8 điểm “nóng” kinh tế có thể tiếp diễn trong năm 2013

16/02/2013 14:29
Thành Tâm/Thời báo Kinh tế Việt Nam
Trong cuộc trò chuyện đầu Xuân, TSKH Trương Công Phú - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế UBMTTQ Việt Nam chỉ rõ 8 “điểm nóng” của nền kinh tế Việt Nam năm 2012 có thể trong năm 2013 vẫn phải đối mặt:
“Về khách quan có thể thấy kinh tế thế giới năm 2012 tăng trưởng chậm chạp, rủi ro ngày càng tăng và quá trình phục hồi kinh tế ngày càng khó khăn hơn. Dự báo trong năm 2013, kinh tế thế giới có thể phục hồi nhẹ nhưng yếu ớt. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2012 có cải thiện song rủi ro vẫn luẩn khuất, sản xuất kinh doanh rất khó khăn, phục hồi chậm chạp và yếu. Những vấn đề nổi cộm trong năm 2012 còn có thể tiếp diễn trong năm 2013", Viện sĩ, TSKH Trương Công Phú - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế UBMTTQ Việt Nam chia sẻ.

Trong cuộc trò chuyện đầu năm, ông Phú đã phân tích rõ hơn những điểm nóng kinh tế này.

- Thưa ông, dẫu cho cuối năm 2012, nền kinh tế Việt Nam có vẻ đang “ấm lại” sau những biện pháp quyết liệt trong điều hành kinh tế, tài chính, tiền tệ của Chính phủ. Tuy nhiên theo nhận định chung năm 2013 nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phản đối mặt với những thách thức lớn, ông có thể nhận diện một cách rõ hơn nhưng “điểm nóng”?
TSKH Trương Công Phú: Sau đây sẽ là 8 “điểm nóng” của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013 vẫn phải đối mặt: Một là, tăng trưởng kinh tế chậm lại, các nhân tố kích thích tăng trưởng giảm, hiệu quả đầu tư vẫn thấp, các chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ đã hạ nhiệt nhanh lạm phát, đồng thời cũng góp phần làm cho sản xuất, kinh doanh suy giảm, đặc biệt là trong công nghiệp và xây dựng.
Nhân tố kích thích tăng trưởng kinh tế là sức cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP so với năm trước đều giảm và trong những năm tiếp theo chưa có khả năng tăng đáng kể. Như vậy, hiệu quả đầu tư giảm và là một trong những nguy có tiềm ẩn lạm phát.
Hai là, thậm hụt ngân sách nhà nước lớn. Các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) tăng nhanh, trong khi thu NSNN tăng chậm đã làm cho thâm hụt NSNN/GDP năm 2012 tăng khoảng 4%, năm 2011 khoảng 2%. Điều này cứ tiếp diễn thì sẽ gây khó khăn cho việc tái cơ cấu nền kinh tế và thay đổi mô hình phát triển.

Viện sĩ, TSKH Trương Công Phú, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế UBMTTQ Việt Nam.
Viện sĩ, TSKH Trương Công Phú, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế UBMTTQ Việt Nam.


