Su-35BM của Nga có gì "quý" nhất khiến TQ muốn nhập khẩu bằng được?

07/12/2012 06:30
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, sina, TQ)
(GDVN) - Dư luận tiếp tục phân tích dự đoán về ý đồ thực sự đằng sau quyết định mua 24 chiến đấu cơ Su-35 của Nga, loại máy bay tiếp cận thế hệ thứ năm.
Máy bay chiến đấu Su-35BM do Nga chế tạo
Máy bay chiến đấu Su-35BM do Nga chế tạo

Tờ “Jane’s Defense Weekly” từng có bài viết cho rằng, vấn đề động cơ không chỉ tác động đến các máy bay chiến đấu J-11 và J-15, nó còn chi phối đến công tác nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc.

Do máy bay chiến đấu Su-35 của Nga sử dụng động cơ rất tiên tiến là động cơ 117s, cho nên đây có thể là nguyên nhân Trung Quốc lựa chọn mua máy bay chiến đấu Su-35.

Tờ “Thế giới” dẫn nguồn tin từ truyền thông Nga cho biết, công ty Rosoboronexport vừa đạt được thỏa thuận sơ bộ với Bộ Quốc phòng Trung Quốc về cung cấp 24 máy bay chiến đấu Su-5 kiểu mới cho Trung Quốc.

Nguồn tin tiết lộ, hai nước Trung Quốc và Nga đã chính thức khởi động các cuộc đàm phán có liên quan trong thời gian Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu thăm Trung Quốc vào cuối tháng 11/2012.

Hợp đồng mua máy bay Su-35 Trung-Nga có trị giá hơn 1,5 tỷ USD, Nga sẽ bàn giao máy bay chiến đấu cho phía Trung Quốc vào năm 2015.

Đồng thời tấn công 4 mục tiêu ngoài 300 km

Loại máy bay chiến đấu Su-35 xuất khẩu cho Trung Quốc lần này là máy bay chiến đấu Su-35BM. Loại máy bay chiến đấu bày là một loại máy bay chiến đấu nửa thế hệ thứ 5, được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay chiến đấu Su-35, là một phiên bản có khả năng tàng hình tốt nhất trong dòng máy bay chiến đấu Nga, có khả năng tác chiến mạnh nhất trừ F-22.

Chiến đấu cơ nửa thế hệ thứ năm Su-35
Chiến đấu cơ nửa thế hệ thứ năm Su-35

Thông số tính năng được công ty Sukhoi Nga công bố cho biết, máy bay chiến đấu Su-35BM sải cánh 14,7 m, dài 21,9 m, cao 5,9 m, diện tích cánh máy bay là 62 m2, trọng lượng rỗng 16,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38,8 tấn, trang bị 2 động cơ lực đẩy véc-tơ 117s, tốc độ bay tối đa là 2.600 km/giờ, tốc độ tuần tra khoảng 1.000 km/h, bán kính tác chiến 2.000 km, trần bay thực tế 18.500 m, chịu quá tải tối đa 9 g.

Được biết, khi mới ra đời, máy bay chiến đấu Su-35BM đã hướng đến xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Máy bay này được gọi là phương án thay thế cho Su-30. So với Su-30, máy bay chiến đấu Su-35BM có đặc tính bay và thiết bị xuất sắc hơn, chỉ cần một phi công là có thể điều khiển.

Kết cấu thân máy bay của Su-35BM đã được tăng cường, hơn nữa do thiết bị vô tuyến kiểu mới trên máy bay có trọng lượng khá nhẹ, cho nên trọng lượng của máy bay chiến đấu Su-35BM thấp hơn so với máy bay chiến đấu Su-30.

Ngoài ra, so với trọng lượng cất cánh cao tới 33,5 tấn của Su-30, trọng lượng cất cánh tối đa của Su-35BM được tăng cường, đạt 38,8 tấn.

Do trọng lượng cất cánh tăng lên, lượng dầu dự trữ của thùng dầu bên trong máy bay chiến đấu Su-35BM được tăng tới 11,5 tấn. Lượng tải đạn của Su-35BM tương đương với Su-30, đều là 8 tấn, nhưng điểm treo vũ khí của Su-35BM đã từ 10 điểm tăng lên 12 điểm.

Sau khi đã lắp thêm hệ thống kiểm soát vũ khí mới, máy bay Su-35BM có thể mang theo tất cả những đạn được hàng không dẫn đường hiện đại của Nga.

Trung Quốc muốn phẫu thuật Su-35?
Trung Quốc muốn phẫu thuật Su-35?

Về hệ thống động lực, máy bay chiến đấu Su-35BM đã trang bị động cơ 117s do hãng NPO Saturn nghiên cứu chế tạo, loại động cơ này là sản phẩm sau khi cải tiến toàn diện động cơ AL-31F (trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30).

Máy bay chiến đấu Su-35BM sau khi trang bị động cơ loại nâng cấp không chỉ có lực đẩy cao hơn và tuổi thọ sử dụng dài hơn, hơn nữa, loại động cơ này đã sử dụng công nghệ lực đẩy véc-tơ, do đó Su-35BM có tính cơ động cao hơn.

Điều đáng chú ý là, máy bay chiến đấu Su-35BM đã áp dụng hệ thống radar mảng pha Irbis. Công suất đỉnh của loại radar này đạt 20 kW, có thể dò tìm được những mục tiêu ngoài 400 km, có mặt cắt phản xạ radar trên cao chỉ 3 m2, khoảng cách chặn đầu ít nhất có thể đạt 350-400 km, khoảng cách chặn đuôi ít nhất là 150 km, thậm chí có thể phát hiện mục tiêu “siêu thấp” có diện tích phản xạ chỉ 0,01 m2 ngoài 90 km, chẳng hạn máy bay tàng hình và tên lửa hành trình.

