc chiến tranh Iraq kéo dài, người dân Mỹ đã không còn mặn mà với chiến tranh, nay Tổng thống Mỹ tiếp tục lựa chọn biện pháp quân sự “chắc chắn sẽ bị phản ứng”. Ngày 7 tháng 8, Tổng thống Mỹ Obama đã giải thích cho quyết định quân sự của ông, rằng phương án quân sự này là “có hạn”, mục đích là bảo vệ lợi ích của Mỹ và hóa giải khủng hoảng nhân đạo, nhấn mạnh không điều lực lượng mặt đất đến Iraq, tránh bị sa lầy trong chiến tranh.

Máy bay chiến đấu F/A-18 Hải quân Mỹ
Máy bay chiến đấu F/A-18 Hải quân Mỹ

Nhưng dư luận Mỹ có quan điểm cho rằng, tình hình phức tạp của Trung Đông có thể làm cho phương án này bị “chệch hướng”, gây hậu quả khôn lường, chính quyền Obama cần chuẩn bị đầy đủ. Những câu hỏi của báo chí về thời hạn kết thúc, mục tiêu của hành động quân sự - trước mắt và cuối cùng… đã được đặt ra.

Người phát ngôn Nhà Trắng Ernest ngày 8 tháng 8 cho hay, Tổng thống Obama vẫn chưa đặt ra thời gian kết thúc không kích cụ thể, Mỹ sẽ đưa ra quyết định dựa vào tình hình thực tế. Chủ tịch Hạ viện Mỹ bày tỏ “ngạc nhiên” về việc chính quyền Obama thiếu kế hoạch lâu dài chỉ đạo chiến dịch quân sự, cho rằng, Obama cần có một phương án chiến lược Iraq lâu dài, được thực hiện dưới sự ủng hộ của người dân và Quốc hội.

Theo cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ White, do Obama đã loại trừ khả năng triển khai lực lượng mặt đất, Quân đội Mỹ cần có sự phối hợp của lực lượng an ninh Iraq mới có thể đạt được mục tiêu ngăn chặn tổ chức cực đoan, nếu không ném nhiều bom hơn cũng rất khó đạt được hiệu quả quân sự rõ rệt.

White cho rằng, hiệu quả của hành động quân sự phần lớn phụ thuộc vào Mỹ có thể liên kết với các nước khác ở khu vực Trung Đông cùng đối phó với các phần tử vũ trang cực đoan hay không. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là 2 lực lượng kiềm chế quan trọng nhất hiện nay của cuộc khủng hoảng Iraq, hai nước đều không muốn nhìn thất dân tị nạn Iraq ồ ạt tràn sang, nhưng hiện nay, do Quân đội Mỹ đã hành động, 2 nước này đều vui vẻ duy trì thái độ mong đợi.

Theo tờ “Thời báo New York”, sau khi đưa ra quyết định không kích, nhiệm vụ tiếp theo của Obama là xây dựng phương án chiến lược có sự tham gia của Liên đoàn Ả rập và Liên hợp quốc, “hiện nay mới là sự khởi đầu”.

Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet Hải quân Mỹ không kích Iraq
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet Hải quân Mỹ không kích Iraq

Liên hợp quốc họp khẩn, Anh không có kế hoạch tham chiến

Ngày 7 tháng 8, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức tham vấn khẩn cấp về tình hình Iraq và tuyên bố, lên án mạnh mẽ hành động bức hại của tổ chức cực đoan đối với những người dân không khuất phục ý thức hệ của họ và tín đồ tôn giáo thiểu số. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 7 tháng 8 cũng bày tỏ kinh ngạc, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Anh cho biết, họ đang khởi thảo một dự thảo nghị quyết của Hội đồng bảo an để ứng phó với mối đe dọa ISIS, đề nghị áp dụng một số biện pháp để hạn chế nguồn tài chính của ISIS, tấn công các hoạt động tuyển mộ của lực lượng này, bao gồm đưa các lãnh đạo của tổ chức này vào danh sách trừng phạt chống khủng bố.

Dư luận châu Âu như Áo, Đức cho rằng, không có sự can thiệp quân sự của Mỹ thì thảm họa ở Iraq khó chấm dứt, nhưng đặt vấn đề là sự can thiệp này ở mức độ nào. Mức độ can thiệp hiện nay là không đủ, sức mạnh của Mỹ đã ngày càng yếu đi.

Tờ “Business Week” Mỹ lo ngại, Mỹ rất có thể lại rơi vào một cuộc xung đột quân sự dài hơn, đắt giá hơn. Chính quyền Obama không nên có ảo tưởng với tình trạng của Mỹ hiện nay, kinh nghiệm lịch sử cho thấy, nguyện vọng tốt thường rơi vào chiến tranh.

Ngày 8 tháng 8, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết, tình hình Iraq đáng kinh ngạc và rất đáng quan tâm, hoan nghênh Tổng thống Mỹ Obama trao quyền cho Quân đội Mỹ tiến hành không kích tổ chức vũ trang cực đoan tôn giáo ISIS khi cần thiết. Nhưng, người phát ngôn phố Downing ngày 10 tháng 8 cho biết: “Chúng tôi không dự định can thiệp quân sự (tình hình Iraq)”.

Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet Hải quân Mỹ không kích Iraq
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet Hải quân Mỹ không kích Iraq

Năm 2003, Anh đã theo Mỹ xuất quân tấn công Iraq, lật đổ chính quyền Saddam Hussein. Năm 2011, các nước Anh, Mỹ, Pháp can thiệp quân sự vào Libya, lật đổ chính quyền Meyer Gaddafi.

Theo phân tích của tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc, trước đây Mỹ không hành động và nay lại hành động là vì lợi ích của Mỹ quyết định. Do các tổ chức cực đoan liên tiếp tấn công các khu vực chiến lược không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của Mỹ ở Trung Đông, mà còn làm cho chính giới Mỹ phê phán chính sách Trung Đông của chính quyền Obama không có hiệu quả. Dưới sức ép song song đó, Obama cuối cùng đã không thể ngồi yên.

Theo bài báo, không kích là một biện pháp quân sự “trị phần ngọn, chứ không trị phần gốc”, không kích không thể giải quyết căn bản vấn đề an ninh của Iraq. Hành động quân sự lần này có thể giành hiệu quả nhất thời, nhưng khó kéo dài. Lấy bạo lực đáp trả bạo lực chỉ có thể làm gia tăng bạo lực, gieo hạt giống hận thù, chỉ có dân thường là chịu thiệt.

Phương pháp căn bản thoát khỏi khó khăn của Iraq là tìm được con đường hòa giải giữa các phe phái chính trị ở Iraq gồm phái Shia, phái Sunni và người Kurd. Chỉ có tìm được con đường mà các bên đều có thể chấp nhận được, có thể thực hiện cân bằng lợi ích thì mới có thể giúp Iraq thực sự hướng tới hòa bình.

“Thời báo Hoàn Cầu” cho rằng, Tổng thống Mỹ Obama quyết định sử dụng vũ lực đối với ISIS có thể giành được sự ủng hộ của người dân và có được sự đồng tình của cộng đồng quốc tế, có thể gọi là “một mũi tên trúng hai đích”. Nhưng, tổ chức cực đoan ISIS có thể không vì Mỹ không kích mà giảm hoạt động, lúc đó Obama sẽ đối mặt với “tiến thoái lưỡng nan”.

Đó là, ông không thể từ bỏ cam kết không xuất quân tới Iraq, nhưng cũng không thể để tình hình bất ổn ngày càng gay gắt ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ, từ đó gây ra phản ứng mạnh mẽ hơn từ người dân, giúp cho Đảng Cộng hòa nắm được “thóp”. Điều quan tâm của Obama hiện nay là giữ được khi kết thúc nhiệm kỳ, chứ không phải thực sự muốn giải quyết hoặc có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng Iraq.

Khu vực màu đỏ là khu vực hành động quân sự của tổ chức ISIS Iraq
Khu vực màu đỏ là khu vực hành động quân sự của tổ chức ISIS Iraq
Việt Dũng