Mỹ nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6 ứng phó Trung Quốc

09/01/2014 10:11
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ, Nga đều tập trung cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và máy bay ném bom mới, còn Trung Quốc cho bay thử máy bay vận tải Y-20, trực thăng Z-20...
Phương án máy bay chiến đấu chuyên dụng hải quân thế hệ thứ sáu mới nhất của hãng Boeing Mỹ
Phương án máy bay chiến đấu chuyên dụng hải quân thế hệ thứ sáu mới nhất của hãng Boeing Mỹ

Năm 2013, không quân các nước trên thế giới đã đạt được rất nhiều tiến triển quan trọng trong các lĩnh vực như máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay bảo đảm chi viện, máy bay tác chiến không người lái, máy bay khái niệm mới và hệ thống trên máy bay.

Trên phương diện công nghệ hàng không quân dụng, Mỹ tiếp tục duy trì vị thế dẫn trước, vẫn đứng đầu thế giới về đổi mới công nghệ và nghiên cứu phát triển loại máy bay mới, Trung Quốc năm 2013 liên tục cho bay thử và thử nghiệm nhiều loại máy bay quân dụng, số lượng bay thử đứng đầu thế giới, xu thế phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra, Nga và EU thông qua nghiên cứu chế tạo kiểu loại mới bảo vệ vị thế nước lớn hàng không của mình. Năm 2013, máy bay không người lái, máy bay đặc chủng và máy bay ném bom thế hệ tiếp theo trở thành tiêu điểm nghiên cứu phát triển máy bay hàng không của 3 nước Trung Quốc, Mỹ, Nga, hướng đi trong nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến lược mới gây chú ý.

Năm 2013, Trung Quốc đứng đầu trong phát triển máy bay hàng không quân dụng thế giới, theo đánh giá của tờ "Jane's Defense Weekly" Anh, trong tương lai, mức đầu tư, sản lượng và giá trị sản xuất của Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay hàng không dân dụng sẽ chỉ đứng sau Mỹ.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ

Tờ "Jane's Defense Weekly" cho rằng, năm 2013, Trung Quốc đã tiếp nhận máy bay chiến đấu và máy bay tấn công nhiều nhất thế giới, số lượng và quy mô máy bay chiến đấu của Trung Quốc tuy đang thu hẹp, nhưng chất lượng đang tăng lên, hiện nay, số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của Trung Quốc đã vượt Nga, đứng thứ hai thế giới.

Theo bài báo, đội máy bay vận tải Trung Quốc lạc hậu hơn rất nhiều so với Mỹ, không gian phát triển trong tương lai rất lớn, tổng lượng nhu cầu đứng đầu thế giới.

Trung Quốc, Mỹ, Nga tiếp tục theo đuổi trang bị máy bay chiến đấu tiên tiến và phát triển công nghệ

Năm 2013, chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc, F-35 của Mỹ và T-50 của Nga tiếp tục đạt được tiến triển rõ rệt. Đồng thời, Trung Quốc và Mỹ theo kế hoạch đang tích cực tìm kiếm công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Năm 2013, hoạt động thử nghiệm, sản xuất và trang bị của chương trình F-35 có tiến triển tốt đẹp. Trung tuần tháng 3, lô 3 máy bay F-35A đầu tiên đến Trung tâm không chiến Không quân Mỹ, đánh dấu chính thức bắt đầu kế hoạch thử nghiệm và đánh giá tác chiến của F-35A; đến trung tuần tháng 3, đã có 58 máy bay F-35 phiên bản sản xuất được bàn giao cho Quân đội Mỹ, trong đó có 24 chiếc F-35A.

Hạ tuần tháng 6, chiếc máy bay F-35C đầu tiên phiên bản trang bị cho tàu sân bay đã bàn giao cho Hải quân Mỹ. Đến cuối tháng 9, kế hoạch thử nghiệm chương trình F-35 đã hoàn thành tổng cộng 10.077 giờ bay, bay 6.492 lượt chiếc, trong đó hơn 1 nửa số lượng là hoàn thành trong 11 tháng qua.

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga

Về phía Nga, tháng 1, máy bay nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Không quân Nga lần đầu tiên bay xa, khoảng cách bay lần này đạt 7.000 km, đã mang theo hầu như tất cả các thiết bị điện tử vô tuyến điện và hệ thống quan sát, ngắm chuẩn, là một đột phá quan trọng về công nghệ bay thử của máy bay này.

Nga có kế hoạch vào năm 2013 hoàn thành thử nghiệm ban đầu máy bay T-50, bắt đầu dùng thử máy bay; năm 2014 bắt đầu kế hoạch thử nghiệm quốc gia T-50, trong đó, năm 2015 hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ giai đoạn thứ nhất; dự kiến năm 2016 bắt đầu sản xuất hàng loạt và bàn giao máy bay.

Cuối tháng 10, chiếc máy bay nguyên mẫu T-50 thứ năm đã hoàn thành bay thử lần đầu tiên 1 giờ tại Amur; thử nghiệm động cơ mới giai đoạn đầu tiên đã và đang tiến hành. Từ khi T-50 bay thử lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2010 đến nay, trong thử nghiệm 3 năm, máy bay nguyên mẫu này đã hoàn thành trên 450 lượt bay.

