Mỹ tập trung nghiên cứu để quân đội tồn tại sau thảm họa hạt nhân

23/02/2013 09:13
Việt Dũng
(GDVN) - Đây là quyết định đưa ra sau khi Mỹ nhận ra những tác động ảnh hưởng khôn lường từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản.
Năm 2011, Nhật Bản xảy ra động đất, sóng thần đã gây ra thảm họa Fukushima (nhà máy điện hạt nhân)
Năm 2011, Nhật Bản xảy ra động đất, sóng thần đã gây ra thảm họa Fukushima (nhà máy điện hạt nhân)

Trang mạng tạp chí “Wired” Mỹ vừa cho biết, Cơ quan các chương trình nghiên cứu cấp cao (DARPA) Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang bắt tay vào một chương trình, giúp quân Mỹ sống sót được sau thảm họa hạt nhân, kế hoạch này sẽ giúp cho loài người chống lại bức xạ hạt nhân và ảnh hưởng của bụi hạt nhân đối với sức khỏe con người.

Bài viết cho rằng, nếu bạn cận kề một thảm họa hạt nhân, chẳng hạn vụ nổ hạt nhân hoặc lò phản ứng hạt nhân xảy ra sự cố, bạn rất có thể sẽ chết và sẽ chết một cách rất khó chịu.

Theo bài báo, DARPA vốn không nghiên cứu phương án phòng chống có liên quan, nhưng sự cố lò phản ứng hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản năm 2011 đã làm cho các nhà nghiên cứu bắt đầu xem xét đến vấn đề này.

Trải qua một thời gian chuẩn bị, gần đây, DARPA đã công bố một bản trưng cầu để tìm hiểu các ý kiến, quan điểm, phương pháp và biện pháp, ủng hộ “một chương trình mới của DARPA”, chương trình này có thể chữa trị bệnh tật cho những người bị ảnh hưởng bởi bức xạ hạt nhân.

Tạp chí “Wired” cho rằng, DARPA đang tập trung quan tâm vào chương trình sống sót hạt nhân của họ ở 3 lĩnh vực nghiên cứu. Thứ nhất là “dự phòng/ngăn ngừa” và chữa trị sau khi “phơi nhiễm”, điều này có thể làm mất hiệu lực bức xạ trước khi nó gây ra một loạt thương tổn tế bào.

Bom nguyên tử/hạt nhân
Bom nguyên tử/hạt nhân

Thứ hai là làm thế nào sống sót dưới hiệu ứng lâu dài của vụ nổ hạt nhân và làm dịu tình trạng bệnh tật trong đó có bệnh ung thư, điều này đủ để chứng minh DARPA dự định “cách ly” đối với bệnh ung thư do bức xạ vụ nổ hạt nhân gây ra,.

Thứ ba là lý giải tốt hơn ảnh hưởng của bức xạ hạt nhân đối với cơ thể con người, đồng thời tiến hành mô hình hóa từ cấp độ phân tử tới tính toàn thể, tìm kiếm phương pháp làm giảm tổn thương tế bào và phục hồi gen.

Bài báo cho rằng, một lĩnh vực đặc biệt được DARPA quan tâm là, mỗi nhân tố của bức xạ hạt nhân sẽ gây ảnh hưởng như thế nào và “mô tả động lực học tổn thương DNA, phản ứng tổn thương DNA, chức năng truyền tín hiệu và phục hồi DNA”.

Tên lửa hạt nhân xuyên lục địa DF-31A Trung Quốc
Tên lửa hạt nhân xuyên lục địa DF-31A Trung Quốc
Việt Dũng