Trung Quốc đã có J-11D, nhưng vẫn cần Su-35 để bành trướng Biển Đông

07/05/2015 07:13
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Trung Quốc mua Su-35 để đối phó F-35 Nhật Bản, Su-30MKI và T-50 Ấn Độ, tăng mạnh năng lực áp đặt yêu sách bành trướng, xâm lược "đường lưỡi bò".
Máy bay chiến đấu J-11D Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Máy bay chiến đấu J-11D Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 6 tháng 5 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 4 tháng 5 đăng bài viết "Trung Quốc vẫn hy vọng có được Su-35 sát thủ của Nga" của tác giả Zachary Keck.

Mặc dù gần đây đã cho bay thử một loại máy bay chiến đấu phản lực mới, nhưng Trung Quốc vẫn hy vọng có được máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-35 do Nga sản xuất.

Ngày 29 tháng 4, Trung Quốc đã tiến hành bay thử lần đầu tiên máy bay chiến đấu J-11D. Loại máy bay chiến đấu này là phiên bản nâng cấp của J-11B, trong khi đó bản thân J-11B chính là sản phẩm sao chép của máy bay chiến đấu Su-27 do Nga chế tạo.

Chỗ đáng chú ý nhất của máy bay chiến đấu J-11D sau nâng cấp có lẽ là nó đã được tích hợp radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến của J-16.

Trung Quốc đã có J-11D, nhưng vẫn cần Su-35 để bành trướng Biển Đông ảnh 2

Quan chức Mỹ: Vài trăm máy bay J-11 đủ làm F-22 mất tác dụng

(GDVN) - 7 loại máy bay Mỹ tham gia triển lãm quốc phòng ở Australia nhằm phô diễn sức mạnh quân sự, khẳng định cam kết với đồng minh, thúc đẩy giao dịch thương mại.

Chính như học giả quân sự Jefferey Lynn và P.W. Singh khi nói về radar AESA đã chỉ ra: “Radar AESA đã giúp cho J-16 có thể vượt hành trình của máy bay chiến đấu mấy thế hệ trước, tiến hành đánh chặn đối với máy bay địch và có thể đồng thời tấn công nhiều mục tiêu mặt đất.

Radar AESA sẽ còn có thể tiến hành liên lạc dữ liệu với các hệ thống vũ khí khác trong đó có phương tiện vận tải không có người lái, nhằm tăng cường năng lực nhận biết của chúng đối với môi trường”.

Trong một bài viết gần đây, tác giả chỉ ra, một số nhà phân tích luôn tiến hành so sánh giữa máy bay J-11D với máy bay chiến đấu Su-35 Nga. Tuy nhiên, theo một bài viết trên tờ “Want Daily” Đài Loan, cho dù đã có máy bay chiến đấu J-11D mới, Trung Quốc vẫn sẽ trông chờ vào việc mua sắm Su-35 của Nga.

Tờ “Want Daily” cho rằng: “Su-35 là cần thiết, bởi vì nó sẽ lấp đi khoảng trống trước khi Không quân Trung Quốc trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tự chế tạo.

Nếu không có Su-35, Trung Quốc sẽ phải giải quyết vấn đề làm thế nào để đối phó với máy bay chiến đấu F-35 của Nhật Bản và Su -30MKI, T-50 của Ấn Độ”.

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc năm 2014
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc năm 2014

Bài viết này còn bổ sung cho rằng: "Mặc dù năng lực sản xuất J-11 có thể tăng lên 2 chiếc/tháng, con số này vẫn không đủ, càng chưa cần nói đến độ tiên tiến công nghệ của J-11 phải chăng có thể đối phó với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hay không - điều này vẫn không thể biết được".

Mặc dù Su-35 lấy Su-27 làm bản gốc để thiết kế, nhưng Su-35 có một số cải tiến quan trọng, bởi vì rất nhiều người Nga gọi nó là máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Trang mạng "Công nghệ không quân" cho rằng, Su-35 có tính cơ động cao và góc đón gió lớn, đồng thời đã trang bị hệ thống vũ khí tính năng cao có lợi cho nâng cao năng lực không chiến cho máy bay.

Tốc độ cao nhất của nó là 2.390 km/giờ, khoảng 2,25 Mach. Ngoài việc có thể chiến đấu với máy bay chiến đấu cao cấp đối phương, dung lượng khoang nhiên liệu khổng lồ và khoảng cách bay của Su-35 sẽ còn tăng mạnh năng lực áp đặt yêu sách chủ quyền Biển Đông (bất hợp pháp, lố bịch) cho Trung Quốc.

Trung Quốc đã có J-11D, nhưng vẫn cần Su-35 để bành trướng Biển Đông ảnh 4

Quan chức Mỹ: Tỷ lệ sát thương giữa F-22 và J-11 là 1:30

(GDVN) - Quan chức Mỹ khẳng định tỷ lệ sát thương F-22 với J-11 là 1 : 30, nhưng chuyên gia TQ cho là 1 : 2 hoặc 1 : 3, vì tính cả tên lửa phòng không trên chiến trường

Trên trang mạng "Học giả Ngoại giao", học giả quân sự Peter Woods có bài viết cho rằng, hiện nay, máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc có thể tiến hành "tuần tra" hạn chế đối với khu vực phía nam Biển Đông, nhưng dung lượng nhiên liệu của chúng đã hạn chế nghiêm trọng thời gian "tuần tra".

Khi áp đặt chủ quyền (bất hợp pháp, lố bịch) ở khu vực cách xa đất liền trong giai đoạn khủng hoảng, cần có khoảng cách và tốc độ bay của máy bay chiến đấu Su-35.

Công dụng của Su-35 rất có thể là để hỗ trợ cho áp đặt yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp, lố bịch) của Trung Quốc, tiếp tục đe dọa các nước có chủ trương chủ quyền ở khu vực và tạo hậu thuẫn bổ sung trong tình hình leo thang xung đột.

Peter Woods chỉ ra: "Then chốt của tất cả những điều này là nhiên liệu", trong khi đó, trên phương diện này, Su-35 có nhiều ưu thế so với Su-27.

Ông viết: "Một cải tiến quan trọng của Su-35 là nó có thể mang theo thùng nhiên liệu ở bên ngoài, ngoài ra nó còn có năng lực tiếp dầu trên không, dung lượng khoang nhiên liệu cũng lớn hơn 20% so với Su-27. Năng lực tiếp dầu trên không là một phần quan trọng khác của chiến lược tăng cường thời gian hoạt động trên không và khoảng cách bay cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc".

Bài viết trên tờ "Want Daily" cũng chỉ ra: "Dung lượng khoang nhiên liệu bên trong của máy bay chiến đấu Su-35 là 11,5 tấn, trong khi đó, của máy bay chiến đấu J-11D là 9 tấn, điều này có nghĩa là nó thích hợp hơn với việc thực hiện nhiệm vụ giám sát ở Biển Đông".

Biên đội máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Biên đội máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)