"Trung Quốc phát triển tàu sân bay cũng không thể chống được Mỹ-Nhật"

"Những nước nhỏ sẽ không vì sợ tàu sân bay TQ mà phải bó tay bó chân"

30/01/2014 09:00
Đông Bình
(GDVN) - Trong xung đột biển đảo, cách tốt nhất là bắn chìm tàu sân bay để làm nhụt chí đối phương, nước nhỏ sẽ không vì tàu sân bay mà bó tay bó chân.
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Truyền thông Nhật Bản cho rằng Trung Quốc phát triển tàu sân bay cũng không thể đối chọi được với Mỹ-Nhật.

Dư luận quốc tế đã có những phản ứng khác nhau về thông tin Trung Quốc chế tạo tàu sân bay nội địa. Mặc dù các nhà quan sát Mỹ cho rằng sức chiến đấu của tàu sân bay của Trung Quốc không thể so với siêu tàu sân bay Mỹ, nhưng truyền thông Nhật Bản ngày 27 tháng 1 phân tích cho rằng, tàu sân bay của Trung Quốc thực sự tồn tại điểm yếu, nhưng nó lập tức có thể phát huy vai trò độc đáo.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lưu Giang Bình cho rằng, truyền thông Nhật Bản quá thổi phồng ý nghĩa tượng trưng của tàu sân bay, tình hình họ giả thiết hoàn toàn không phù hợp với thực tế.

Tờ "Học giả Ngoại giao" cho rằng, vai trò của tàu sân bay nội địa Trung Quốc phần nhiều là ở cấp độ tâm lý, chức không phải cấp độ ứng dụng thực tế. Hiện nay, rất nhiều nước đều đã có khả năng bắn chìm tàu sân bay, chế tạo và triển khai tàu sân bay với chi phí chế tạo đắt đỏ xem ra hầu như hơi đi ngược lại lẽ thường.

Tàu sân bay là một mục tiêu khổng lồ, nếu tập trung tấn công sẽ dễ bắn chìm
Tàu sân bay là một mục tiêu khổng lồ, nếu tập trung tấn công sẽ dễ bắn chìm

Người phê bình cho rằng, chỉ về góc độ tác chiến, cách làm sáng suốt hơn là dùng một khoản tiền chế tạo vài chục chiếc, thậm chí vài trăm chiếc tàu chiến cỡ khá nhỏ có ngư lôi và tên lửa hành trình.

Nhưng, những người phê bình này hoàn toàn không ý thức được, tàu sân bay đã không còn được coi là công cụ tác chiến chủ yếu, mà là khi điều động lực lượng ở khu vực, được dùng làm công cụ chiến tranh tâm lý.

Tàu sân bay không còn là phương tiện mang tính "nửa" vĩnh viễn để tăng tầm hoạt động của máy bay chiến đấu, mà trở thành một vũ khí tuyệt vời để... dọa nạt, hai bên giao chiến có thể phân cao thấp mà không cần tác chiến thực sự.

Thông thường trong quá trình từ phát triển tranh chấp thành chiến sự thực sự, hai bên đối đầu cần liên tục tính toán chi phí và lợi ích thu được từ việc phát động tấn công. Bên tất công phủ đầu phải hiểu rõ, hành vi của mình có thể sẽ gây phản ứng cho đối phương.

Bài báo cho rằng, những nhà hoạch định chính sách quân sự và chính trị sáng suốt sẽ lựa chọn trước tiên bắn chìm phương tiện chiến đấu có giá trị nhỏ nhất của địch, "Bắn rơi mát bay không người lái sẽ không gây căng thẳng như bắn chìm tàu sân bay, bởi vì tiêu diệt binh sĩ của đối phương sẽ làm cho hai bên tiếp tục tăng cường khả năng xung đột".

Trung Quốc vừa tuyên bố chế tạo tàu sân bay nội địa
Trung Quốc vừa tuyên bố chế tạo tàu sân bay nội địa

Ngoài thương vong con người, giá trị mang tính tượng trưng của mục tiêu cũng rất quan trọng. Trong khi đó, về giá trị mang tính tượng trưng, không có gì có thể hơn tàu sân bay.

Bài báo giả thiết, "một quốc gia Đông Nam Á có khả năng bắn chìm tàu sân bay, nhưng bản thân hoàn toàn không có tàu sân bay. Khi họ xảy ra tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, cùng với việc leo thang tình hình căng thẳng, Trung Quốc bắt đầu điều tàu sân bay, đồng thời sử dụng máy bay trên tàu tấn công mục tiêu trong khu vực tranh chấp".

Ở góc độ quân sự đơn thuần, bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc là sự lựa chọn sáng suốt nhất, điều này sẽ làm suy yếu rất lớn khả năng tấn công của Trung Quốc.

Nhưng trở ngại tâm lý áp dụng hành động này rất lớn, bởi vì tấn công tàu sân bay sẽ làm cho xung đột leo thang nhanh chóng, đồng thời cuối cùng buộc Quân đội Trung Quốc toàn lực đáp trả.

Xung đột sẽ diễn biến thành chiến tranh toàn diện, một loạt mục tiêu có giá trị cao gặp phải hậu quả mang tính hủy diệt, nước Đông Nam Á này sẽ không đem mục tiêu này ngắm vào tàu sân bay, mà là sẽ tìm cách thông qua đàm phán để thoát khỏi cục diện bế tắc hoặc đầu hàng trong tình hình không có cơ thắng.

Vì vậy bài báo cho rằng, hiện nay Trung Quốc phát triển tàu sân bay có thể hoàn toàn không phải nhằm vào hải quân các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản hoặc Ấn Độ, mà có khả năng hơn là nhằm vào những nước và khu vực không có khả năng bắn chìm tàu sân bay.

Tính tượng trưng và giá trị tâm lý của tàu sân bay và cái giá có thể trả từ việc lấy tàu sân bay làm mục tiêu - trở thành ô bảo vệ tốt nhất của tàu sân bay Trung Quốc.

Biên đội tàu sân bay Trung Quốc gần đây lần đầu tiên xuống Biển Đông phô trương vũ lực, làm quen với môi trường Biển Đông
Biên đội tàu sân bay Trung Quốc gần đây lần đầu tiên xuống Biển Đông phô trương vũ lực, làm quen với môi trường Biển Đông

Lưu Giang Bình cho rằng, quan điểm của bài báo này không toàn diện. Chiến tranh hiện đại sớm đã không phải là đối kháng vũ khí đơn nhất, tàu sân bay Trung Quốc được tên lửa mặt đất và máy bay yểm trợ, trong môi trường cụ thể hoàn toàn không phải không có khả năng đối kháng với siêu tàu sân bay.

Trong Chiến tranh đảo Malvinas, Argentina tập trung binh lực trên biển-trên không phát động nhiều lần tấn công đối với tàu sân bay Anh, chứng minh nước nhỏ sẽ không vì sự xuất hiện của tàu sân bay mà bó tay bó chân.

Đông Bình