Mỹ muốn thúc đẩy đối tác châu Á hợp lực ngăn cản Trung Quốc ở Biển Đông

29/05/2015 06:38
Đông Bình (nguồn Reuters)
(GDVN) - Mỹ công bố video để Biển Đông thành chủ đề Shangri-La, các đối tác trong ASEAN cần tự đưa ra vấn đề, để 4 năm nữa thì ván đã đóng thuyền.
Hình ảnh Trung Quốc xây dựng phi pháp ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do máy bay tuần tra săn ngầm Quân đội Mỹ chụp được (nguồn Reuters Anh)
Hình ảnh Trung Quốc xây dựng phi pháp ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do máy bay tuần tra săn ngầm Quân đội Mỹ chụp được (nguồn Reuters Anh)

Hãng tin Reuters Anh ngày 28 tháng 5 đưa tin, Mỹ công bố video về hoạt động xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông và cho biết đang cân nhắc áp dụng nhiều hành động trên biển cứng rắn hơn, qua đó cho thấy Mỹ sẽ áp dụng lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông và muốn thúc đẩy các đối tác châu Á áp dụng nhiều hành động hơn.

Tuần trước, Mỹ đã công bố video Trung Quốc lấn biển, tôn tạo và tiến hành xây dựng đường băng và cảng ở Biển Đông. Các hành động này của Chính phủ Trung Quốc đều bất hợp pháp và vô dụng - PV.

Việc công bố này của Mỹ có lợi cho bảo đảm vấn đề này trở thành chủ đề chính của Đối thoại Shangri-La bắt đầu từ thứ Sáu, ngày 29 tháng 5. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và quan chức cấp cao Quân đội Trung Quốc (Phó Tổng tham mưu trưởng Tôn Kiến Quốc) đều sẽ tham dự.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La 2015
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La 2015

Mỹ thúc đẩy tái cân bằng sức mạnh quân sự ở châu Á có một phần nhằm ngăn chặn Trung Quốc, hy vọng các nước Đông Nam Á áp dụng lập trường thống nhất hơn để phản đối hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho rằng: "Những nước này cần tự mình đưa ra vấn đề này", đồng thời cho biết, để Mỹ đi đầu thách thức Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông e rằng phản tác dụng.

Quan chức này cho biết, nhiều đối tác hơn hơn, bao gồm trong ASEAN, cần nhanh chóng áp dụng hành động thống nhất hơn, bởi vì "nếu tiếp tục đợi 4 năm, chắc chắn ván đã đóng thuyền".

Các chuyên gia không hề cho rằng ở cấp độ ASEAN sẽ nhanh chóng áp dụng được hành động liên hợp trong vấn đề Biển Đông. "Điều này hoàn toàn là ảo tưởng" - chuyên gia Biển Đông Ian Storey của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói.

Tại Đối thoại Shangri-La từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 2015, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc sẽ tuyên truyền chính sách "hòa bình, nước lớn" và biện hộ về hoạt động phi pháp ở Biển Đông của Trung Quốc
Tại Đối thoại Shangri-La từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 2015, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc sẽ tuyên truyền chính sách "hòa bình, nước lớn" và biện hộ về hoạt động phi pháp ở Biển Đông của Trung Quốc

Nhưng, giữa một số nước tăng cường hợp tác là điều có khả năng. Quân đội Nhật Bản đang cân nhắc cùng Mỹ tiến hành tuần tra trên biển và trên không ở Biển Đông.

Nhật Bản và Philippines dự tính sẽ khởi động đàm phán thỏa thuận khung chuyển nhượng công nghệ và trang bị quốc phòng, đồng thời tiến hành đàm phán về thỏa thuận tư cách cán bộ quân sự Nhật Bản thăm Philippines nhằm tăng cường huấn luyện và diễn tập liên hợp.

Đông Bình (nguồn Reuters)