Được biết, trong mô hình tác chiến đối không, hệ thống radar mảng pha Irbis đồng thời dò tìm và theo dõi 30 mục tiêu và đồng thời dẫn đường cho 2 quả tên lửa radar bán chủ động tấn công, hoặc đồng thời dẫn đường cho 8 quả tên lửa radar chủ động tấn công, trong quá trình tấn công cho phép khoảng cách của 4 mục tiêu hơn 300 km.

Điều này có nghĩa là máy bay chiến đấu Su-35BM có thể sử dụng tên lửa không đối không siêu xa R-37 hoặc KS-172 để tiến hành tấn công bão hòa.

Máy bay chiến đấu Su-35 trang bị radar Irbis E
Máy bay chiến đấu Su-35 trang bị radar Irbis E

Về thiết bị điện tử của máy bay, Su-35BM đã sử dụng khoang lái tiên tiến được số hóa toàn bộ, có thể thông qua 2 máy hiển thị màu đa năng cỡ lớn MFI-35 22,5 x 30 cm trong khoang lái và máy hiển thị ngắm chuẩn ở mũ bảo hiểm để tiếp nhận thông tin của tất cả các bộ cảm biến.

Ngoài ra, máy bay Su-35BM cũng đã trang bị hệ thống dẫn đường/thông tin KRNPO-35 và dụng cụ con quay laser LINS-2000.

Động cơ 117s rất tuyệt vời

Nhiều người Nga luôn tỏ ra nghi ngờ về việc bán máy bay chiến đấu Su-35BM cho Trung Quốc. Khi Trung Quốc và Nga tranh cãi không xuôi về số lượng mua máy bay chiến đấu Su-35, Vasilii Cashin, chuyên gia phân tích công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, Trung tâm phân tích chiến lược Nga từng cho rằng: “Mọi cuộc đàm phán giữa Nga-Trung đều sẽ xuất hiện kết quả như sau:

Trung Quốc cố gắng mua lượng nhỏ vũ khí, dùng để khám phá hoặc tiếp tục sao chép. Đương nhiên, Nga hiểu rất rõ rủi ro này, từ chối bán vũ khí với lượng nhỏ”.

Khi tham gia Triển lãm Hàng không Chu Hải lần này, Vasilii Cashin cũng cho biết, mặc dù Trung Quốc đã có tiến bộ rất lớn trong lĩnh vực công nghệ thiết kế thân máy bay và sản xuất hàng không, nhưng công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào động cơ của Nga và Ukraine.

Động cơ hàng không tính năng cao chính là trở ngại cuối cùng của các nhà chế tạo công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Động cơ 117s của Nga, trang bị cho Su-35
Động cơ 117s của Nga, trang bị cho Su-35

Andrei Florov, tổng biên tập tạp chí “Xuất khẩu Quân bị” Nga cũng từng chỉ ra, mặc dù Trung Quốc có thể sao chép máy bay chiến đấu của Nga, nhưng vẫn không thể sản xuất động cơ cho những máy bay chiến đấu này, thậm chí Trung Quốc còn gặp khó khăn về sản xuất hệ thống điện tử hàng không cho máy bay chiến đấu.

Đối với vấn đề này, tờ “Jane’s Defense Weekly” Anh từng cho rằng, vấn đề động cơ không chỉ đã gây ảnh hưởng tới các máy bay chiến đấu J-11 và J-15, mà còn tác động ảnh hưởng tới những nỗ lực nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc.

Xét thấy máy bay chiến đấu Su-35 sử dụng động cơ rất tiên tiến là động cơ 117s, cho nên đây có thể chính là nguyên nhân Trung Quốc lựa chọn mua máy bay chiến đấu Su-35.

Chính xuất phát từ mối lo ngại đối với việc Trung Quốc sao chép công nghệ của Nga, nhà sản xuất vũ khí Nga thiên hơn về việc bán vũ khí có chất lượng tương đối thấp cho Trung Quốc, chứ không phải là mạo hiểm xuất khẩu vũ khí tiên tiến nhất. Nhưng, làm như vậy sẽ làm giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc.

Buồng lái máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Buồng lái máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga, Anatoly Isaikin từng dự đoán, trong mấy năm tới, lượng mua của Trung Quốc sẽ chỉ chiếm 10% trong lượng xuất khẩu của Nga.

Ngoài ra, các nhà sản xuất vũ khí Nga còn lo ngại Trung Quốc sẽ tìm cách bán hệ thống vũ khí mới của họ cho thị trường thứ ba, đồng thời tạo ra một cuộc cạnh tranh tiềm tàng với các sản phẩm của Nga.

Ngoài việc muốn khám phá động cơ 117s thông qua mua chiến đấu cơ Su-35, còn có phân tích cho rằng, Trung Quốc sở dĩ mua máy bay chiến đấu Su-35 là nhằm thành lập biên đội hỗn hợp giữa máy bay chiến đấu J-11B và máy bay chiến đấu Su-35, do máy bay chiến đấu Su-35 thực hiện nhiệm vụ của máy bay chiến đấu kiểm soát trên không, còn J-11B sẽ phụ trách thực hiện những nhiệm vụ có yêu cầu tương đối thấp, giống như F-15 cấp cao và F-16 cấp thấp của Không quân Mỹ.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 Trung Quốc gặp phải khó khăn về động cơ...
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 Trung Quốc gặp phải khó khăn về động cơ...
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, sina, TQ)