Nga: Trung Quốc đứng thứ 3 về số lượng xuất khẩu máy bay quân sự

27/02/2012 07:17
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)
(GDVN) - Kết quả xuất khẩu máy bay chiến đấu của Trung Quốc chủ yếu là cung cấp máy bay JF-17 cho Pakistan.

Một bản báo cáo đánh giá mới nhất được tiết lộ ngày 21/2 của Trung tâm Phân tích Mua bán Vũ khí Thế giới Nga cho biết, trong bảng xếp hạng các nước lớn xuất khẩu máy bay chiến đấu kiểu mới trên thế giới từ năm 2008-2015, Nga đứng đầu về chỉ tiêu số lượng, với 369 chiếc, tổng trị giá 16,54 tỷ USD; Mỹ đứng đầu về chỉ tiêu kim ngạch, với 324 chiếc, tổng trị giá 28,96 tỷ USD.

Trung Quốc đứng thứ 3 về số lượng, doanh thu đứng thứ 5, với 179 chiếc, tổng trị giá 3,37 tỷ USD.

Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga.
Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga.

Báo cáo Nga cho biết, trong bảng xếp hạng các nước lớn xuất khẩu máy bay chiến đấu thế giới từ năm 2008-2015, Nga đứng đầu về chỉ tiêu số lượng, nhưng lại đứng vị trí thứ hai về doanh thu, với tổng cộng 36,8 chiếc, trị giá 16,5 tỷ USD. 4 năm trước (2008-2011) Nga đã xuất khẩu 198 máy bay chiến đấu, tổng kim ngạch là 8,33 tỷ USD. Trong 4 năm tới (2012-2015), đơn đặt hàng cung ứng trực tiếp là 171 chiếc, tổng kim ngạch là 8,21 tỷ USD.

Về chỉ tiêu số lượng, Nga đứng đầu. Nhưng, về chỉ tiêu kim ngạch đã mặc cả xong thì đều không bằng Mỹ, đành phải đứng thứ hai.

Sau năm 2016, muốn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu xuất khẩu, Nga phải ký được hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu mới. Nhưng, nhìn vào hợp đồng đã ký hiện nay và ý định cung cấp trực tiếp đạt được, Nga chưa chắc có thể giữ vị trí dẫn đầu.

Máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo.
Máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo.

Từ năm 2016 trở đi, số lượng xuất khẩu máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ sẽ tăng lên đáng kể. Kỳ hạn cung ứng những hoạt động đấu thầu mua máy bay chiến đấu khối lượng lớn mà Nga không thể tham gia cũng đúng vào sau năm 2016, như việc đấu thầu của không quân các nước Hàn Quốc, Đan Mạch, UAE, Brazil, Kuwait.

Nga tuy sẽ tham gia đấu thầu mua sắm của Không quân Malaysia, nhưng cuối cùng có trúng thầu hay không vẫn còn chưa biết. Ngoài ra, Serbia, Bulgaria, Croatia, Philippinese và một số nước khác cũng sẽ xác định kết quả đấu thầu mua sắm.

Việc cung ứng ban đầu máy bay Rafale Pháp cho Không quân Ấn Độ sẽ bắt đầu vào năm 2015, từ năm 2016 nhịp độ cung cấp sẽ nhanh hơn. Trong 2-3 năm tới, Nga cần tích cực ký kết hợp đồng, duy trì vị thế dẫn đầu về xuất khẩu máy bay chiến đấu.

Nhìn về tổng thể, nếu thực hiện đúng hạn hợp đồng hiện nay và các dự án đấu thầu, trong 4 năm tới, tổng kim ngạch tiêu thụ máy bay chiến đấu của thế giới là 548 chiếc, tổng trị giá 35,77 tỷ USD, so với quy mô xuất khẩu của 4 năm trước (520 chiếc, trị giá 30,18 tỷ USD), số lượng xuất khẩu máy bay chiến đấu mới sẽ tăng thêm 5,38%, doanh thu tăng 18,52%.

Còn về nhu cầu bình quân máy bay chiến đấu đa chức năng hiện đại trên thị trường quốc tế trong 4 năm trước là 130 chiếc/năm, trong 4 năm tới dự kiến sẽ tăng lên 137 chiếc/năm.

Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.

Báo cáo của Trung tâm Nga cho rằng, trong bảng xếp hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu thế giới từ năm 2008-2015, Mỹ đứng số 2 về số lượng, nhưng lại đứng số 1 về doanh thu, với 324 máy bay, tổng trị giá 28,96 tỷ USD. 4 năm trước, Mỹ xuất khẩu được 185 máy bay, trị giá 14,65 tỷ USD.

Căn cứ vào hợp đồng và ý định hiện nay, lượng cung cấp 4 năm tới của Mỹ là 139 chiếc, trị giá là 14,31 tỷ USD. Như vậy, trong 4 năm tới, quy mô xuất khẩu máy báy chiến đấu của Mỹ sẽ giảm xuống, chủ yếu là do sự chậm trễ thời gian sản xuất máy bay chiến đấu F-35 Lightning, thời hạn mua bị trì hoãn. Mặc dù vậy, Mỹ hiện vẫn có đơn đặt hàng xuất khẩu máy bay chiến đấu lớn nhất sau năm 2016.

Trung tâm Nga cho biết, trong bảng xếp hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu thế giới từ năm 2008-2015, Trung Quốc sẽ đứng thứ 3 về chỉ tiêu số lượng, đứng thứ 5 về doanh thu.

Thành quả xuất khẩu máy bay chiến đấu của Trung Quốc chủ yếu là do cung cấp máy bay chiến đấu JF-17 cho Pakistan, tổng cộng 178 chiếc, trị giá 3,37 tỷ USD. 4 năm trước, Trung Quốc đã bàn giao cho Không quân Pakistan 67 chiếc, trị giá 1,29 tỷ USD.

4 năm tới, lượng cung ứng sẽ tăng lên rõ rệt, khoảng 112 chiếc, trị giá 2,1 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng doanh thu xuất khẩu máy bay chiến đấu thời gian 8 năm, Trung Quốc không địch nổi Mỹ, Nga, Anh và Thụy Điển, chỉ đứng thứ 5.

Pakistan mua máy bay chiến đấu JF-17 của Trung Quốc.
Pakistan mua máy bay chiến đấu JF-17 của Trung Quốc.

Về chỉ tiêu số lượng của bảng xếp hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu trong 8 năm, Anh xếp thứ 4, tổng cộng 95 máy bay, trị giá 10,32 tỷ USD.

4 năm trước, đơn đặt hàng của Anh là cấp giấy phép cho Ấn Độ sản xuất máy bay Jaguar, và bắt đầu cung cấp máy bay chiến đấu EF-2000 Typhoon cho Saudi Arabia và Áo, tổng cộng 47 chiếc, trị giá 4,41 tỷ USD. 4 năm tới, sẽ bàn giao cho Saudi Arabia 48 máy bay EF-2000 Typhoon, trị giá 5,91 tỷ USD.

Thụy Điển xếp thứ 5 về số lượng, chủ yếu xuất khẩu máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen, tổng cộng 49 chiếc, trị giá 3,94 tỷ USD. 4 năm trước, đã xuất khẩu 23 chiếc cho Thái Lan và Nam Phi, trị giá 1,5 tỷ USD. 4 năm tới, nếu có được đơn đặt hàng của Thụy Sĩ, quy mô xuất khẩu sẽ đạt 26 chiếc, trị giá 1,4 tỷ USD.

Pháp tạm thời xếp thứ 6, chủ yếu là hợp đồng cung cấp 126 máy bay chiến đấu Rafale cho Không quân Ấn Độ sẽ bắt đầu từ năm 2015. Còn triển vọng xuất khẩu Rafale sau năm 2006 sẽ liên quan chặt chẽ đến kết quả đấu thầu mua sắm của UAE, Kuwait và Brazil.

Máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen Thụy Điển.
Máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen Thụy Điển.
Máy bay chiến đấu EF-2000 Typhoon của Anh.
Máy bay chiến đấu EF-2000 Typhoon của Anh.
Máy bay chiến đấu Jaguar - Anh.
Máy bay chiến đấu Jaguar - Anh.
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)