Về tìm tòi công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, đầu tháng 4, Công ty Boeing đã công bố phương án cải tiến mới nhất thiết kế khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Hải quân Mỹ F/A-XX; phương án mới áp dụng thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình 2 động cơ không đuôi để đáp ứng khả năng có thể lựa chọn giữa có người lái và không có người lái theo yêu cầu của Hải quân Mỹ; điểm kỳ lạ lớn nhất của nó là đã áp dụng bố cục cánh mũi.

Ngân sách năm tài khóa 2014 được trình vào đầu tháng 4 của Cơ quan nghiên cứu và phát triển công nghệ cấp cao (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ đã bố trí 2 khoản tổng cộng 10 triệu USD để nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, trong khi năm 2013 chỉ cấp 5 triệu USD; chương trình có tên là "Thống trị trên không thế hệ tiếp theo" (NGAD), sẽ định nghĩa vùng đe đọa và khoảng cách năng lực trong khuôn khổ năm 2020-2050; đồng thời tìm tòi nghiên cứu một số khái niệm và công nghệ mới.

Chương trình máy bay ném bom mới LRS-B Mỹ (ý tưởng)
Chương trình máy bay ném bom mới LRS-B Mỹ (ý tưởng)

Mỹ, Nga tích cực thúc đẩy chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom mới

Tháng 10 năm 2013, Công ty Boeing Mỹ và Công ty Lockheed Martin tuyên bố, họ sẽ hợp tác đầu tư chương trình "Máy bay ném bom tấn công tầm xa" (LRS-B) của Không quân Mỹ. Một khi có được chương trình này, Công ty Boeing sẽ là nhà thầu chính, còn Công ty Lockheed Martin sẽ là đối tác hàng đầu của Công ty Boeing. Đối thủ cạnh tranh của Công ty Boeing và Công ty Lockheed Martin trong chương trình LRS-B dự kiến sẽ là Công ty Northrop Grumman, nhà chế tạo máy bay ném bom tàng hình B-2.

Tháng 3, báo chí Nga dẫn thông tin do quan chức Không quân Nga tiết lộ cho biết, Không quân Nga đã lựa chọn một phương án bố cục cánh bay cận âm của Cục thiết kế Tupolev cho chương trình PAK DA máy bay ném bom tầm xa mới của họ; trong tranh thầu thiết kế máy bay ném bom triển khai vào năm 2012, có nhiều cục thiết kế tham gia, tổng cộng đã cung cấp nhiều phương án; phương án bố cục cánh bay có thể giúp cho tính năng tàng hình tốt nhất và đặc điểm hồng ngoại nhỏ nhất.

Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 Trung Quốc
Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 Trung Quốc

Y-20, Lợi Kiếm, Z-20 lần lượt xuất hiện

14 giờ chiều ngày 26 tháng 1 năm 2013, máy bay vận tải Y-20 Trung Quốc tiến hành bay thử lần đầu tiên tại một căn cứ không quân ở Diêm Lương. Việc bay thử lần đầu tiên của Y-20 đánh dấu một sự đột phá quan trọng của công nghiệp hàng không Trung Quốc, Trung Quốc đã chế tạo được máy bay vận tải cỡ lớn, là một cột mốc trong xây dựng "không quân chiến lược" của Không quân Trung Quốc.

Ngày 16 tháng 12 năm 2013, chiếc máy bay mẫu thứ hai của máy bay vận quân dụng cỡ lớn mới Y-20 Trung Quốc đã bay thử lần đầu tiên tại một trung tâm bay thử ở khu vực phía tây Trung Quốc.

Chiều ngày 21 tháng 11 năm 2013, trên mạng đã xuất hiện hình ảnh bay thử lần đầu tiên của máy bay tấn công tác chiến không người lái tàng hình do Trung Quốc tự sản xuất. Loại máy bay tấn công tác chiến không người lái này tên là Lợi Kiếm, do Viện nghiên cứu thiết kế máy bay Thẩm Dương-Công nghiệp hàng không Trung Quốc thiết kế, Công ty Hồng Đô chế tạo. Những người được xem cho rằng, máy bay này cất cánh vào lúc 13 giờ 00 phút chiều ngày 21, hạ cánh thuận lợi vào lúc 13 giờ 17 phút.

Năm 2013, máy bay trực thăng thông dụng hạng trung lớp 10 tấn Z-20 đã tiến hành bay thử ở sân bay miền bắc đông bắc, báo hiệu nó sẽ trở thành chủ lực của trang bị máy bay trực thăng thông dụng tương lai Trung Quốc, từ đó thực sự giúp cho Lục quân Trung Quốc "mọc thêm cánh", đồng thời có thể phát triển thành các phiên bản như trang bị cho tàu sân bay.

Máy bay trực thăng thông dụng hạng trung Z-20 Trung Quốc vừa bay thử
Máy bay trực thăng thông dụng hạng trung Z-20 Trung Quốc vừa bay thử
Đông Bình