Nhật-Trung đánh nhau sẽ có tính hủy diệt hơn chiến tranh Malvinas

30/09/2012 06:00
Việt Dũng
(GDVN) - “Sức mạnh mềm” có thể sẽ không ngăn nổi chiến tranh, nên tăng cường “sức mạnh cứng” đang được nội bộ Nhật Bản hưởng ứng.
Tàu hộ vệ Trung Quốc cách đảo Senkaku 80 hải lý
Tàu hộ vệ Trung Quốc cách đảo Senkaku 80 hải lý

Ngày 27/9, trang mạng “Thời báo Tài chính” Anh có bài viết “Sự khác nhau giữa tranh chấp Nhật-Trung và xung đột Anh-Argentina”. Bài báo được tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc đăng lại với nội dung chính như sau:

Tình hình hiện nay gây cảm giác “quen thuộc”. Ngòi nổ của tranh chấp là một nhóm đảo ít người biết tới. Trong con mắt của dư luận, chính một nước kiểm soát đảo đã và đang rơi vào suy thoái kinh tế. Trong khi đó, một nước tuyên bố có chủ quyền đối với những hòn đảo này thì cho rằng những hòn đảo này là tượng trưng cho “quốc nhục” có thể ngược dòng đến thế kỷ 19.

Trung Quốc giống với Argentina năm 1982, Nhật Bản lại giống Anh khi đó. Nhưng, lúc đó và lúc này cũng có những chỗ khác nhau rõ rệt. Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, sản xuất kinh tế của Anh cũng lớn hơn nhiều Argentina. Trong khi đó nhiều năm qua, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Khác với tình hình của Anh và Argentina, Trung Quốc và Nhật Bản hoàn toàn không phải là hai đầu của Trái đất. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước láng giềng, thương mại song phương có sức sống mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là, tranh chấp Trung-Nhật có thể đe dọa nhiều thứ hơn.

Vì vậy, đối đầu giữa hai bên không lớn đến mức leo thang thành xung đột quân sự. Nhưng, nếu thực sự xảy ra xung đột quân sự, hậu quả sẽ có tính hủy diệt hơn nhiều so với chiến tranh Anh-Argentina.

Hạm đội tàu chiến Nhật Bản
Hạm đội tàu chiến Nhật Bản

Trong lịch sử không thiếu những ví dụ gây ra thảm họa bởi những phán đoán nhầm. Trước tháng 8/1914, các nhân sĩ lạc quan cho rằng, Đức và Anh có thương mại thịnh vượng, nếu hai nước xảy ra chiến tranh, hậu quả sẽ mang tính thảm họa, hai bên đều sẽ không tính tới sự lựa chọn này.

Mối thù cũ giữa Trung-Nhật lại nổi lên, khiến dư luận nảy sinh vô số nghi ngờ về mối quan hệ hai nước. Nhật Bản sẽ không nhanh chóng quên đi những hình ảnh của những người chống đối tại Trung Quốc. Cùng với sự đổi thay của thời gian, rủi ro kinh tế là có thể tránh được.

Một phần lớn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc của các nhà chế tạo Nhật Bản được xuất khẩu tới các nước phát triển. Một khi giá thành sức lao động của Trung Quốc mất đi sức cạnh tranh, việc sản xuất này sẽ thay đổi.

Vấn đề ở tầng sâu hơn là chiến lược. Mọi người thấy rằng, khái niệm “sức mạnh mềm” rất phức tạp. Giống như ca sĩ “cậu bé George” và bộ phim “Xe chiến đấu rực lửa” của Anh rất được ca ngợi nhưng không thể đe dọa, cản trở được tướng Leopoldo Galtieri của Argentina (Tổng thống Argentina khi xảy ra chiến tranh đảo Malvinas giữa Anh và Argentina), sự thành công của món sushi và âm nhạc của Nhật Bản tại Trung Quốc cũng không giúp gì cho hóa giải tranh chấp Trung-Nhật.

Quan điểm tăng cường “sức mạnh cứng” rất có thể sẽ giành được sự ủng hộ, những lời kêu gọi chủ nghĩa dân tộc cánh hữu nghi ngờ việc tiến hành tiếp xúc với Trung Quốc cũng đang được hưởng ứng tại Nhật Bản.

Thảm họa kinh tế vào thập niên 70 của thế kỷ trước làm cho Argentina cho rằng, Anh vừa không đủ nguồn lực, vừa không đủ ý nguyện để đoạt lấy một quần đảo xa xôi.

Cũng với lý lẽ đó, khoảng cách thể hiện từ nền kinh tế hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã giải thích tại sao Trung Quốc ngày càng tỏ ra tự tin, đồng thời khiến cho dư luận bắt đầu hoài nghi rằng Mỹ phải chăng sẽ dốc sức bảo vệ lợi ích của Nhật Bản.

Tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật-Trung ngày càng căng thẳng
Tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật-Trung ngày càng căng thẳng
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng