Ấn Độ có thể tiêu diệt gọn tàu sân bay Liêu Ninh?

"Tàu sân bay Vikrant Ấn Độ có thể tiêu diệt gọn tàu sân bay Liêu Ninh"

04/10/2013 09:06
Đông Bình
(GDVN) - "Tàu sân bay Liêu Ninh nếu không muốn trở thành đối tượng bị săn tìm và tiêu diệt thì chắc chắn phải chạy theo bầy đàn".
Biên đội tàu chiến Hải quân Ấn Độ (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Biên đội tàu chiến Hải quân Ấn Độ (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Đài truyền hình Bắc Kinh, Trung Quốc vừa có chương trình bình luận về tàu sân bay Vikrant Ấn Độ, được trang mạng sina Trung Quốc đăng tải lại. Bài viết cho rằng, cách đây không lâu, tức là vào ngày 12 tháng 8 năm 2013, Ấn Độ đã hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên Vikrant.

Đối với tàu sân bay này, không ít phương tiện truyền thông trong và ngoài Ấn Độ đã lập tức để ý tới Trung Quốc. Theo tuyên truyền của báo giới TQ, phía Ấn Độ mạnh mẽ tuyên bố, tàu Vikrant có thể tiêu diệt gọn tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc(?!).

Tờ "Deccan Herald" Ấn Độ cho rằng, hiện nay, Trung Quốc đang muốn xâm nhập Ấn Độ Dương, tàu sân bay Vikrant có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện uy lực của Hải quân Ấn Độ. Nó sẽ cùng với tàu sân bay Vikramaditya mua của Nga, bảo vệ hai bờ biển lớn đông tây của Ấn Độ.

Trong thời điểm tàu sân bay nội địa Ấn Độ hạ thủy, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tuyên bố công tác chuẩn bị chạy thử trên biển của tàu sân bay nội địa đầu tiên và tàu ngầm Arihant đầu tiên đều đã được sắp xếp, bố trí xong.

Có phương tiện truyền thông Ấn Độ phân tích cho rằng, điều này đã cho thấy khoảng cách sức mạnh quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang thu hẹp nhanh chóng. Ấn Độ vượt qua Trung Quốc về quân sự sẽ không phải là việc trong chớp mắt.

Nhưng, sau 10 năm hoặc 20 năm, Trung Quốc e rằng sớm muộn sẽ đối mặt với thách thức này, đến khi đó Ấn Độ trở thành mối đe dọa quân sự thực sự của Trung Quốc, có lẽ điều này sẽ không phải là chuyện viển vông.

Biên đội tàu chiến Ấn Độ
Biên đội tàu chiến Ấn Độ

Theo bài báo, ở châu Á, ngoài tàu sân bay Mỹ thường trú ở Nhật Bản, Thái Lan (tàu sân bay của Thái Lan chủ yếu để trưng bày, không có kinh phí hoạt động - PV), Ấn Độ và Nhật Bản đều có tàu sân bay hạng nhẹ, Trung Quốc có tàu sân bay hạng trung, Hàn Quốc cũng có "bán tàu sân bay" Dokdo.

Tàu sân bay nội địa Ấn Độ thuộc loại tàu sân bay hạng trung, hiện nay châu Á cũng đã trở thành nơi tập trung của tàu sân bay, cân bằng quân sự khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng hết sức tinh tế. Tàu sân bay Liêu Ninh nếu không muốn trở thành đối tượng bị săn tìm và tiêu diệt thì chắc chắn phải chạy theo bầy đàn.

Ngoài ra, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải cho rằng, Ấn Độ có lòng tự hào dân tộc rất mạnh, mấy năm gần đây nhập khẩu vũ khí đều đứng đầu thế giới, hơn nữa cũng đã đưa ra chiến lược "hai đại dương", muốn thông qua tàu sân bay thực hiện tác chiến hợp nhất trên không-trên biển. Lần này, tàu sân bay Vikrant hạ thủy, một số phương tiện truyền thông Ấn Độ cho rằng, nó có thể đe dọa Bắc Kinh, Thượng Hải của Trung Quốc.

Theo chuyên gia trên, đằng sau động thái này của Ấn Độ cũng có sự khuyến khích của Mỹ. Từ năm 2012 đến nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden lần lượt thăm Ấn Độ, trong thời gian đó đều cho biết, hy vọng Ấn Độ phát huy vai trò lớn hơn ở châu Á, tính chất thách thức rất rõ ràng, đây chỉ là một mặt của vấn đề.

Tàu sân bay nội địa đầu tiên Vikrant của Ấn Độ hạ thủy ngày 12 tháng 8 năm 2013
Tàu sân bay nội địa đầu tiên Vikrant của Ấn Độ hạ thủy ngày 12 tháng 8 năm 2013

Báo Trung Quốc tuyên truyền chia rẽ cho rằng, trên thực tế, Ấn Độ coi Ấn Độ Dương là sân sau của họ, rất không hài lòng với việc quân Mỹ đồn trú ở đảo Diego Garcia và tìm kiếm bá quyền Ấn Độ Dương, do đó, báo Trung Quốc võ đoán: Ấn Độ chế tạo tàu sân bay cũng nhằm kiềm chế Mỹ.

Đối với quan hệ Trung-Ấn, thông qua kênh ngoại giao, Trung Quốc tuyên bố như sau: "Trung Quốc và Ấn Độ đều là nước đang phát triển quan trọng và nền kinh tế mới nổi, không phải là đối thủ cạnh tranh, mà là đối tác hợp tác. Hai bên cần quý trọng cục diện tốt đẹp của quan hệ hai nước, cùng nỗ lực, kiên trì tình hữu nghị Trung-Ấn, đi sâu hợp tác chiến lược, thúc đẩy cùng phát triển, đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới".

Tàu sân bay Vikrant Ấn Độ
Tàu sân bay Vikrant Ấn Độ
Tàu sân bay Viraat Ấn Độ
Tàu sân bay Viraat Ấn Độ
Tàu sân bay Vikramaditya, Ấn Độ mua của Nga
Tàu sân bay Vikramaditya, Ấn Độ mua của Nga
Tàu sân bay hộ vệ tàng hình lớp Shivalik do Ấn Độ tự sản xuất
Tàu sân bay hộ vệ tàng hình lớp Shivalik do Ấn Độ tự sản xuất
Tàu hộ vệ tàng hình lớp Talwar của Hải quân Ấn Độ, mua của Nga
Tàu hộ vệ tàng hình lớp Talwar của Hải quân Ấn Độ, mua của Nga
Tàu khu trục lớp Rajput của Hải quân Ấn Độ phóng tên lửa săn ngầm
Tàu khu trục lớp Rajput của Hải quân Ấn Độ phóng tên lửa săn ngầm
Tàu hộ vệ lớp Godavari Hải quân Ấn Độ
Tàu hộ vệ lớp Godavari Hải quân Ấn Độ
Tàu khu trục lớp Rajput tiếp tế trên biển
Tàu khu trục lớp Rajput tiếp tế trên biển
Hải quân Ấn Độ tiến hành diễn tập tác chiến đổ bộ
Hải quân Ấn Độ tiến hành diễn tập tác chiến đổ bộ
Máy bay không người lái hải quân cất cánh
Máy bay không người lái hải quân cất cánh
Máy bay trực thăng lớp Sea King cùng binh sĩ đặc nhiệm, Hải quân Ấn Độ tiến hành diễn tập
Máy bay trực thăng lớp Sea King cùng binh sĩ đặc nhiệm, Hải quân Ấn Độ tiến hành diễn tập
Tàu vận tải đổ bộ Hải quân Ấn Độ, do Mỹ chế tạo
Tàu vận tải đổ bộ Hải quân Ấn Độ, do Mỹ chế tạo
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Kara, Hải quân Ấn Độ
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Kara, Hải quân Ấn Độ
Đông Bình