Tân Hoa xã: 10 sự kiện quân sự quốc tế lớn nhất năm 2012

30/12/2012 10:16
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Mười sự kiện quân sự được THX bình chọn gồm: Mỹ điều chỉnh bố trí quân sự mới, phóng X-47B, X-37B, Trung Quốc biên chế tàu sân bay, Philippines chi 1,8 tỷ USD cho biển Đông...
Tàu sân bay USS George Washington tăng cường hiện diện ở các vùng biển ở châu Á, trong đó có biển Đông.
Tàu sân bay USS George Washington tăng cường hiện diện ở các vùng biển ở châu Á, trong đó có biển Đông.

1. Mỹ điều chỉnh bố trí quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Tháng 1/2012, tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố kế hoạch chiến lược của quân Mỹ tiến hành điều chỉnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tháng 3, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, Mỹ đang điều chỉnh lực lượng quân sự tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mặc dù Mỹ sẽ phải đối mặt với sức ép cắt giảm chi tiêu quân sự, nhưng lực lượng quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ không giảm đi, mà còn sẽ tăng lên, Mỹ đang đẩy nhanh thay phiên lực lượng lục quân và lính thủy đánh bộ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngày 26/3, tại một hội nghị do Bộ Quốc phòng tổ chức, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Madeleine Creedon cho biết, Mỹ đang thông qua 2 cơ chế đối thoại tam giác – một là tam giác Mỹ-Nhật-Australia, hai là tam giác Mỹ-Nhật-Hàn, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á, tương tự châu Âu.

Ngụy Viễn Phong, bình luận viên quân sự Trung Quốc cho rằng, Mỹ chỉ cần triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á, sẽ làm cho khả năng răn đe hạt nhân hạn chế của Trung Quốc giảm mạnh, chiếm được ưu thế răn đe Trung Quốc. Đây là động thái phục vụ cho chiến lược bao vây, kiềm chế Trung Quốc của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Việt Nam, trong đó có vịnh Cam Ranh, căn cứ quân sự của quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Việt Nam, trong đó có vịnh Cam Ranh, căn cứ quân sự của quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

Ngày 2/6, sau khi Mỹ và Singapore thông qua kế hoạch triển khai tàu tuần duyên tại Singapore (căn cứ Changi), ngay sau đó, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, trong tương lai, Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Leon Panetta còn cho biết, số lượng không phải là sự thay đổi duy nhất, quân Mỹ sẽ còn triển khai tàu chiến và tàu ngầm công nghệ cao tiên tiến hơn cùng với hệ thống thông tin và điện tử mới ở khu vực Thái Bình Dương.

Ngày 3/6, ông Leon Panetta còn đến vịnh Cam Ranh của Việt Nam.

Từ kế hoạch điều chỉnh bố trí lực lượng trên biển của Mỹ ở nước ngoài có thể thấy, cục diện triển khai binh lực toàn cầu ở nước ngoài của Mỹ đang có sự đảo ngược lớn giữa Âu-Á.

>> 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

2. Ấn Độ đứng vào câu lạc bộ các nước sở hữu tên lửa hạt nhân xuyên lục địa

Ngày 19/4, Ấn Độ phóng thành công tên lửa Agni-5 có tầm phóng lên tới 5.000 km, loại tên lửa này dài khoảng 17 m, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân 1,5 tấn, đánh dấu Ấn Độ bước vào hàng ngũ nước lớn sở hữu tên lửa hạt nhân xuyên lục địa.

Ấn Độ vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5, loại tên lửa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Ấn Độ vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5, loại tên lửa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

Vijay Kumar Saraswat, chủ nhiệm Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) nói với phóng viên Ấn Độ rằng, tên lửa này đã bắn trúng một mục tiêu ở Ấn Độ Dương một cách hoàn hảo.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ca ngợi việc phóng thành công tên lửa Agni-5 là cột mốc cải thiện độ tin cậy về quốc phòng và an ninh của Ấn Độ. Truyền thông Ấn Độ cho rằng, từ đây Ấn Độ đã có khả năng ngăn chặn Trung Quốc.

>> 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

3. Diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương-2012”

Từ ngày 29/6/2012, cuộc diễn tập quân sự có quy mô lớn nhất trong lịch sử “Vành đai Thái Bình Dương-2012” được bắt đầu tại vùng biển Hawaii. 22 nước trong đó có Nhật Bản, Tonga, Nga và Chile đã cử 42 tàu chiến mặt nước, 6 tàu ngầm và 200 máy bay tham gia. Cuộc diễn tập kết thúc vào ngày 3/8/2012.

Cuộc diễn tập này gồm có các khoa mục là đổ bộ, bắn pháo, tấn công tên lửa, chống tàu ngầm, phòng không, chống cướp biển, quét mìn, xử lý vật liệu nổ, cứu nạn trên mặt biển và dưới mặt biển, cứu trợ nhân đạo.

Diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương năm 2012
Diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương năm 2012

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Cecil Haney cho biết, thông qua cuộc diễn tập này, giúp cho các nước khác nhau làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó với tình trạng khẩn cấp.

Một điểm mới của cuộc diễn tập lần này là, sử dụng hỗn hợp nhiên liệu sinh học lấy từ dầu ăn và tảo biển, cung cấp động lực cho một số tàu chiến và máy bay của Mỹ.

Hải quân Mỹ đã chi 12 triệu USD để mua 425.000 ga-lông nhiên liệu sinh học dùng cho cuộc diễn tập quân sự lần này. Một phần nỗ lực này là để khẳng định Hải quân Mỹ có thể sử dụng nhiên liệu sinh học để giảm tiêu hao nhiên liệu hóa thạch.

>> 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

4. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động

10 giờ sáng ngày 25/9/2012, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – tàu sân bay Liêu Ninh đã chính thức bàn giao cho Hải quân Trung Quốc tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Điều này đánh dấu Trung Quốc đã tiến thêm một bước đi quan trọng lên con đường “hải quân nước xanh”, tức hải quân tầm xa.

Trung Quốc bàn giao chính thức tàu sân bay Liêu Ninh cho hải quân
Trung Quốc bàn giao chính thức tàu sân bay Liêu Ninh cho hải quân

Phó giáo sư Lý Đại Quang, Ban giáo dục-nghiên cứu trang bị khoa học kỹ thuật và hậu cần quân sự, Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng: “Việc biên chế chính thức tàu sân bay đầu tiên đánh dấu Hải quân Trung Quốc đã có một hệ thống tác chiến tàu sân bay, khả năng tác chiến tổng hợp và khả năng răn đe của Hải quân Trung Quốc sẽ được tăng cường rất lớn”.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được cải tạo từ tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành mua của Ukraine. Căn cứ vào những thông tin đã biết, tàu Varyag sử dụng động cơ thông thường, lượng giãn nước theo tiêu chuẩn thiết kế khoảng 57.000 tấn, lượng giãn nước đầy 67.000 tấn, có thể mang theo khoảng 50 máy bay các loại.

>> 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

5. Israel không kích dải Gaza với quy mô lớn

Ngày 14/11/2012, Quân đội Israel tuyên bố phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn mang tên “Trụ cột quốc phòng” nhằm vào dải Gaza.

Cùng ngày, Israel liên tục phát động hơn 50 cuộc không kích đối với dải Gaza, tiêu diệt một chỉ huy quân sự của Hamas, đã tấn công các cơ sở huấn luyện quân sự và thiết bị phóng tên lửa của Hamas, đây là cuộc tấn công lớn nhất của Israel đối với Gaza trong gần 4 năm qua.

Israel không kích dải Gaza
Israel không kích dải Gaza

Israel cho biết, những cuộc không kích này là sự đáp trả đối với hoạt động phóng tên lửa ở Gaza dưới sự kiểm soát của Hamas, hơn nữa không kích chỉ là sự bắt đầu của các chiến dịch lớn hơn tấn công các phần tử vũ trang Islam.

>> 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

6. Nhật Bản lần đầu tiên phê chuẩn kế hoạch viện trợ quân sự nước ngoài

Ngày 28/11/2012, tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore cho biết, Nhật Bản đang tăng cường vai trò ảnh hưởng quân sự theo phương thức mới, xây dựng quan hệ quân sự với các nước Đông Nam Á.

Năm 2012, Nhật Bản đã phê chuẩn kế hoạch viện trợ quân sự nước ngoài lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, đồng thời điều tàu chiến ra nước ngoài tham gia diễn tập quân sự liên hợp.

Ngay từ tháng 8/2012, Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ đã bắt đầu cung cấp trợ giúp kỹ thuật “lĩnh vực phi chiến đấu” cho 6 nước gồm Indonesia, Việt Nam, Đông Timor, Campuchia, Mông Cổ và Tonga, nội dung chi viện chủ yếu gồm có cung cấp viện trợ trên nhiều “lĩnh vực phi chiến đấu” như quét mìn, y tế cho bộ quốc phòng và quân đội 6 nước.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có thực lực tác chiến rất mạnh, trình độ công nghệ tổng thể cao hơn Trung Quốc.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có thực lực tác chiến rất mạnh, trình độ công nghệ tổng thể cao hơn Trung Quốc.

Tờ Asahi Shimbun Nhật Bản cho rằng, trong chương trình này, về danh nghĩa, Chính phủ Nhật Bản mặc dù chỉ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật “lĩnh vực phi chiến đấu” cho 6 nước, nhưng về quân sự, có thể tăng cường năng lực tác chiến cho 6 nước này.

Ngoài ra, tàu chiến Nhật Bản không chỉ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp với nhiều nước ở Thái Bình Dương và châu Á hơn, mà còn tiến hành thăm định kỳ đối với một số nước (theo báo Trung Quốc) “luôn lo ngại sức mạnh quân sự của Nhật Bản mạnh lên”.

Theo bài báo, những động thái này tuy chỉ là bước đi “ôn hòa”, nhưng đối với Nhật Bản, lại là một “sự thay đổi mang tính thực chất”. Điều này có nghĩa là, Nhật Bản muốn đóng vai trò độc đáo trong cuộc “đấu võ” giữa Trung-Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Các nhà phân tích và cựu quan chức chỉ ra, mặc dù viện trợ quân sự nước ngoài của Nhật Bản đã thận trọng tập trung ở các lĩnh vực phi chiến đấu như cứu nạn, tấn công cướp biển, nhưng ý đồ của họ là xây dựng quan hệ quân sự.

>> 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

Hải quân Nhật Bản thăm Philippines.
Hải quân Nhật Bản thăm Philippines.

7. Quân đội Mỹ đẩy nhanh các bước nghiên cứu phát triển vũ khí mũi nhọn trên bầu trời và vũ trụ

Ngày 29/11, tại sân bay hải quân sông Patuxent (Patuxent River Naval Air Station) bang Maryland Mỹ, một chiếc máy bay chiến đấu không người lái X-47B đã tiến hành cất cánh thành công trên mặt đất nhờ máy phóng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân Mỹ sử dụng máy phóng hơi nước phóng X-47B, điều này giúp cho X-47B tiến gần hơn đến việc trang bị cho tàu chiến.

Ý nghĩa chiến đấu thực tế lớn nhất của máy bay này ở chỗ: làm cho tàu sân bay Mỹ có thể “tung hoành ngang dọc” oanh tạc/ném bom đối phương khi hiện diện ở các vùng biển nguy hiểm, đây là điều mà các loại vũ khí khác không thể so sánh.

Hiện nay, Hải quân Mỹ và Công ty Northrop Grumman đã hoàn thành một loạt cuộc kiểm tra trên đường băng đối với máy bay nghiệm chứng hệ thống tác chiến không người lái trên không X-47B (UCAS-D).

Máy bay chiến đấu không người lái X-47B (trên) và máy bay không gian không người lái X-37B (dưới) của Mỹ
Máy bay chiến đấu không người lái X-47B (trên) và máy bay không gian không người lái X-37B (dưới) của Mỹ

Ngày 11/12/2012, tại căn cứ Canaveral ở bang Florida, Không quân Mỹ đã tiếp tục phóng máy bay không gian không người lái X-37B (tàu con thoi mini) lên không, đây là lần thứ ba Mỹ phóng máy bay không gian X-37B.

Nhiệm vụ của X-37B rất bí ẩn, ngay cả việc chi bao nhiêu tiền cho chương trình cũng chưa từng được Mỹ công khai. Có phân tích cho rằng, máy bay không gian này có thể mang theo vệ tinh, tiến hành do thám, tăng cường công tác thu thập tin tức tình báo.

Có chuyên gia cũng dự đoán, X-37B có thể trang bị vũ khí hạt nhân, trong vòng 2 giờ có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên toàn cầu, là vũ khí mũi nhọn nhất thế hệ mới của Mỹ.

>> 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

8. Máy bay không người lái Neuron châu Âu bay lần đầu tiên thành công

Ngày 1/12/2012, máy bay tác chiến không người lái Neuron, do Công ty chế tạo máy bay Dassault Pháp hợp tác với các đối tác hợp tác của 5 nước châu Âu nghiên cứu chế tạo, đã hoàn thành bay thử lần đầu tiên.

Máy bay tác chiến không người lái tàng hình Neuron của châu Âu.
Máy bay tác chiến không người lái tàng hình Neuron của châu Âu.

Máy bay thử nghiệm Neuron dài 10 m, sải cánh 12,5 m, trọng lượng rỗng 5 tấn, trang bị 1 động cơ Adour của Công ty Rolls-Royce/Turbomeca. Đây là loại trang bị hàng không tàng hình có kích cỡ lớn đầu tiên do châu Âu thiết kế, dùng để thử nghiệm rất nhiều công nghệ quan trọng. Nó cũng là loại máy bay tác chiến đầu tiên của châu Âu được thiết kế và phát triển trong môi trường số hóa hoàn toàn.

Lần bay đầu tiên này là một cột mốc quan trọng của chương trình Neuron, nó đã mở đường cho các cuộc bay thử sau này ở Italia, Thụy Điển và Pháp.

>> 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

9. Leo thang nội chiến ở Syria

Ngày 12/12/2012, tại hội nghị “Những người bạn của Syria” tổ chức tại Marrakech, Morocco, có hơn 130 quốc gia và tổ chức của các nước phương Tây trong đó có Mỹ đã công nhận phe đối lập Syria – “Liên minh quốc gia Syria” là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Syria.

Có nhà quan sát cho rằng, lúc này, thái độ của các nước phương Tây như Mỹ giống như đổ thêm dầu vào lửa, đẩy tình hình chiến sự ở Syria lên “cao trào” một cách triệt để, cuộc nội chiến leo thang sẽ hết sức căng thẳng.

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud

Có thể do được khích lệ, “thế tấn công” của phe đối lập rõ ràng tốt hơn trước đây. Những hành động đặt bom quen dùng của họ cũng trỗi dậy. Chỉ trong ngày 12/12, các đô thị với trọng điểm là thủ đô Damascus của Syria đều đã xảy ra các sự kiện nổ bom khủng bố.

Trong cuộc nội chiến những ngày gần đây, Quân đội Chính phủ Syria đã tăng cường khả năng sát thương của vũ khí, đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn như Scud, cuộc xung đột giữa hai bên vượt xa trước kia.

>> 10 thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam năm 2011

10. Philippines chi 1,8 tỷ USD mua vũ khí tập trung vào biển Đông

Ngày 11/12/2012, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ký dự luật 10349, đã sửa luật hiện đại hóa lực lượng vũ trang, đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang Philippines.

Luật mới cấp 1,8 tỷ USD để Philippines mua sắm quốc phòng trong 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch xây dựng quy trình chính thức, thông qua tăng cường chế độ trách nhiệm và hiệu suất mua sắm quân sự, đẩy nhanh mua sắm trang bị cho lực lượng vũ trang.

Philippines sở hữu 4 máy bay trực thăng vũ trang Sokol
Philippines sở hữu 4 máy bay trực thăng vũ trang Sokol

Một bản tuyên bố của Tổng thống chỉ ra, trong những năm gần đây, lực lượng vũ trang Philippines đã từ quan tâm tới các mối đe dọa trong nước dần dần chuyển sang quan tâm tới an ninh duyên hải, đây là nguyên nhân cơ bản Philippines tiến hành cải cách lực lượng vũ trang, nỗ lực tăng cường khả năng quân sự.

Tuyên bố khẳng định Luật hiện đại hóa lực lượng vũ trang sau khi sửa đổi sẽ tiếp tục nâng cao năng lực quốc phòng, kinh phí cấp phát theo luật sẽ thúc đẩy các chương trình nâng cao năng lực cho lực lượng vũ trang, hoàn thành sự chuyển đổi của năng lực quốc phòng từ trong nước ra bên ngoài.

Sáng sớm ngày 10/4/2012, theo phía Philippines 12 tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham). Không lâu sau, tàu hộ vệ BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines đã nhanh chóng tiếp cận bãi cạn Scarborough, 2 thuyền máy/ca-nô chở 12 binh sĩ Philippines đã áp sát và đổ bộ lên tàu cá Trung Quốc, có ý định bắt ngư dân.

Ngay lập tức, Trung Quốc đã điều 2 tàu hải giám vội vã tiến đến, ngăn chặn phía Philippines bắt ngư dân Trung Quốc. Từ đó, cuộc đối đầu giữa tàu thuyền hai nước Trung Quốc-Philippines bắt đầu diễn ra kéo dài tại khu vực bãi cạn Scarborough.

Tàu chiến Philippines
Tàu chiến Philippines

Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)