Ba là
, lạm hát có thể quay trở lại. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 chỉ tăng 9,21% nhưng vẫn lo ngại khả năng tăng giá tiếp tục tái diễn trong năm 2013.
Bốn là, hàng tồn kho vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở các mặt hàng tha, sắt thép, phân bón, xi măng. Đặc biệt
tồn kho BĐS trên 40.000 tỷ đồng, hàng sản suất ra không bán được làm hàng loạt DN rơi vào khó khăn đình trệ sản xuất, thua lỗ, phá sản, dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế và giảm tốc độ tăng trưởng.
Năm là, nợ xấu ngân hàng tăng mạnh. Theo báo cáo của Thủ tướng trình QH ngày 14/11/2012, nợ xấu tại thời điểm trên là 8,82% tổng mức tín dụng của nền kinh tế, tương đương khoảng 250.000 tỷ đồng (gần 12 tỷ USD) tương đương với 10% GDP. Con số nợ xấu này lớn gấp 11,7% lần con số năm 2011, dù chưa tính đến nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản (dự tính khoảng 90.000 tỷ đồng).
Từ năm 2009 đến nay nợ xấu của các TCTD tăng nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong 10 năm qua, tín dụng liên tục tăng trưởng, bình quân khoảng 33% năm, song khi tín dụng tăng trưởng thấp, sản xuất kinh doanh đình trệ thì tỷ lệ nợ xấu càng trở nên rõ ràng hơn.
Sáu là, thị trường BĐS khó khăn, đóng băng, tồn kho lớn. Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 16.469 căn hộ chung cư 4.116 nhà thấp tầng, 25.870m2 nhà văn phòng cho thuê với tổng giá trị hàng tồn kho BĐS khoảng 40.000 tỷ đồng.
Nhưng theo số liệu của các tổ chức đầu tư quốc tế như Dragon Capital thì số căn hộ tồn kho chỉ riêng ở Hà Nội và Tp.HCM và 70.000 căn, giá trị tồn kho tạm tính ở mức 100.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần số liệu của Bộ Xây dựng, chưa kể tới nhà liền kề, biệt thự.
Bảy là, thị trường chứng khoán (TTCK) bất ổn. Nhìn chung trong năm qua, TTCK liên tục giảm điểm, thanh khoản thị trường liên tục giảm điểm, thanh khoản thị trường sụt giảm cùng với khối lượng giao dịch xuống thấp, niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng suy giảm. Tình hình này có tác động xấu trong việc huy động vốn của các DN qua TTCK.
Tám là, quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập. Việt Nam là một trong số các quốc gia tiêu thụ vàng miếng nhiều nhất thế giới, phần lớn số này tích trữ trong dân (khoảng 400 tấn). Chúng ta chưa có chính sách phù hợp để huy động vàng miếng phục vụ cho phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo an toàn và lợi ích cho người có vàng.
Việt Nam có ít mỏ vàng nên nguồn cung vàng chủ yếu là từ nhập khẩu (95%). Để nhập khẩu vàng phải dùng ngoại tệ và điều này gây sức éo lên thị trường ngoại hối và cán cân thương mại.
- Thực ra, chúng ta cũng đã đưa ra được nhiều kế hoạch, lộ trình để tái cơ cấu nền kinh tế, giải quyết những bất cập của kinh tế vĩ mô như ông đã nói chung nhưng trên thực tế kết quả mang lại chưa được như mong đợi. Theo ông đâu là những vương mắc chủ chốt?
TSKH Trương Công Phú: Vừa qua Chính phủ, Quốc hội đã đưa ra đầy đủ các giải pháp khái quát. Hiện chúng ta phải dựa vào: Một là cương lĩnh chính trị của Đại hội Đảng lần thứ XI; Hai là chiến lược phát triển KT – XH 5 năm (2011 – 2015); Ba là Nghị quyết TW 3,4,5,6. Trên nền tảng đó phải giải quyết 2 vấn đề cốt yếu trước mắt và lâu dài. Nếu ta chỉ giải quyết vấn đề trước mắt thì sẽ không có tầm nhìn dài lâu, tức là cơ cấu lại cả nền kinh tế.
Mặt khác, phải chuyển dịch mô hình phát triển kinh tế từ thủ công sang mô hình khoa học và công nghệ, nền kinh tế phải phát triển cả chiều rộng và chiều sâu chứ chỉ phát triển theo chiều rộng như hiện nay thì không bền vững. Nhưng cho đến nay cũng chưa thấy công bố rõ ràng về đề án tái cơ cấu – một vấn đề cực kỳ quan trọng.
Mặt khác, tham nhũng là một trong những yếu tố góp phần đáng kể gây ra những bất cập cho nền kinh tế. Tham nhũng hiện nay xuất phát từ trong tư tưởng, ngay từ trong các đề xuất để làm chính sách. Không ít trường hợp khi làm chính sách đã lồng tư tưởng tham nhũng vào đó, hay khi đã có chính sách đúng thì lại lái vấn đề theo lợi ích nhóm.
Tôi đơn của như một bộ luật rất quan trọng là Luật Đất đai. Có nhiều văn bản dưới luật là không đúng, thậm chí trái luật. Nhưng phải khi xét xử thì cứ căn cứ vào đó để phán xét. Vì vậy, việc chống tham những phải bắt đầu ngay từ những giai đoạn sơ khai khi nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp luật.
- Từ những kiến giải ở tầm vĩ mô này, ông có thể cung cấp một số giải pháp chính để giải quyết một trong 8 điểm nóng của nền kinh tế Việt Nam mà ông vừa nêu là tồn kho?
TSKH Trương Công Phú: Về vấn đề tồn kho, trước hết là những loại hàng tồn cụ thể như sắt thép, xi măng thì chúng ta có thể giải quyết bằng các giải pháp: trước hết, phải hạn chế nhập từ nước ngoài, thứ hai là kích cầu để sử dụng lượng hàng dư thừa này bằng cách làm giao thông nông thôn và làm thủy lợi nông thôn như các loại mương máng thoát nước cho đồng ruộng.
Riêng việc làm giao thông  nông thôn và thủy lợi đã giải quyết được lượng xi măng, sắt thép rất lớn. Phương pháp có thể áp dụng là Nhà nước hỗ trợ nguyên vật liệu, còn dân thì bỏ công sức, hiến đất đai để làm. Ngoài ra, có thể mở rộng ra làm trường học, bệnh viên, trạm xá, những công trình thiết yếu trong đời sống người dân.
Đối với việc giải quyết tồn đọng BĐS thì phức tạp hơn nhiều. Tồn đọng BĐS là do chúng ta đã không quản lý chặt trong việc xây dựng. Giải pháp cho vấn đề này chỉ còn cách hạn chế xây mới các công trình, căn hộ đắt giá, xa xỉ. Còn những công trình, căn hộ đã hoàn thành thì Nhà nước nên mua, và cho các cán bộ công chức không có đủ tiền mua nhà thuê lại.

