"Trung Quốc chưa đủ thực lực chế tạo tàu sân bay có ảnh hưởng"

07/08/2013 08:17
Đông Bình
(GDVN) - TQ đã biết tận dụng nguồn lực kinh tế và thời cơ xây dựng lực lượng trên biển, thực hiện chiến lược mới, nhưng chưa đủ năng lực ứng phó các thách thức.
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc tại quân cảng ở Thanh Đảo.
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc tại quân cảng ở Thanh Đảo.

Ngày 5 tháng 8, tạp chí Quan chức ngoại giao Nhật Bản đăng bài viết của biên tập viên Harry Kazianis cho rằng, gần đây có tin cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ hai. Tàu sân bay Liêu Ninh hiện có của Trung Quốc được cải tạo trên nền tảng tàu sân bay cũ của Liên Xô.

Nếu những hình ảnh trên diễn đàn quân sự của Trung Quốc là chính xác, thì tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc sẽ là tàu sân bay do họ tự chế tạo đầu tiên, đây là một cột mốc quan trọng. Nhưng, bài viết chỉ ra, tàu sân bay này vẫn còn phải chờ khoảng 10 năm mới có thể gây ảnh hưởng tới môi trường an ninh của châu Á.

Theo bài viết, Trung Quốc tự chế tạo tàu sân bay là có khả năng. Trong mấy chục năm qua, Trung Quốc đã mua sắm các loại tàu sân bay cũ, ý đồ của họ rõ ràng là muốn nắm lấy công nghệ và kỹ thuật của phương tiện tượng trưng cho sức mạnh quan trọng này.

Trên thực tế, trong mấy năm qua, có nhiều thông tin phản ánh Trung Quốc chế tạo tàu sân bay. Tuy những thông tin này rất quan trọng, nhưng tàu sân bay này cần phải có thời gian khoảng 10 năm mới có thể trở thành một nhân tố trong môi trường an ninh châu Á.

Trên thực tế, những hình ảnh đăng tải trên mạng đã làm nảy sinh nhiều câu hỏi hơn cho dư luận. Chẳng hạn, tàu sân bay này sử dụng động cơ thông thường hay động cơ hạt nhân? Nó sẽ mang theo bao nhiêu máy bay chiến đấu? Loại máy bay chiến đấu này phải chăng là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm? Trung Quốc phải chăng chế tạo 3 tàu sân bay?

Máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay
Máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay

Theo bài viết, khi năng lực chống can dự của Bắc Kinh trở thành vấn đề nóng được dư luận quan tâm thì Trung Quốc đã từng bước tạo được nguồn lực trên biển cần thiết cho xây dựng hải quân tầm xa. Tuy việc xây dựng lực lượng trên biển như vậy cần phải cân nhắc tổng hợp nhiều nhân tố, nhưng xu thế phát triển hiện nay rõ ràng cho thấy trong tương lai Hải quân Trung Quốc sẽ là một lực lượng mạnh.

Về lịch sử, trong phần lớn thời gian, Trung Quốc là một quốc gia lục địa, nhưng cùng với quan hệ căng thẳng với Nga dịu đi, trọng điểm quốc phòng của Trung Quốc đã từ chiến tranh đất liền hoặc chiến tranh hạt nhân giữa Trung-Ấn chuyển tới khu vực biển gần, tức là xung đột vũ trang ở chuỗi đảo thứ nhất.

Thông qua mua sắm của nước ngoài và đầu tư cho ngàng đóng tàu trong nước, nghiên cứu và huấn luyện, Bắc Kinh đã xây dựng được một lực lượng hải quân mạnh.

Trên thực tế, Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn với các đối tác trong khu vực, đồng thời tiến hành nhiều hoạt động hộ tống chống cướp biển ở vịnh Aden để phô diễn những thành quả xây dựng hải quân của họ. Vào năm 2011, Trung Quốc đã điều 1 tàu khu trục tên lửa tới Libya để hỗ trợ cho hoạt động sơ tán công dân Trung Quốc.

Tuy nhiên, mặc dù xu thế tổng thể cho thấy lực lượng trên biển của Trung Quốc là một lực lượng khu vực ngày càng được tăng cường, và còn từng bước mở rộng ra thế giới, nhưng Trung Quốc rõ ràng đối mặt với rất nhiều thách thức.

Trong vài chục năm tới, các nhà hoạch định chính sách Hải quân Trung Quốc sẽ đối mặt với các loại thách thức quyết định chiến lược, mua sắm, năng lực và tính chất lực lượng của họ.

Trung Quốc tăng cường biên chế tàu chiến mới dùng cho tác chiến biển gần (Biển Đông, biển Hoa Đông) và ưu tiên biên chế cho Hạm đội Nam Hải. Trong hình là tàu hộ vệ Type 056, số hiệu 582 biên chế cho Hạm đội Nam Hải ngày 25 tháng 2 năm 2013.
Trung Quốc tăng cường biên chế tàu chiến mới dùng cho tác chiến biển gần (Biển Đông, biển Hoa Đông) và ưu tiên biên chế cho Hạm đội Nam Hải. Trong hình là tàu hộ vệ Type 056, số hiệu 582 biên chế cho Hạm đội Nam Hải ngày 25 tháng 2 năm 2013.

Theo bài viết, nguồn lực tài chính chính là một vấn đề then chốt. Sự trỗi dậy trên biển của Bắc Kinh được lợi từ thực lực kinh tế tăng trưởng nhanh của họ, sự phát triển kinh tế này làm cho Trung Quốc có thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng ngân sách quốc phòng 2 con số.

Nhưng, trong mấy quý qua, tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, Bắc Kinh có thể sẽ phát hiện, họ đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn, cần tập trung nguồn lực tài chính vào các chương trình trong nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo phương hướng dẫn dắt bởi tiêu thụ, cuối cùng thực hiện mô hình kinh tế phát triển bền vững.

Tuy về môi trường địa-chính trị ở khu vực Đông Á và Ấn Độ-Thái Bình Dương hiện nay, tài sản trên biển đặc biệt quan trọng, nhưng về lâu dài, nền kinh tế của Trung Quốc có lợi hơn cho tham vọng của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.

Bài viết cho rằng, khi xây dựng lực lượng trên biển, Trung Quốc còn phải cân nhắc tới nhân tố khu vực lâu dài. Đến nay, Nga được Trung Quốc coi là đối tác hợp tác khu vực, hoàn toàn không phải là mối đe dọa của biên giới Trung Quốc, nhưng lịch sử chứng minh, tình hình này có thể nhanh chóng thay đổi.

Trung Quốc có thể đầu tư rất nhiều nguồn lực cho xây dựng sức mạnh trên biển, một phần nguyên nhân là quan hệ Trung-Nga có sự thay đổi trong mấy chục năm qua. Vì vậy, sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã chọn Nga làm chuyến thăm nước ngoài đầu tiên - điều này hoàn toàn không có gì ngạc nhiên.

Trung Quốc hiện chỉ có 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 và trang bị cả 3 tàu này cho Hạm đội Nam Hải
Trung Quốc hiện chỉ có 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 và trang bị cả 3 tàu này cho Hạm đội Nam Hải

Bài viết cuối cùng cho rằng, trong tương lai, lực lượng vũ trang Trung Quốc có thể có sự phát triển với nhiều cột mốc quan trọng, thỏa mãn tham vọng ngày càng tăng. Nhưng, trên thực tế, về trạng thái hiện nay của Hải quân Trung Quốc, năng lực được liên tục tăng cường, nhưng chưa đủ để ứng phó với thách thức, tàu sân bay mới của Trung Quốc chính là ví dụ thực tế rõ nhất.

* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Đông Bình