Trung Quốc uy hiếp láng giềng, công lý, cảnh sát thế giới ở đâu?

08/05/2014 09:54
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc cho giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam định thăm dò dầu khí, bất chấp chủ quyền và các quyền lợi khác của Việt Nam.
Trung Quốc cho giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam định thăm dò dầu khí, bất chấp chủ quyền và các quyền lợi khác của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng luật công lý, luật pháp quốc tế.
Trung Quốc cho giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam định thăm dò dầu khí, bất chấp chủ quyền và các quyền lợi khác của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng luật công lý, luật pháp quốc tế.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 7 tháng 5 có bài viết dẫn lời Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn cho rằng, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, chính sách vấn đề Biển Đông của Mỹ đã trải qua một quá trình "từ không can thiệp đến can thiệp, từ không lựa chọn đứng về bên nào đến lựa chọn đứng về một bên".

Trước thập niên 90 của thế kỷ trước, trong vấn đề Biển Đông Mỹ cơ bản là trung lập, không giữ lập trường. Lấy "sự kiện đá Vành Khăn" làm bước ngoặt, Mỹ bắt đầu can thiệp hạn chế vào vấn đề Biển Đông.

Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm Việt Nam và có tuyên bố tại Hà Nội về vấn đề Biển Đông, chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông bằng cơ chế đa phương - đây là một bước ngoặt, cho thấy Mỹ bắt đầu từ can dự có hạn đến can dự tích cực trong vấn đề Biển Đông.

Philippines đệ trình tranh chấp chủ quyền Biển Đông lên trọng tài Tòa án Quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc, đã được Mỹ khuyến khích và ủng hộ.

Vị trí giàn khoan 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hộ tống cho giàn khoan khổng lồ này hiện có tới khoảng 80 tàu của Trung Quốc, trong đó có 7 tàu quân sự và số lượng tăng lên từng ngày (theo cuộc họp báo chính thức ngày 7 tháng 5 năm 2014)
Vị trí giàn khoan 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hộ tống cho giàn khoan khổng lồ này hiện có tới khoảng 80 tàu của Trung Quốc, trong đó có 7 tàu quân sự và số lượng tăng lên từng ngày (theo cuộc họp báo chính thức ngày 7 tháng 5 năm 2014)

Tạp chí "Nhằm vào" Đức ngày 5 tháng 5 bình luận cho rằng, chiến lược châu Á nhằm vào Trung Quốc của Mỹ tương tự như đối đầu với Nga. Ở châu Âu, Mỹ bao vây Nga từ biển Baltic đến Trung Á. Ở châu Á, vòng bao vây Trung Quốc của Mỹ từ căn cứ quân Mỹ ở Diego Garcia trên Ấn Độ Dương kéo dài đến căn cứ quân sự quân Mỹ ở Nhật.

Đối với Mỹ, thực hiện chính sách bao vây Trung Quốc phải "quy công lao" cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một nhà nghiên cứu vấn đề ngoại giao Nhật Bản ngày 6 tháng 5 cho rằng, rất nhiều quốc gia châu Á trong đó có Nhật Bản "chỉ cần liên kết với Mỹ là có thể không có đối thủ ở châu Á", trong khi đó Mỹ cũng nắm lấy tâm lý này của một số nước châu Á.

Tờ "Nhà kinh tế học" Anh cho rằng, Nga đang mạnh tay giành thêm lãnh thổ, Trung Quốc đang dọa nạt láng giềng, rất nhiều người đều đang đặt câu hỏi: "Cảnh sát thế giới đi đâu?".

Theo bài báo, sự yếu ớt của Obama trên sân khấu thế giới khiến cho các kẻ thù của Mỹ mạnh bạo hơn, gây ảnh hưởng đến an ninh của đồng minh Mỹ, cũng làm cho thế giới trở nên nguy hiểm hơn.

Tờ "Thời báo New York" Mỹ ngày 5 tháng 5 có bài xã luận đưa ra quan điểm tương tự, cho rằng, thế giới hầu như đang tan rã, Obama chưa thể khôi phục, cũng không thể làm cho các quốc gia bá đạo phục tùng ý chí của ông ấy.

Trung Quốc tập trận đánh chiếm đảo đá trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 21 - 22 tháng 1 năm 2014 (ảnh tư liệu)
Trung Quốc tập trận đánh chiếm đảo đá trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 21 - 22 tháng 1 năm 2014 (ảnh tư liệu)

Tờ "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 6 tháng 5 có bài viết cho rằng, ngày 28 tháng 5 là một ngày quan trọng, Obama sẽ có bài phát biểu ở trường quân sự West Point, có thể phác hoạ chính sách ngoại giao mang tính cột mốc mới của Mỹ.

Sự yếu ớt của chính sách ngoại giao Mỹ khiến cho phương Tây lo ngại, hơn nữa các đồng minh còn lo ngại về khả năng hỗ trợ thực sự của Mỹ.

Tờ "Thời báo Nhật Bản" cho rằng, Obama cam kết căn cứ vào hiệp ước đồng minh Nhật-Mỹ để bảo vệ đảo Senkaku. Nhưng, Nhật Bản nếu hoàn toàn dựa vào tuyên bố của Obama để ổn định quan hệ với các nước trong khu vực rõ ràng là không sáng suốt.

Tờ "Thời báo Okinawa" Nhật Bản có bài xã luận giải thích cho rằng, Obama một mặt nhấn mạnh đoàn kết giữa các đồng minh, một mặt cũng nhấn mạnh hoàn toàn không phải muốn phong tỏa Trung Quốc, ông hoàn toàn không miêu tả thế trận "Nhật-Mỹ nhằm vào Trung Quốc".

Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng. (Nguồn: Cảnh sát biển Việt Nam)
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng. (Nguồn: Cảnh sát biển Việt Nam)

Tờ tạp chí "Forbes" Mỹ cho rằng, Obama mạnh mẽ đưa ra chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" tạo sự chênh lệch giữa kỳ vọng của các đồng minh châu Á với khả năng hành động của Mỹ khi xảy ra phiền phức.

Những phiền phức này chính là tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước xung quanh. Hiểu nhầm lớn nhất của Tổng thống Philippinese Benigno Aquino là Mỹ sẽ ứng phó thế nào khi Trung Quốc xâm lược chủ quyền của Philippines trên Biển Đông, Nhật Bản cũng vậy.

Tờ "Philippine Daily Inquirer" Philippines liên tiếp bình luận cho rằng, ngoại giao là nghệ thuật có mục đích mơ hồ, mà sự mơ hồ về chiến lược này phù hợp với lợi ích tốt nhất của Mỹ.

Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông vào ngày 26 tháng 7 năm 2013 (ảnh tư liệu)
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông vào ngày 26 tháng 7 năm 2013 (ảnh tư liệu)
Đông Bình