Những bức ảnh về vũ trụ đầu tiên của máy ảnh năng lượng tối

19/09/2012 11:47
Kim Tuyến (Theo Space)
(GDVN) - Chiếc máy ảnh năng lượng tối được đặt tại Chile đã chụp lại được những bức ảnh đầu tiên của mình về những dải ngân hà xa xôi. 

Chiếc máy ảnh năng lượng tối được đặt tại Chile đã chụp lại được những bức ảnh đầu tiên, gọi là “ánh sáng đầu tiên” của mình về những dải ngân hà xa xôi.

Hình ảnh thu nhỏ về trung tâm chòm sao dạng cầu 47 Tucanar, cách Trái đất khoảng 17.000 năm ánh sáng được chụp bởi máy ảnh năng lượng tối. (Ảnh: Dark Energy Survey Collaboration)
Hình ảnh thu nhỏ về trung tâm chòm sao dạng cầu 47 Tucanar, cách Trái đất khoảng 17.000 năm ánh sáng được chụp bởi máy ảnh năng lượng tối. (Ảnh: Dark Energy Survey Collaboration)

James Siegrist, phó giám đốc khoa học vật lý hạt năng lượng cao của Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng: “Thành tựu ánh sáng đầu tiên của máy ảnh năng lượng tối khởi nguồn một kỷ nguyên mới trong sự khám phá về biên giới vũ trụ của chúng ta.

Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về sự huyền bí của năng lượng tối và ý nghĩa của nó tới vũ trụ.”

Theo các nhà khoa học, năng lượng tối chiếm tới 74% vũ trụ nhưng họ biết rất ít về nó. Hiện tại, năng lượng tối là tên gọi dùng để chỉ lực ngược chiều với lực hấp dẫn và làm tăng tốc độ giãn nở của vũ trụ.

Brenna Flaugher, nhà khoa học và quản lý dự án ở phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) bày tỏ:

“Khảo sát năng lượng tối sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về nguyên nhân tại sao tốc độ giãn nở của vũ trụ đang tăng chứ không phải giảm do tác động của lực hấp dẫn. Thật sung sướng khi thấy tất cả mọi người trong đoàn nghiên cứu nỗ lực cùng nhau.”

Hình ảnh của dải ngân hà hình xoắn ốc NGC 1365 trong chòm Fornax, cách Trái đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng được chụp bởi máy ảnh năng lượng tối vào tháng 9/2012. (Ảnh: Dark Energy Survey Collaboration)
Hình ảnh của dải ngân hà hình xoắn ốc NGC 1365 trong chòm Fornax, cách Trái đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng được chụp bởi máy ảnh năng lượng tối vào tháng 9/2012. (Ảnh: Dark Energy Survey Collaboration)

Thiết bị mới này, một camera 570 megapixel đã chụp lại được những bức hình đầu tiên  vào ngày 12/9.

Máy ảnh năng lượng tối được đặt tại Fermilab ở Batavia và được lắp đặt trong kính viễn vọng Victor M. Blanco ở trạm quan sát Cerro Tololo Inter-American, nhánh phía nam của trạm quan sát thiên văn học NOAO.

Chiếc camera có thể chụp được các dải ngân hà xa tới 8 tỷ năm ánh sáng.

Vào tháng Mười hai, sau khi chiếc camera được thử nghiệm, nó sẽ bắt đầu công trình nghiên cứu năng lượng tối, công trình nghiên cứu về dải ngân hà lớn nhất từng được từng hiện bằng việc lập bản đồ 1/8 bầu trời.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng nghiên cứu sẽ điểm mặt 300 triệu các dải ngân hà, 100.000 các quần ngân hà và 4.000 siêu tân sao. 


Kim Tuyến (Theo Space)