Tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa có xu thế phát triển như thế nào?

27/01/2013 08:30
Việt Dũng
(GDVN) - Tờ báo cho rằng, loại tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa có khả năng chiến đấu thấp, thực lực hải quân 1 nước càng mạnh, thì loại tàu này càng ít.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Trung Quốc
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Trung Quốc

Trang mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga vừa dẫn bài viết của Khramchikhin, phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phân tích quân sự và chính trị Nga phân tích về xu thế phát triển tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa của các nước trên thế giới hiện nay.

Bài viết cho rằng, các tàu chiến loại này từng phát triển nhanh chóng vào nửa sau của thế kỷ 20, sau đó thấy sức chiến đấu của nó khá yếu, chủ yếu là khả năng phòng không và do thám thấp, không thể đối phó với tàu chiến cỡ lớn. Xu thế phát triển hiện nay rõ ràng bị hạn chế, hơn nữa, thực lực hải quân càng mạnh thì tỷ lệ tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa càng ít.

Chuyên gia Nga chỉ ra, vào thập niên 60-80 của thế kỷ trước, tàu hộ vệ hạng nhẹ, tàu tên lửa của các nước trên thế giới phát triển rất nhanh, chủ yếu được thúc đẩy bởi những chiến công trên chiến trường của tàu tên lửa Hải quân Ấn Độ (nhập khẩu của Nga) vào tháng 10/1967 và tháng 12/1971.

Nhưng, khi đó các nước không thực sự coi trọng một thực tế là: tàu khu trục của Israel và Pakistan (bị tên lửa chống hạm P-15 kiểu mới nhất khi đó bắn chìm) là do Anh chế tạo vào thập niên 1940, khi đó cơ bản không tồn tại tên lửa chống hạm.

Thông qua các cuộc chiến tranh sau đó như chiến tranh tháng 10/1973 và vô số cuộc chiến tranh mà Iraq tham gia, các nước trên thế giới bắt đầu hiểu rõ, do khả năng phòng không rất thấp, thủ đoạn do thám rất ít, tàu tên lửa chỉ có thể giành thắng lợi trong chiến đấu với thuyền máy cùng loại.

Tàu hộ vệ Type 056 Trung Quốc đang chế tạo
Tàu hộ vệ Type 056 Trung Quốc đang chế tạo

Đối với máy bay tác chiến, tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa quả thật chính là một mục tiêu di động. Tàu chiến mặt nước cỡ lớn hiện đại hầu như luôn giành chiến thắng trước tàu chiến cỡ nhỏ, bởi vì chúng có thể phát hiện và tấn công đối phương sớm hơn.

Cho dù tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa có thể kịp thời phóng tên lửa chống hạm hướng vào tàu hộ vệ, tàu khu trục hoặc tàu tuần dương, nhưng tên lửa chống hạm này có thể bị đánh chặn, còn tàu chiến cỡ nhỏ thì không có khả năng tiến hành đáp trả tên lửa.

Vì vậy, mọi ý đồ tấn công của tàu tên lửa Libya, Iraq và Iran đối với Hải quân Mỹ, của Gruzia đối với Hải quân Nga đều bị thất bại hoàn toàn, bản thân tàu chiến cỡ nhỏ bị tổn thất rất lớn, còn đối phương hầu như không bị thiệt hại gì.

Tóm lại, khả năng phòng không rất yếu hầu như là khả năng phòng thủ săn ngầm bằng không, thực sự đã làm giảm mạnh khả năng tấn công của tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa.

Hiện nay, việc sử dụng tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa chỉ có ý nghĩa đối với hải quân các nước nhỏ, hoặc là sử dụng ở khu vực có điều kiện duyên hải rất phức tạp, chẳng hạn các nước Bắc Âu, biển Aegean, các vùng biển ở Đông Nam Á, bán đảo Triều Tiên.

Đồng thời, rất nhiều quốc gia do khả năng kinh tế có hạn, vẫn lấy tàu chiến loại này làm nền tảng cho hải quân của họ. Hơn nữa, những nước này thường đều giao chiến với nhau, hai bên đều sử dụng tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa, bất kể bên nào cũng đều có cơ hội giành thắng lợi, huống hồ, trong tình hình này, do sức mạnh không quân của hai bên đều có hạn, mối đe dọa tấn công đường không hoàn toàn không phải là đặc biệt nghiêm trọng.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp K130 số hiệu F261 của Hải quân Đức.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp K130 số hiệu F261 của Hải quân Đức.

