Những nội dung rất đáng chú ý trong báo cáo của cơ quan nghiên cứu Mỹ

03/09/2014 09:32
Đông Bình
(GDVN) - Báo cáo của thượng tá Raul Pedroso ủng hộ rõ ràng yêu cầu chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và máy bay ném bom H-6 Trung Quốc xuất hiện trên không vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khi giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt phi pháp từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014
Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và máy bay ném bom H-6 Trung Quốc xuất hiện trên không vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khi giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt phi pháp từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014

Trang mạng “Asia Times Online” Hồng Kông ngày 27 tháng 8 đăng bài viết của Peter Lee nhan đề “Mỹ dán mác kẻ phi pháp trên biển cho Trung Quốc”. Bài viết cho biết, cơ quan nghiên cứu CNA Mỹ gần đây công bố một bản báo cáo dài 140 trang có tên là “Trung Quốc và Việt Nam: Phân tích về yêu sách chủ quyền xung đột lẫn nhau ở Biển Đông”.

Báo cáo này đã đề xuất lý do hợp lý tiếp theo, ủng hộ Mỹ can thiệp nhiều hơn vào tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông. Mạng “Asia Times Online” Hồng Kông nói rằng Hoa Kỳ đã đại diện cho Việt Nam đối đầu với Trung Quốc.

Theo bài viết, bản báo cáo này cần được coi trọng, bởi vì: Trước hết là tư cách của cơ quan nghiên cứu. Được biết, CNA là một tổ chức phi lợi nhuận. Nói một cách cụ thể hơn, đây là một cơ quan phân tích của Hải quân Mỹ, thành lập vào năm 1942, chuyên phục vụ cho Chính phủ Mỹ, do Chính phủ Mỹ cấp vốn toàn bộ, nhưng vào thập niên 90 của thế kỷ trước, cơ quan này được chuyển thành công ty, như vậy có thể thông qua cơ quan mang danh Viện nghiên cứu công tham gia các chương trình của Chính phủ, ngoài Bộ Quốc phòng.

Theo bài viết, CNA không phải là viết tắt của Trung tâm nghiên cứu phân tích hải quân. Theo giới thiệu của bản thân công ty này, CNA không phải là viết tắt, diễn đạt chính xác chính là “Công ty CNA, một tổ chức nghiên cứu và phân tích phi lợi nhuận có trụ sở đặt ở Arlington, bang Virginia”.

Nói chung, CNA cung cấp dịch vụ phân tích cho Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, chức trách chủ yếu chính là nghiên cứu các vấn đề thể chế, chiến thuật và chiến lược của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

Cơ quan này đã dành mối quan tâm đặc biệt đối với khu vực này, bộ phận “Nghiên cứu Trung Quốc” của CNA có hơn 20 nhà phân tích nội bộ, ngoài ra “một mạng lưới khổng lồ do các chuyên gia ngành nghề đến từ các trường đại học, chính phủ và tư nhân của các nước trên toàn cầu đã dành sự ủng hộ đối với cơ quan này”.

Trung Quốc sử dụng máy bay ném bom H-6 đe dọa Việt Nam khi hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Trung Quốc sử dụng máy bay ném bom H-6 đe dọa Việt Nam khi hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Thứ hai là thân phận của tác giả báo cáo, “chuyên gia ngành nghề” Raul Pedroso.

Raul Pedroso là thượng tá nghỉ hưu Hải quân Mỹ, cựu giáo sư luật quốc tế Học viện quân sự hải quân Mỹ, quan chức quân pháp Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, trợ lý đặc biệt Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách các vấn đề chính sách.

Người quan tâm đến tranh chấp trên biển của Quân đội Trung Quốc cần hiểu rõ báo cáo nghiên cứu của thượng tá Raul Pedroso.

Năm 2009, Quân đội Trung Quốc đã gây phiền phức cho tàu khảo sát USNS Impeccable của Hải quân Mỹ, đồng thời tìm cách tuyên bố tiến hành hoạt động do thám quân sự ở trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vi phạm “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”.

Khi đó, Raul Pedroso đã công bố 2 báo cáo rất quan trọng: “Đụng độ cự ly gần trên biển: Sự kiện tàu USNS Impeccable của Hải quân Mỹ” và “Bảo vệ quyền lợi và tự do hàng hải: quyền lợi tiến hành hoạt động quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc”.

Trong 2 báo cáo này, thượng tá Raul Pedroso tuyên bố, tàu khảo sát USNS Impeccable hoàn toàn không phải tiến hành đo vẽ bản đồ, trên thực tế là tiến hành giám sát quân sự đối với tàu ngầm Trung Quốc, điều này làm cho tàu USNS Impeccable không bị trói buộc bởi các quy định không được xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”.

Gần đây, trong thời gian Mỹ tổ chức diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”, Hải quân Trung Quốc điều tàu tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Mỹ tiến hành giám sát, điều này cho thấy quan điểm này của thượng tá Raul Pedroso rõ ràng được Trung Quốc tiếp nhận.

Có thể nói, thượng tá Raul Pedroso là một nhân vật quan trọng trong cuộc chiến pháp lý chống lại Trung Quốc.

Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc xuất hiện tại khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong thời gian từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (ảnh nguồn mạng sina Trung Quốc)
Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc xuất hiện tại khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong thời gian từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (ảnh nguồn mạng sina Trung Quốc)

Thứ ba là vấn đề báo cáo này bàn đến.

Vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa thực sự đã được phân tích triệt để, nhưng vấn đề trọng điểm được báo cáo bàn đến là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo này bị Trung Quốc khống chế hoàn toàn (xâm lược nốt năm 1974, thuộc chủ quyền của Việt Nam). Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc hoạt động (phi pháp) ở vùng biển quần đảo này phần nào đã cho thấy sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông “vừa không hợp lý, vừa không cần thiết”.

Thứ tư, báo cáo này đã né tránh một vấn đề thú vị, nhưng trên thực tế, trong lời mở đầu của báo cáo này, giám đốc điều hành chương trình Michael McDevitt đã đưa ra một vấn đề như sau:

“Điều quan trọng là, báo cáo phân tích về việc Việt Nam và Trung Quốc đưa ra yêu cầu chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa này hoàn toàn không nhằm đề nghị Mỹ từ bỏ lập trường lâu dài của mình, đó là không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đây không phải là dự định ban đầu của báo cáo này, cũng không phải là một trong những kiến nghị của chương trình này”.

Nếu Chính phủ Mỹ thực sự không muốn bày tỏ lập trường trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, tại sao phải để cơ quan nghiên cứu hàng đầu hải quân mời luật sư hàng đầu hải quân viết báo cáo dài tới 140 trang về vấn đề này mà không hề phiền hà?

Thứ năm, kết luận của báo cáo này đã phản bác kiên quyết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, trong báo cáo, thượng tá Raul Pedroso ủng hộ rõ ràng yêu cầu chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Bài viết cho rằng, nói chung, thực tế hiện nay là, Trung Quốc hoàn toàn chiếm quần đảo Hoàng Sa đã tới 40 năm, trong tình hình Việt Nam không áp dụng hành động quân sự, Trung Quốc sẽ vĩnh viễn không từ bỏ.

Vì vậy, cho dù chính sách của Chính phủ Mỹ là không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, nhưng một cơ quan nghiên cứu Chính phủ Mỹ bổ nhiệm luật sư hải quân hàng đầu tiến hành điều tra đối với vấn đề này, trong khi đó, luật sư này coi chủ (thực tế  là Trung Quốc sẽ vĩnh viễn không chịu rời đi) thuộc về Việt Nam.

Tháng 8, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm Việt Nam (ảnh tư liệu)
Tháng 8, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm Việt Nam (ảnh tư liệu)

Báo Hồng Kông, Trung Quốc tuyên truyền xuyên tạc cho rằng, một động cơ có thể là, một người nào đó của nhà lãnh đạo quân sự Mỹ hy vọng “cung cấp viện trợ và an ủi tâm lý” đối với Việt Nam, giúp Việt Nam đối phó Trung Quốc...

Còn quan điểm của Mỹ trong toàn bộ vấn đề Biển Đông, ngoài việc dành sự viện trợ và “an ủi tâm lý” cho Việt Nam, bài viết nghi ngờ trong đó có thể có một chiến lược tổng thể của chủ nghĩa Machiavelli đang chi phối.

Bài viết cho rằng, nếu trên cơ sở song phương Trung Quốc đạt được mục tiêu lâu dài có lợi về vấn đề “bình thường hóa tranh chấp Biển Đông”, từ đó thực hiện “hòa bình Biển Đông” thì Mỹ đã mất đi lý do can thiệp vấn đề Biển Đông và lấy nó để “tống tiền” Trung Quốc.

Theo bài viết, thông qua phủ định triệt để tính hợp pháp trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lập trường này của Mỹ làm cho chiến lược Biển Đông thiết lập trên cơ sở “vùng đặc quyền kinh tế” của Trung Quốc đối mặt với mối đe dọa lớn hơn.

Nếu Trung Quốc buộc phải đối đầu với toàn thế giới trong vấn đề Biển Đông, kiên trì giữ “đường lưỡi bò” (phi pháp) có thể dễ dàng hơn ý đồ hoạch định lại vùng đặc quyền kinh tế, bởi vì vấn đề xác định lại vùng đặc quyền kinh tế liên quan đến rất nhiều người đối thoại và vấn đề pháp lý phức tạp. Vì vậy, Trung Quốc sẽ thận trọng hơn trong vấn đề phải chăng sẽ từ bỏ yêu sách chủ quyền “đường chín đoạn” – hiện nay có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã làm như vậy.

Theo tác giả bài viết, nếu Trung Quốc không thể từ bỏ yêu sách “đường chín đoạn”, đây là “tin tốt” đối với Mỹ. Đối với Mỹ, điều này có nghĩa là nhiều xung đột hơn, nhiều thù hận hơn, quan hệ tốt hơn, cơ hội đầy đủ, giúp cho Mỹ can thiệp với tư cách là một thành viên của cộng đồng quốc tế để “bảo vệ hệ thống vùng đặc quyền kinh tế”.

Tháng 8 năm 2014, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam và cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam (ảnh tư liệu)
Tháng 8 năm 2014, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam và cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam (ảnh tư liệu)

Bài viết cuối cùng cho rằng, chiến lược này sẽ thực hiện vào lúc nào và như thế nào chỉ là suy đoán.

Nhưng, cùng với thực lực của Trung Quốc được tăng cường, đồng thời Chính phủ Mỹ nhìn thấy thời kỳ cơ hội đánh lui Trung Quốc có hiệu quả trong vấn đề Biển Đông sẽ đi qua trong chớp mắt, bài viết cho rằng sẽ nhanh chóng xảy ra một số sự việc.

Đông Bình