Sát thủ diệt Guam DF-26C của Trung Quốc đã lộ diện?

11/09/2014 15:53
Bình Nguyên
(GDVN) - Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên mạng.
Hình ảnh được cho là tên lửa DF-26C của Trung Quốc
Hình ảnh được cho là tên lửa DF-26C của Trung Quốc

Sát thủ diệt Guam DF-26C của Trung Quốc đã lộ diện? ảnh 2   

Đại Công báo:6 tàu ngầm Việt Nam ảnh hưởng nặng đến quan hệ với TQ    

(GDVN) - Chuyên gia Nga nói mặc dù có quan hệ kinh tế gần gũi nhưng Hà Nội luôn cảnh giác với sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc đặc biệt là trên khu vực Biển Đông.

Mạng Wantchinatimes tại Đài Loan ngày 11/9/2014 dẫn tin từ trang Strategy Page đưa tin cho biết Trung Quốc đã vô tình để lộ hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C – loại vũ khí vốn mới được báo chí Trung Quốc tung hô là “sát thủ Guam” thời gian gần  đây.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc vô tình hay cố ý khoe tên lửa đạn đạo DF-26C với thế giới bên ngoài là điều khó kết luận bởi TQ không đơn giản lại “vô tình” đến như vậy đối với các loại vũ khí mật mang tầm quan trọng chiến lược của mình.

Mạng Strategy Page có trụ sở tại Washington cho rằng sở dĩ tên lửa DF-26C có biệt danh là “sát thủ Guam” bởi theo tuyên truyền của TQ, đây là loại vũ khí có thể được TQ sử dụng để tấn công các cơ sở, căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra xung động quân sự.

Strategy Page là nơi chuyên theo dõi, đánh giá sự phát triển quân sự trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là những cường quốc đang nổi và những khu vực có khả năng xảy ra xung đột.

Thông tin được Strategy Page đăng tải cho rằng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C do Trung Quốc phát triển có tầm bắn khoảng 3.500 km.

DF-26C được cho là phiên bản tên lửa đạn đạo tấn công được phát triển dựa trên nền tảng tên lửa DF-21.

Đối với Mỹ, vũ khí này của Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với sự an toàn của các cơ sở, căn cứ quân sự mà Washington bố trí trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.

Trang thông tin của Mỹ bình luận mặc dù quân đội Trung Quốc có truyền thống giữ bí mật về các loại vũ khí của nước này nhưng nay thì khác, có thể Bắc Kinh muốn cố tình phô trương năng lực hoặc các vệ tinh của nước ngoài cũng chụp được chúng khi được triển khai ở các địa điểm nhất định.

Quân đội Mỹ hoàn toàn có khả năng giám sát các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc – loại vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân bằng các phương triện trinh sát như vệ tinh, máy bay cũng như các trạm radar, cảm biến lắp đặt trên các vùng biển.

Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn, trang mạng ở nước này.

Strategy Page nhận định rằng Trung Quốc được cho là sở hữu khoảng 400 đầu đạn hạt nhân, có một số hệ thống tên lửa đạn đạo có khả năng bắn tới lục địa Mỹ.

Theo Strategy Page, 2/3 số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc được thiết kế cho các tên lửa, chủ yếu là tên lửa đạn đạo DF-21 – sau này đang được thay thế bằng DF-26C.

Chính vì vậy mà theo dự đoạn, một khi xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc thì không thể loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ phát động tấn công hạt nhân nhằm vào Guam ở Tây Thái Bình Dương.

Bình Nguyên