Khramchikhin chỉ ra, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, xu thế phát triển của tàu chiến hạng nhẹ của hải quân các nước châu Âu phù hợp với đặc điểm nói trên.

Chẳng hạn, Thụy Điển đã trang bị 5 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Visby, đã giữ lại 2 trong số 4 chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gothenburg; sau khi bán cho Hy Lạp 5 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Tdetis, Đức đã trang bị 5 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Braunschweig Type K130; đầu thập niên 90 Ba Lan đã nhập 3 tàu hộ vệ hạng nhẹ do Hải quân nước Cộng hòa Dân chủ Đức chế tạo;

cũng vào đầu thập niên 90 Đan Mạch đã trang bị 14 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Fly Vefisken độc nhất vô nhị trên thế giới, loại tàu chiến này áp dụng phương án mô-đun, chủ yếu có 3 phương án là kiểu tấn công (trang bị tên lửa chống hạm), kiểu tuần tra và kiểu rải mìn-quét mìn. Sau đó 3 chiếc chuyển nhượng cho Lít-va, 11 chiếc còn lại nghỉ hưu khi Hải quân Đan Mạch cắt giảm nhanh chóng.

Tàu chiến này tuy không được tiếp tục phát triển ở châu Âu, nhưng không loại trừ nó khả năng nó sẽ “phục sinh” ở khu vực nào đó của châu Á.

Về tàu tên lửa, Hy Lạp là quốc gia châu Âu duy nhất sở hữu rất nhiều tàu tên lửa, số lượng đã tăng lên tới 24 chiếc, ngoài 5 tàu tên lửa lớp Roussen, còn sở hữu 9 trong số 10 tàu tên lửa lớp Warrior-3. Để phản ứng lại, Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia vắt ngang Âu-Á sở hữu tới 27 tàu tên lửa, hơn nữa còn đang chế tạo 8 tàu hộ vệ hạng nhẹ.

Tàu tên lửa lớp Roussen của Hy Lạp.
Tàu tên lửa lớp Roussen của Hy Lạp.

Trước đây, Đức sở hữu tổng cộng 20 tàu tên lửa Type 148, sau này lần lượt bán cho Hy Lạp và Chile mỗi nước 6 chiếc, chuyển nhượng cho Ai Cập 5 chiếc, 3 chiếc còn lại nghỉ hưu. Đức còn bán 6 tàu tên lửa Type 143 cho Tunisia, còn lại nghỉ hưu. Hiện nay, Hải quân Đức đã giữ lại 10 tàu tên lửa Type 143A.

Tất cả tàu tên lửa của Thụy Điển và Na Uy đã nghỉ hưu toàn bộ, trong đó Na Uy từng chế tạo 6 tàu tên lửa đệm khí lớp Skjold. Phần Lan đã bán cho Ai Cập toàn bộ 4 tàu tên lửa Type 205, bán cho Croatia 2 trong số 4 tàu tên lửa lớp Helsinki, 2 chiếc còn lại nghỉ hưu, ngoài ra còn chế tạo 4 tàu tên lửa lớp Rauma và lớp Hamina. Croatia tự chế tạo 2 tàu tên lửa lớp King.

Trong thời gian dài, Mỹ cơ bản không có tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa, chỉ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh mới quyết định chế tạo tàu tuần duyên LCS, thực ra là tàu hộ vệ hạng nhẹ, dùng để thực hiện vô số nhiệm vụ như tấn công tàu chiến mặt nước và tàu ngầm đối phương, chống cướp biển, chi viện tác chiến đổ bộ, lực lượng đặc nhiệm đổ bộ.

Hiện nay vũ khí trang bị của tàu tuần duyên (đang được từ từ chế tạo theo 2 phương án) đều tương đối yếu, chỉ có pháo đường kính cỡ trung bình, hệ thống tên lửa phòng không tự vệ và 1-2 máy bay trực thăng, giá lại rất đắt, cơ bản đã rơi tới bờ vực “đẻ non”, nhưng Hải quân Mỹ đến nay vẫn chưa hủy kế hoạch ban đầu là mua 55 tàu chiến loại này.

