Trung Quốc chưa thể chế tạo được tàu sân bay động cơ hạt nhân

10/10/2015 08:34
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc không có kinh nghiệm thiết kế và chế tạo tàu chiến cỡ lớn như tàu sân bay hoặc tàu tấn công đổ bộ như về động cơ, luyện kim, máy phóng

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 6 tháng 10 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 29 tháng 9 đăng bài viết "Trung Quốc không có năng lực chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân có thể tiến hành tấn công mang tính hủy diệt" của tác giả Dave Majumdar.

Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc

Theo bài báo, nhìn vào hình ảnh vệ tinh, Trung Quốc có thể đã bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ hai.

Hình ảnh vệ tinh mà tờ "Jane's Defense Weekly" Anh lấy được từ công ty Airbus Defenceand Space cho thấy, hiện nay, tại bến tàu mà Trung Quốc từng dùng để cải tạo tàu sân bay Varyag Liên Xô cũ thành tàu sân bay Liêu Ninh, một chiếc tàu mới đang chế tạo.

Nó sẽ trở thành tàu sân bay do Trung Quốc tự chế tạo đầu tiên, tiền đề tà nếu nó thực sự là tàu sân bay.

Phân tích của Jane's cho thấy, độ dài của tàu đang chế tạo có thể khoảng 170 - 270 m, tàu rộng khoảng 30 m. So với tàu sân bay thông thường, kích cỡ của nó nhỏ hơn một chút, trong khi đó nhà phân tích của tờ Jane's cho rằng, họ không thể phán đoán tàu chiến mới chính là một tàu sân bay.

Trên thực tế, tàu sân bay lớp Kuznetsov như Liêu Ninh dài khoảng 305 m, rộng 72 m. Nhưng, nếu phân tích của tờ Jane's chính xác, thì độ dài của tàu chiến đang chế tạo tương đương với tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ.

Chiếc tàu sân bay này của Ấn Độ được chế tạo trên nền tảng tàu sân bay lớp Kiev Liên Xô hoặc tàu sân bay Charles de Gaulle R91.

Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc

Tuy nhiên, độ rộng tàu chiến này của Trung Quốc hẹp hơn, phần lớn tàu sân bay phải rộng hơn nhiều so với nó, điều này có nghĩa là chiếc tàu chiến này có thể là một tàu tấn công đổ bộ hoặc tàu chiến loại khác.

Bài viết cho rằng, thông tin Trung Quốc có thể đang chế tạo tàu sân bay mới hoàn toàn không gây bất ngờ.

Báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc do Lầu Năm Góc công bố năm 2015 cho biết: "Trung Quốc còn đang tiếp tục nghiên cứu chương trình tàu sân bay nội, có thể chế tạo nhiều tàu sân bay trong 15 năm tới".

Báo chí quốc tế dự đoán, tàu sân bay nội đầu tiên Type 001A của Trung Quốc có thể hạ thủy vào ngày 26 tháng 12 năm nay để kỷ niệm tròn 122 năm ngày sinh Mao Trạch Đông. Trước đó, báo chí Trung Quốc cũng cho biết, Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay nội ở Đại Liên.

Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc

Theo bài viết, mặc dù Trung Quốc có thể đang chế tạo tàu sân bay mới, chỉ có điều tàu sân bay do họ tự chế có thể phải nhỏ hơn nhiều tàu sân bay động cơ hạt nân lớp Nimitz hoặc tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford 100.000 tấn của Hải quân Mỹ.

Tàu chiến này của Trung Quốc có thể là một tàu sân bay động cơ thông thường tương đối nhỏ, lắp động cơ hơi nước hoặc diesel, có thể sẽ không trang bị hệ thống phóng điện từ.

Bài viết cho rằng, nguyên nhân rất đơn giản. Trung Quốc không có kinh nghiệm thiết kế và chế tạo tàu chiến cỡ lớn có thể tích tương đương tàu sân bay hoặc tàu tấn công đổ bộ. Họ thiếu công nghệ cần thiết thiết kế và chế tạo hệ thống đẩy của loại tàu chiến này.

Ngoài ra, khả năng luyện kim chế tạo thân tàu của Trung Quốc lạc hậu so với nước khác. Còn về máy phóng, Hải quân Mỹ đã bỏ ra nhiều năm mới hoàn thiện được máy phóng hơi nước, trong khi đó, máy phóng điện từ trên tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford vẫn chưa hoàn tất thử nghiệm.

Các kỹ sư Trung Quốc còn thiếu kinh nghiệm thực tế về các kỹ thuật liên quan.

Trung Quốc cho tập cất hạ cánh máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh
Trung Quốc cho tập cất hạ cánh máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh

Trung Quốc hiện nay thực sự không có công nghệ chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân. Hiện nay, người Trung Quốc đang chế tạo lò phản ứng hạt nhân hiện đại cho hạm đội tàu ngầm của họ.

Quả thực, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chỉ tương đương với tàu ngầm hạt nhân Liên Xô thập niên 70 của thế kỷ trước đã lỗi thời. Trung Quốc hiện nay còn chưa chuẩn bị tốt cho việc nâng cấp những thiết kế này lên trình độ thích hợp với tàu sân bay.

Thực ra, Bắc Kinh hầu như biết rõ điểm yếu của họ. Chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt cuối năm ngoái cho rằng, so với tàu ngầm, tàu sân bay phải lớn hơn nhiều. Kỹ sư hạt nhân Trung Quốc nghiên cứu phát triển được động cơ mạnh, an toàn để đẩy tàu chiến lớp 100.000 tấn trở lên cần phải có thời gian.

Theo bài viết, có thể thấy được, Trung Quốc có lẽ sẽ tìm cách bắt chước tàu sân bay USS Enterprise CVN-65 nghỉ hưu gần đây của Mỹ, tàu sân bay này sử dụng lò phản ứng hạt nhân của 8 tàu ngầm.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt CVN-71 Hải quân Mỹ thăm Anh
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt CVN-71 Hải quân Mỹ thăm Anh

Lúc ban đầu chế tạo tàu sân bay USS Enterprise, Mỹ hoàn toàn không có công nghệ chế tạo lò phản ứng thích hợp với sử dụng tàu sân bay. Hải quân đã chuyển sang lựa chọn 8 lò phản ứng tương đối nhỏ, nhưng cái giá là đã chiếm dụng rất lớn không gian.

Trong khi đó, tàu sân bay lớp Nimitz chế tạo sau này đã sử dụng 2 lò phản ứng cỡ lớn.

Bài viết cho là, đồng thời, Trung Quốc vẫn lạc hậu xa so với Mỹ và Nga trên phương diện công nghệ đẩy và kỹ thuật luyện kim. Khi chế tạo tàu chiến hải quân lúc đầu, nhà máy đóng tàu Trung Quốc từng gặp phải vấn đề công nghệ luyện kim lạc hậu, nhưng, Trung Quốc cuối cùng rất có thể giải quyết được vấn đề này.

Người Ấn Độ nhiều lần nhập khẩu thép độ bền cao của Nga, hiện đã nghiên cứu chế tạo được vật liệu hợp kim của mình. Người Trung Quốc chắc chắn sẽ sớm muộn thực hiện mục tiêu tương tự.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz Hải quân Mỹ
Tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz Hải quân Mỹ
Đông Bình