Nga, Trung Quốc (SCO) sẽ tăng cường tấn công “khủng bố mạng”

11/04/2012 07:18
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Công nghệ thông tin đem lại lợi ích to lớn cho loài người, nhưng lại đang ngày càng biến thành vũ khí lợi hại của các phần tử khủng bố, đe dọa an ninh.
Hội nghị Thư ký hội nghị an ninh lần 6 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Thủ đô Tajikistan năm 2011.
Hội nghị Thư ký hội nghị an ninh lần 6 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Thủ đô Tajikistan năm 2011.

Hội nghị lần thứ 7 Thư ký hội nghị an ninh các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ được tổ chức vào ngày 12/4.

Phóng viên tờ “Thời báo Tinh Hoa” (jinghua.cn) nhận được tin từ Bộ Công an Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn tới, SCO sẽ tăng cường hợp tác tấn công chủ nghĩa khủng bố mạng, mở rộng phạm vi chủ thể hợp tác an ninh thực thi pháp luật, răn đe và tấn công “Ba thế lực” (gồm chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan) và các loại tội phạm, ngăn chặn khu vực Trung Á xảy ra bất ổn.

Ngăn chặn bất ổn ở khu vực Trung Á

Được biết, đến nay, SCO đã trải qua quá trình phát triển 10 năm, năm nay Trung Quốc sẽ làm nước chủ tịch luân phiên, thúc đẩy và tổ chức một loạt hoạt động quan trọng.

Ngày 12/4/2012, Hội nghị lần thứ 7 Thư ký hội nghị an ninh các nước thành viên SCO sẽ tổ chức tại Bắc Kinh, các vấn đề như tình hình an ninh khu vực, tăng cường đi sâu hợp tác trên lĩnh vực an ninh của SCO sẽ trở thành trọng điểm thảo luận của hội nghị lần này.

Trung Quốc tham gia tập trận "Sứ mệnh Hòa bình-2007" của SCO.
Trung Quốc tham gia tập trận "Sứ mệnh Hòa bình-2007" của SCO.

Tin cho biết, trong giai đoạn tiếp theo, trọng điểm lĩnh vực an ninh thực thi pháp luật của SCO vẫn là tiếp tục kiên trì nguyên tắc hợp tác an ninh SCO minh bạch, cởi mở, không nhằm vào bên thứ ba, xây dựng cơ chế hợp tác an ninh kiện toàn, tiếp tục hoàn thiện xây dựng nền tảng pháp lý, tăng cường hợp tác tấn công chủ nghĩa khủng bố mạng, răn đe và tấn công “Ba thế lực” và các loại tội phạm, ngăn chặn xảy ra bất ổn ở khu vực Trung Á.

Khủng bố mạng trở thành mối đe dọa mới

Được biết, chủ nghĩa khủng bố mạng là chỉ một số tổ chức hoặc cá nhân sử dụng mạng và lấy mạng làm mục tiêu tấn công, thực hiện hành vi của hoạt động khủng bố, là kết quả mở rộng sang lĩnh vực công nghệ thông tin của chủ nghĩa khủng bố.

Cùng với sự phát triển của “mạng hóa” thông tin toàn cầu, chủ nghĩa khủng bố mạng với khả năng phá hoại đáng kinh ngạc đang trở thành mối đe dọa mới của thế giới.

Dựa vào mạng, các phần tử khủng bố không chỉ lấy công nghệ thông tin làm vũ khí tấn công phá hoại, mà còn tuyển mộ trên mạng và thông qua mạng để tiến hành quản lý, chỉ huy và liên lạc.

Theo Tân Hoa xã, các tổ chức khủng bố như “The Eastern Turkistan Islamic Movement” từng đưa ra tuyên bố trên Internet, kích động các phần tử cực đoan và khủng bố bên trong lãnh thổ Trung Quốc tiến hành hoạt động khủng bố đối với Chính phủ Trung Quốc.

Nhân vật cốt cán chủ yếu của tổ chức "The Eastern Turkistan Islamic Movement sinh ngày 9/7/1982, có quốc tịch Trung Quốc, văn hóa trình độ cấp 3.
Nhân vật cốt cán chủ yếu của tổ chức "The Eastern Turkistan Islamic Movement sinh ngày 9/7/1982, có quốc tịch Trung Quốc, văn hóa trình độ cấp 3.

Hạ tuần tháng 8/2011, nhân vật cốt cán của “The Eastern Turkistan Islamic Movement” Nuermaimaiti Maimaitimin (đọc âm Hán) dùng thân phận là chỉ huy của “The Eastern Turkistan Islamic Movement” đưa ra tuyên bố bằng lời văn và video trên Internet, tuyên bố rằng tổ chức hoạt động khủng bố “The Eastern Turkistan Islamic Movement” sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong tất cả các hoạt động khủng bố ở bên trong lãnh thổ Trung Quốc.

Tăng cường hợp tác chống khủng bố quốc tế

Hiện nay, hợp tác thiết thực giữa các thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) có xu thế đa dạng hóa.

Trao đổi thông tin tình báo chặt chẽ hơn, thông qua các hình thức như gặp gỡ định kỳ, tổ chức hội thảo, giao lưu, cùng nghiên cứu đánh giá, nhận định tình hình, đưa ra các biện pháp cụ thể, đề phòng có hiệu quả việc xảy ra các vụ bạo lực và khủng bố.

Hội nghị các nhà lãnh đạo ngành Biên phòng lần đầu tiên tổ chức vào năm 2011 đã đưa ra các biện pháp cụ thể và phương hướng hợp tác sau này đối với việc ngăn chặn sự thâm nhập của “Ba thế lực” ở khu vực biên giới, đã đặt nền tảng vững chắc cho việc ngăn chặn sự lan tràn xuyên biên giới của các tình huống xấu.

Sa bàn cỡ lớn phục vụ diễn tập quân sự.
Sa bàn cỡ lớn phục vụ diễn tập quân sự.

SCO trước và sau đã xây dựng mối liên hệ hợp tác chống khủng bố và triển khai hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể, ASEAN.

Tin cho biết, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hiện có 6 thành viên là Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Tổng diện tích của các nước thành viên chiếm khoảng 3/5 diện tích đại lục Âu-Á; tổng dân số của các nước thành viên khoảng 1,5 tỷ người.

Nhiệm vụ chủ yếu của Hội nghị Thư ký hội nghị an ninh các nước thành viên SCO là phân tích tình hình an ninh khu vực; phối hợp sự hợp tác giữa các nước thành viên trên các phương diện như tấn công “Ba thế lực”, buôn bán ma túy, giao dịch vũ khí bất hợp pháp, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Chiến xa BMD2 của Lực lượng nhảy dù Nga tham gia diễn tập chống khủng bố của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải năm 2007.
Chiến xa BMD2 của Lực lượng nhảy dù Nga tham gia diễn tập chống khủng bố của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải năm 2007.

Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)