Mỹ triển khai tàu tuần duyên (tàu hộ vệ hạng nhẹ) ở Singapore chốt chặn eo biển Malacca.
Mỹ triển khai tàu tuần duyên (tàu hộ vệ hạng nhẹ) ở Singapore chốt chặn eo biển Malacca.

Trên thực tế, chính là Mỹ đã chế tạo ra tàu hộ vệ hạng nhẹ mạnh nhất thế giới, được lắp vũ khí trang bị tương đương với một số tàu khu trục, trong đó 3 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Ailat trở thành nền tảng của lực lượng mặt nước Hải quân Israel, nhưng tàu chiến loại này cũng rất dễ bị tấn công, minh chứng là tàu hộ vệ hạng nhẹ Hanit của Quân đội Israel bị tên lửa chống hạm C-802 (do Trung Quốc chế tạo) bắn trúng trong cuộc chiến tranh Lebanon năm 2006. Hiện nay, số lượng tàu tên lửa của Hải quân Israel đã giảm xuống còn 10 chiếc.

Trong lĩnh vực tàu tên lửa và tàu hộ vệ hạng nhẹ, Trung Quốc đạt trình độ tiên tiến thế giới, đến nay vẫn có lực lượng tàu tên lửa khổng lồ nhất thế giới. Mặc dù đã nghỉ hưu rất nhiều tàu tên lửa cũ, nhưng trên nền tảng đó, Trung Quốc đã chế tạo 60-80 tàu tên lửa song thể Type 022 được cho là “mạnh nhất thế giới”.

Tốc độ loại tàu chiến này có thể đạt 40 hải lý/giờ, trang bị 8 quả tên lửa chống hạm YJ-83 kiểu mới nhất và pháo AK-630. Đồng thời, Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo lượng lớn tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, thông số tính năng cụ thể và kế hoạch chế tạo của nó tạm thời còn chưa rõ.

Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình lớp Visby do Thụy Điển chế tạo.
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình lớp Visby do Thụy Điển chế tạo.

Còn Đài Loan cũng chuẩn bị bắt đầu chế tạo hàng loạt tàu hộ vệ hạng nhẹ tàng hình, trang bị tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm. Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên mỗi nước đều có hàng trăm tàu tên lửa.

Nền tảng của Hải quân Iran cũng do tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa tạo nên, gồm 3 tàu hộ vệ hạng nhẹ cũ, 10 tàu tên lửa do Pháp chế tạo thập niên 70 và hàng trăm tàu tuần tra hộ tống.

Tất cả tàu tên lửa của Iran, gồm sản phẩm của phương Tây, đều trang bị tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc chế tạo và hàng nhái “Nour” của Iran. Tên lửa chống hạm Nour chính là vũ khí lợi hại của lực lượng Hezbollah làm trọng thương tàu hộ vệ hạng nhẹ Hanit của Hải quân Israel.

Còn rất nhiều tàu tuần tra hộ tống của Iran hoặc là lắp tên lửa chống hạm C-701, hoặc sử dụng tên lửa BM-21, các loại tên lửa chống tăng của Trung Quốc. Các nước Arab và các nước Đông Nam Á cũng đang chế tạo tương đối nhiều tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa.

Nhìn chung, thực lực hải quân của một nước càng mạnh, tỷ lệ tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa càng ít. Xu thế này rất rõ rệt trong rất nhiều quốc gia châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, một số quốc gia vùng Vịnh và ASEAN.

Còn Nga, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 20380 và Type 20385 đang chế tạo thực ra không có ý nghĩa lớn lắm, chỉ có tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 21630 và Type 21631 chế tạo cho hạm đội khu vực biển Caspian mới có giá trị sử dụng thực tế nhất định, còn đối với đa số hạm đội của Nga, tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa cơ bản không có “đất dụng võ” thực sự.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Fly Vefisken do Đan Mạch chế tạo.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Fly Vefisken do Đan Mạch chế tạo.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma do Hà Lan chế tạo
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma do Hà Lan chế tạo
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 21631 do Nga chế tạo
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 21631 do Nga chế tạo
Tàu tên lửa lớp Himana do Phần Lan chế tạo
Tàu tên lửa lớp Himana do Phần Lan chế tạo
Tàu tên lửa Type 022 của Trung Quốc
Tàu tên lửa Type 022 của Trung Quốc
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng