"70% các hình thức khuyến mại hiện nay đều là giả"

06/02/2013 07:04
Hoàng Lực
(GDVN) - Để kích cầu tiêu dùng, nhiều siêu thị, cửa hàng bán lẻ... hiện nay sử dụng các hình thức khuyến mại giảm giá. Tuy nhiên ông Vũ Vinh Phú Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, Phó chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (AVR) khẳng định: "Theo tôi 70% khuyến mại hiện nay là giả".

Năm 2012 những khó khăn kinh tế khiến sức đầu tư, cạnh tranh của kinh tế Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ Việt Nam nói riêng "tụt hạng" nhiều bậc. Để có cái nhìn toàn diện, đánh giá đúng thực trạng đưa giải pháp cho thị trường bán lẻ Việt Nam, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh kinh doanh bán lẻ...  phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Vinh Phú Phó chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (AVR). 

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, Phó chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (AVR).
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, Phó chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (AVR).


Để "tiềm năng thành động năng"

- Với vai trò Phó chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam ông đánh giá thế nào về thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2012 và triển vọng phát triển năm 2013?Ông Vũ Vinh Phú: Theo đánh giá của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, thị trường bán lẻ nước ta rất tiềm năng chính vì vậy từ 1/1/2009 khi chúng ta cho mở cửa cho các doanh nghiệp 100% vốn FDI thì rất nhiều thương hiệu bán lẻ, siêu thị nước ngoài vào đầu tư như Metro, BigC, Parkson… Điều này tạo luồng gió mới thay đổi diện mạo ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Từ đó thúc đẩy GDP bán lẻ ngày càng tăng lên.   Tuy nhiên để biến “tiềm năng thành động năng” để thúc đẩy phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan và khách quan như phân bổ đầu tư, trải thảm đỏ thế nào trong việc thu hút đầu tư ngành bán lẻ… Cùng với kinh tế khó khăn trong năm qua, ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khi sức mua trong dân giảm, thay vì bắt tay để phân bổ lượng hàng hóa thì bản thân ngành kinh doanh bán lẻ lại diễn ra cuộc cạnh tranh. Vì vậy theo tôi bức tranh chung của ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ Việt Nam trong năm qua là hết sức khó khăn có nguy cơ tụt lùi. Tuy tổng mức tiêu thụ hàng hóa dịch vụ bán lẻ năm 2012 tăng 17% so với năm 2011 so với thời kỳ hoàng kim 2001 – 2007 thì tăng khoảng 11% nhưng sau khi loại trừ yếu tố giá, doanh số bán lẻ lại thấp hơn gần một nửa.
Sức mua của người dân năm 2013 được dự đoán là sẽ thấp hơn năm 2012 vì vậy ngành kinh doanh dịch vu bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó
Sức mua của người dân năm 2013 được dự đoán là sẽ thấp hơn năm 2012 vì vậy ngành kinh doanh dịch vu bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó
- Như ông có nói đến vấn đề “tụt hạng” về đầu tư cạnh tranh của kinh tế Việt Nam nói chung và đầu tư kinh doanh dịch vụ bán lẻ nói riêng vậy theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên? 
Ông Vũ Vinh Phú: Lâu nay chúng ta thường nghe câu chuyện ở Việt Nam có nhiều lợi thế, nhiều ưu điểm để thu hút đầu tư nước ngoài như tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, thị trường… Nhưng thực tế thì còn rất nhiều việc phải làm. Có những cái nhà đầu tư nước ngoài kêu nhiều trong năm qua như thủ tục hành chính, đăng ký kinh doanh, xin đất đầu tư… Tôi chỉ xin ví dụ: Nhà đầu tư đến Việt Nam phải mất cả 1.000 giờ để kê khai thuế, trong khi các nước chỉ mất có vài trăm giờ. Cùng với đó điều được không ít nhà đầu tư nước ngoài phàn nàn là việc xin đất đầu tư gắn với đó là khoản không nhỏ chi phí “bôi trơn” quan hệ. Mà điều này thì doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt với doanh nghiệp làm ăn chính đáng họ không hề muốn nên sẵn sàng quay lưng. Vì vậy theo tôi có 3 nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài còn ngại ngần trước khi muốn đầu tư vào Việt Nam là chính sách, hạ tầng cơ sở, chi phí sản xuất cao. Thứ nhất về mặt chính sách điều khiến không ít nhà đầu tư thấy không mặn mà khi đầu tư tại Việt Nam nhất là nhà đầu tư thuộc thị trường bán lẻ là phải chạy theo chính sách. Nói cách khác cái chúng ta thiều là việc ban hành chính sách đầu tư, chính sách thuế… phải có chu kỳ dài, không thể nay thế này mai thế khác được.Thứ hai, chính là hạ tầng sơ sở của chúng ta hiện nay chưa đáp ứng được mong muốn của nhà đầu tư. Chỉ tính nguyên lĩnh vực kinh doanh bán lẻ thì với hệ thống cảng biển, bến xe, nhà ga việc vận chuyển hàng hóa lưu thông đã gặp khó khăn. Ví dụ anh xây dựng siêu thị ở Hà Nội nhưng phải vận chuyển hải sản từ Nam Định, Quảng Ninh, Thái Bình thì quãng đường di chuyển dài ảnh hưởng chất lượng hàng hóa, giá hàng hóa bán lẻ, như 1kg cá thu tại bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa giá chỉ 120.000 đồng nhưng ra đến Hà Nội lúc nào cũng không dưới 300.000 - 400.000 đồng.  Cùng với hạ tầng cơ sở kém, doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư Việt Nam bên cạnh nhà xưởng họ phải mất chi phí cho các khoản Công nghiệp phụ trợ. Như để sản xuất nhà máy điện tử xung quanh đó là các nhà máy vệ tinh cung cấp sản xuất thiết bị. Cũng như vậy việc mở siêu thị, trung tâm mua sắm phải gắn liền với thị trường, không ai lại về giữa vùng đồi núi để mở một siêu thị ở làng thuần nông cả.Thứ ba chính là chi phí sản xuất cao như nguyên liệu, vận chuyển xa đẩy giá sản phẩm lên. Tất cả những điều này khiến đầu tư và năng lực cạnh tranh của chúng ta tụt từ 5 – 10 bậc/ 1 năm. Giải bài toán "tụt hạng" đầu tư, cạnh tranh bán lẻ Việt- Để giải bài toán thu hút đầu tư và đầu tư kinh doanh dịch vụ bán lẻ kích cầu tiêu dùng, theo ông cần làm gì?
Ông Vũ Vinh Phú: Theo tôi lâu nay chúng ta thường nói câu chuyện "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đây là chủ trương đúng đắn của nhà nước nhưng cần phải hiểu không phải bất cứ ở đâu ta cũng “công nghiệp hóa”. Tối lấy ví dụ Đà Lạt thì phải phát triển du lịch chứ sao công nghiệp hóa được hay Sa Pa cũng thế. Chính vì hướng nhiều về mục tiêu “công nghiệp hóa” nên chúng ta chủ yếu đầu tư sản xuất công nghiệp nhưng là công nghiệp thuần túy không phải công nghiệp công nghệ cao từ đó ta phần nào một thời gian bỏ quên đi nông nghiệp. Vì vậy tôi cho rằng để đi lên “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” chúng ta cần đi lên từ nông nghiệp và kinh tế biển. Một lần tôi có được nghe một chuyên gia kinh tế nước ngoài sau khi tham gia khảo sát tiềm năng kinh tế Việt Nam đã không ngần ngại cho rằng: “Việt Nam nên trở thành cái bếp của thế giới”. Quay trở lại với ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ để thu hút đầu tư trước hết cần có chính sách tạo động lực để mở rộng các kênh bán lẻ trong nước như siêu thị, trung tâm mua sắm. Đặc biệt là với các siêu thị nội địa, theo tôi do siêu thị nội địa của ta vốn ít, sức cạnh tranh yếu nhà nước nên có chính sách hỗ trợ về đất để nhà đầu tư trong nước tiếp cận các khu vực trung tâm nội thành hỗ trợ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển.  Điều lo ngại với ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ chính là sự độc quyền của ngành năng lượng như điện, xăng dầu. Vì đây là đầu vào tối quan trọng của thương mại hàng hóa. Vì thế cần có sự ổn định giá các mặt hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.- Để kích cầu tiêu dùng, nhiều siêu thị sử dụng các hình thức khuyến mại giảm giá nhưng thực tế lại có không ít siêu thị tự nâng giá rồi khuyến mại nhằm bán sản phẩm, mặt khác chất lượng sản phẩm tại nhiều siêu thị đang bị người tiêu dùng đặt câu hỏi, ông nói gì về ý kiến trên?

