Mỹ từ bỏ tác chiến hợp nhất trên không-trên biển không phải là thượng sách

Về chiến lược "Can dự vùng quốc tế toàn cầu và liên hợp cơ động" mới của Mỹ

01/02/2015 08:52
Việt Dũng
(GDVN) - Chiến lược này hiện đã được thay thế bằng chiến lược mới có tên là "Can dự vùng quốc tế toàn cầu và liên hợp cơ động" (JAM-GC).
Ngày 23 tháng 1 năm 2015 tàu sân bay USS George Washington Mỹ tổ chức diễn tập ở Biển Đông, ngày 25 tháng 1 năm 2015 đến Philippines
Ngày 23 tháng 1 năm 2015 tàu sân bay USS George Washington Mỹ tổ chức diễn tập ở Biển Đông, ngày 25 tháng 1 năm 2015 đến Philippines

Mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 29 tháng 1 cho rằng, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa từ khái niệm "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" ("Air-Sea Battle" concept) chuyển sang chuyên tâm vào khái niệm "Can dự vùng quốc tế toàn cầu và liên hợp cơ động" (JAM-GC).

Bài viết cho rằng, hành động này của Bộ Quốc phòng Mỹ đã bóp chết tính sáng tạo của khái niệm tác chiến "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", đã làm mơ hồ trọng điểm quan tâm của nó. "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" đã tổng hợp các kinh nghiệm thành công của Mỹ trong ứng phó với mối đe dọa quân sự "chống can thiệp và ngăn chặn khu vực" (A2/AD) và mối đe dọa quân sự ở châu Á của Trung Quốc, đã phân tích những hạn chế của Quân đội Mỹ trong tình hình an ninh toàn cầu mới và đã cung cấp kiến nghị cải cách.

"Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" lần đầu tiên đưa ra vào năm 2010, là một khái niệm tác chiến lấy không quân và hải quân làm chính để đối phó với mối đe dọa quân sự "chống can thiệp và ngăn chặn khu vực" (A2/AD) của đối thủ trong các cuộc xung đột tương lai, tác chiến hợp nhất trên không-trên biển rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn Trung Quốc, có lợi cho Quân đội Mỹ thực hiện chiến lược "tái cân bằng" bảo vệ  hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngày 23 tháng 1 năm 2015 tàu sân bay USS George Washington Mỹ tổ chức diễn tập ở Biển Đông, ngày 25 tháng 1 năm 2015 đến Philippines
Ngày 23 tháng 1 năm 2015 tàu sân bay USS George Washington Mỹ tổ chức diễn tập ở Biển Đông, ngày 25 tháng 1 năm 2015 đến Philippines

Tuy nhiên, Quân đội Mỹ hoàn toàn không sử dụng thành công khái niệm tác chiến "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" để giải quyết tất cả mọi vấn đề. Trung Quốc có sức mạnh quân sự tăng trưởng nhanh chóng là trở ngại của Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lực lượng Cảnh sát biển của Trung Quốc ở Biển Đông dùng hình thức "hòa bình" làm cho những tính toán tái cân bằng châu Á của Mỹ mất hiệu quả. Mặc dù hiện nay điều này xem ra không đáng nói, khác với mối đe dọa "đại chiến" theo giả thiết của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" ban đầu. Nhưng, trên thực tế, một khi những sức mạnh này được tích tụ thì sẽ tạo ra mối đe dọa to lớn cho Mỹ.

Vì vậy, bài viết cho rằng, Quân đội Mỹ phải đi tìm phương án giải quyết để có thể tiếp tục tiến hành tác chiến và điều động lực lượng ở bất cứ khu vực nào xuất hiện thách thức "chống can thiệp và ngăn chặn khu vực". Muốn làm được điều này, Quân đội Mỹ cần kiên trì nguyên tắc "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", tức là duy trì năng lực hành động quân sự ở khu vực mà Quân đội Mỹ cho rằng có thách thức chống can dự và ngăn chặn khu vực, ủng hộ viện trợ cho các đồng minh ở tiền tuyến, phát động cuộc chiến tranh mạng dựa vào năng lực C4ISR.

Bộ Quốc phòng Mỹ cần chú ý tới tầm quan trọng của tên gọi. Học giả chính trị đương đại Mỹ Samuel Huntington từng nói, một tên gọi chiến lược đơn giản, dễ hiểu và có tác dụng định nghĩa tốt mới có thể nhận được sự coi trọng của người dân và chính khách.

Ngày 23 tháng 1 năm 2015 tàu sân bay USS George Washington Mỹ tổ chức diễn tập ở Biển Đông, ngày 25 tháng 1 năm 2015 đến Philippines
Ngày 23 tháng 1 năm 2015 tàu sân bay USS George Washington Mỹ tổ chức diễn tập ở Biển Đông, ngày 25 tháng 1 năm 2015 đến Philippines

Khái niệm tác chiến "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" đã giải thích rất tốt tính chất của chiến lược này, đồng thời làm cho người xây dựng chính sách hiểu rõ khi giải quyết các thách thức "chống can thiệp và ngăn chặn khu vực" cần cung cấp cái gì cho hải quân và không quân. Trong khi đó, tên gọi khái niệm "can dự vùng quốc tế toàn cầu và liên hợp cơ động" lại không nói rõ điều này.

Đưa khái niệm tác chiến "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" vào một khái niệm chung do Bộ liên hợp giám sát sẽ làm cho lực lượng Thủy quân lục chiến lấy một góc nhìn hoàn toàn mới để đối mặt với mối đe dọa "chống can thiệp và ngăn chặn khu vực", sự tham gia của lực lượng mặt đất có năng lực tác chiến liên khu vực cũng có thể làm giảm gánh nặng tác chiến.

Nhưng, sự liên hợp của 4 lực lượng không thể trả giá bằng trọng điểm quan tâm tác chiến và sáng tạo. Tác giả cũng chỉ ra, mặc dù sự liên hợp này đã nâng cao hiệu suất tác chiến của Quân đội Mỹ, nhưng cũng sẽ dẫn tới "coi trọng hình thức quản lý đồng thuận của chủ nghĩa quan liêu". Nếu khái niệm tác chiến mới này cuối cùng chứng minh là vô dụng thì nó sẽ kêu gọi Quân đội Mỹ xây dựng lại một chiến lược an ninh có hiệu quả hơn.

Ngày 23 tháng 1 năm 2015 tàu sân bay USS George Washington Mỹ tổ chức diễn tập ở Biển Đông, ngày 25 tháng 1 năm 2015 đến Philippines
Ngày 23 tháng 1 năm 2015 tàu sân bay USS George Washington Mỹ tổ chức diễn tập ở Biển Đông, ngày 25 tháng 1 năm 2015 đến Philippines
Việt Dũng