Trung Quốc sẽ kiểm soát 90% tuyến đường nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản

06/08/2015 07:42
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Nếu Trung Quốc kiểm soát được biển Hoa Đông, Biển Đông eo biển Đài Loan... thì có thể thiết lập 1 hành lang trên biển rất quan trọng đối với Nhật-Mỹ.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc hiện diện ở Yonaguni, tàu chiến và máy bay Nhật Bản đến gần theo dõi
Hạm đội Hải quân Trung Quốc hiện diện ở Yonaguni, tàu chiến và máy bay Nhật Bản đến gần theo dõi

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 5 tháng 8 dẫn báo Nga ngày 4 tháng 8 đưa tin, theo tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản, Trung Quốc đang tiếp tục tích cực thúc đẩy Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB). Mặt khác, 12 quốc gia trong đó có Mỹ và Nhật Bản hiện chưa thể đạt được thỏa thuận về Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Điều này cho thấy Mỹ đã mất đi vị thế lãnh đạo và vai trò ảnh hưởng từ trước. Do Mỹ nằm ở tư thế tiêu cực, các nước châu Á cần Nhật Bản nắm giữ quyền chủ động.

Sứ mạng lịch sử của chính quyền Shinzo Abe là phải phô diễn sức mạnh của mình, trong khi đó sức mạnh này là nhu cầu của cộng đồng quốc tế. Chính quyền Shinzo Abe hiểu rất rõ chiến lược toàn cầu của Trung Quốc và những sắc thái của đối đầu Trung-Mỹ.

Nếu nhìn vào toàn cục, không đi nghiên cứu những sự kiện cụ thể khác nhau thì ý đồ của Trung Quốc rất rõ ràng. Trung Quốc muốn làm cho Nhật Bản và Mỹ tin rằng, họ sẽ buộc phải thỏa hiệp vì sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Mỏ dầu khí Trung Quốc ở biển Hoa Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Mỏ dầu khí Trung Quốc ở biển Hoa Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Từ ý nghĩa này, Trung Quốc xây dựng 12 giếng dầu khí ở biển Hoa Đông tuyệt đối không phải là xuất phát từ cân nhắc về lợi ích kinh tế.

Phó Viện trưởng Tadae Takubo của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc gia quan trọng Nhật Bản cho rằng, nếu 12 giếng dầu khí này sẽ được dùng cho mục đích quân sự thì Nhật Bản sẽ đối mặt với mối đe dọa rất lớn.

Trung Quốc vượt Nhật Bản trong lĩnh vực cung ứng năng lượng. Tỷ trọng khí đốt Trung Quốc khai thác ở biển Hoa Đông và vùng biển khác chỉ chiếm 9% tổng lượng cung ứng năng lượng của Trung Quốc.

Năm 2012, Trung Quốc đã nhập khẩu 30,4 triệu tấn khí đốt hóa lỏng của 11 quốc gia, trong đó 52% được cung ứng qua đường ống ở Turkmenistan.

Do không có khách hàng khác, Nga và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận cung ứng khí đốt vận chuyển đường ống. Như vậy, Trung Quốc đã trở thành khách hàng duy nhất của khí đốt Nga.

Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc
Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc

Để ký kết thỏa thuận này, Nga đã có nhượng bộ rất lớn. Vì vậy, Trung Quốc đã bảo đảm cung ứng khí đốt ổn định của họ trong tình hình nhu cầu năng lượng không ngừng tăng lên.

Cán bộ thông tin của Bộ Kinh tế và Năng lượng Nhật Bản rất hoang mang về nguyên nhân Trung Quốc bất ngờ quyết định khai thác khí đốt ở biển Hoa Đông, trong khi hoàn toàn không xem xém chi phí khá cao và khả năng thành công không thể dự đoán.

Không thể phủ nhận năng lượng ở biển Hoa Đông rất hấp dẫn đối với Trung Quốc, nhưng có lẽ Trung Quốc có động cơ khác. Nếu không từ góc độ kinh tế, mà từ góc độ quân sự để xem xét tầm quan trọng của những giếng dầu khí này, vấn đề sẽ rõ ràng.

Biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực lân cận, không phận trong đó có vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản không bị Trung Quốc kiểm soát. Hiện nay, Trung Quốc đang tìm cách để kiểm soát những khu vực này.

Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Nếu những giếng dầu khí ở biển Hoa Đông được dùng cho mục đích quân sự thì Trung Quốc sẽ tăng thêm khó khăn cho việc triển khai của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Mỹ.

Đảo đá do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông đã tăng cường khả năng kiểm soát cho Trung Quốc đối với vùng trời trung tâm Biển Đông, đồng thời cũng đã tăng cường năng lực kiểm soát của Trung Quốc đối với vùng trời eo biển Bashi.

Từ ngày 30 tháng 7 trở đi, 4 máy bay ném bom Trung Quốc liên tục hai ngày bay qua eo biển giữa đảo Okinawa và đảo Miyako. Nếu như Trung Quốc đã khống chế eo biển Đài Loan thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh của Nhật Bản.

Nếu Trung Quốc kiểm soát được biển Hoa Đông, quần đảo Ryukyu, Biển Đông, eo biển Bashi và eo biển Đài Loan thì có thể thiết lập 1 hành lang trên biển rất quan trọng đối với Nhật Bản và Mỹ. Phần lớn vật tư chiến lược và 90% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản đều phải đi qua những khu vực này.

Cần xem xét vấn đề Trung Quốc khai thác khí đốt ở biển Hoa Đông từ góc độ này. Vấn đề này phải được phản ánh trong thảo luận dự luật bảo đảm an ninh.

Máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc
Máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc

Trung Quốc đưa ra 3 điều kiện thăm Trung Quốc cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong đó bao gồm không đến viếng đền Yasukuni. Bài viết cho rằng, trên cơ sở xem xét tình hình hiện nay, ông Shinzo Abe cần cân nhắc kỹ chuyến thăm Trung Quốc.

Ông Shinzo Abe cần tin tưởng Nhật Bản sau Chiến tranh đã đi con đường hòa bình lâu dài, không nên lo ngại bàn về quan niệm giá trị của người Nhật Bản, cho dù là để phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. 

Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)