Hiệp hội Các nhà Bán lẻ Việt Nam (AVR) là tổ chức xã hội nghề nghiệp quy tụ các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong ngành bán lẻ và các lĩnh vực liên quan đến bán lẻ...

Sau khi thành lập ngày 16/10/2009, Hiệp hội đến nay đã quy tụ được khoảng 200 doanh nghiệp thành viên. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, sự ra đời của Hiệp hội được coi là nhân tố thúc đẩy quá trình liên kết hợp tác giữa các Doanh nghiệp trong nước để cùng cạnh tranh, phát triển. Hiện nay Hiệp hội đã tham gia Liên đoàn Các Hiệp hội Bán lẻ Châu Á-Thái Bình Dương (FAPRA) và tham gia các hoạt động giao lưu với các Hiệp hội Bán lẻ khu vực.
Ông Vũ Vinh Phú: Đây thực sự là câu chuyện buồn của ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ Việt Nam, khi mà thói quen sử dụng hàng hóa người Việt tại siêu thị mới bắt đầu được hình thành, ngay lập tức người tiêu dùng phải nếm “trái đắng” trước hành vi gian lận có thể nói thẳng là “lừa đảo” của không ít siêu thị.
Tôi xin khẳng định lần nữa, theo tôi 70% khuyến mại hiện nay là giả. Trong lúc ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ đang điêu đứng vì kinh tế khó khăn thì với cách làm như vậy không thể trông chờ một tương lai sáng lạn cho kinh doanh dịch vụ bán lẻ chúng ta phát triển. Để trị căn bệnh này theo tôi cần phải nâng cao vài trò người tiêu dùng, tôn trọng quyền của người tiêu dùng và bảo vệ họ đó cùng là một cách kích cầu tiêu dùng. Đồng thời nếu các siêu thị làm tốt vấn đề chất lượng sản phẩm, làm tốt, làm thật các chương trình giảm giá khuyến mại chưa nói cạnh tranh, vươn tầm đi đâu xa chỉ cần người tiêu dùng từ chợ cóc, chợ tạm về với siêu thị thì họ đã lãi cả trăm tỷ rồi.- Trong những năm qua và đặc biệt 2012 bùng nổ các kênh bán lẻ trực tuyến, ông có thể đánh giá về vai trò, tiềm năng của kênh bán hàng này? 

Ông Vũ Vinh Phú:
 Không chỉ năm 2012 mà nhiều năm trước đây thương mại điện tử, bán lẻ trực tuyến đã có mặt và đang dần được người tiêu dùng quan tâm. Nhưng theo tôi nhìn lại sự cố của Nhóm mua, Mua chung… những trang bán hàng theo nhóm, bán hàng trực tuyến theo tôi còn nhiều hạn chế phải khắc phục.
Thứ nhất các giao dịch mua bán qua kênh bán hàng trực tuyến người tiêu dùng chưa thấy sản phẩm ngay mà tâm lý phải “nhìn tận mắt”. Cộng thêm việc giao dịch người tiêu dùng phải trả tiền trước trong khi sản phẩm nhận được lại không đảm bảo chất lượng khiến người tiêu dùng quay lưng. Hạn chế thứ hai chính là hiện nay quy định luật chưa nghiêm nên việc bán hàng kém chất lượng của kênh bán hàng trực tuyến vẫn chưa bị xử lý thức đáng. Cùng với đó là việc hàng hóa, mã vạch còn lỗn xộn ở các mẫu hàng khiến hàng rởm, kém chất lượng tìm cách luồn lách qua kênh thương mại điện tử để tiêu thụ. Vì vậy theo đánh giá cá nhân tôi thì để có sự phát triển bền vững phát huy yếu tố ổn định, ưu điểm của thương mại điện tử thì cần phải có chu kỳ lâu hơn có thể phải đến 10 năm tới.
- Xin cảm ơn ông!


Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Hoàng Lực