Thep TSKH Trương Công Phú, tồn đọng BĐS là do chúng ta đã không quản lý chặt trong việc xây dựng.
Thep TSKH Trương Công Phú, tồn đọng BĐS là do chúng ta đã không quản lý chặt trong việc xây dựng.
Đối với những căn hộ lớn có thể cải tạo thành nhiều căn bộ nhỏ hơn để bán với giá phải chăng từ cao cấp đến trung bình, bình thường như vậy sẽ góp phần giải quyết được lường tồn kho BĐS hiện có. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất ở đây vẫn là giá. Thời gian qua các nhà đầu tư BĐS đã lãi lắm rồi, số tiền lãi này đã được tích lũy, bây giờ họ phải chịu lỗ để đưa giá về con số thực, để người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp vẫn có thể mua được nhà, còn họ thì giải quyết được lượng hàng tồn.
Chủ đầu tư các dự án BĐS phải bình đẳng, không được có những ưu đãi gì đặc biệt, họ cứ xây nhưng Nhà nước phải thành lập cơ quan để mua lại, còn những ưu đãi về đất đai, thuế khóa… thì phải thành lập quĩ riêng hẳn ra để hỗ trợ cho người mua nhà, chứ không phải hỗ trợ cho người xây nhà. Bởi nếu để chủ đầu tư hưởng những ưu đãi này thì khi dành cho bà con, họ hàng, bạn bè thân thiết chứ người mua nhà không báo giờ có cơ hội mua được nhà giá rẻ.
- Còn nợ xấu, theo ông chúng ta phải làm gì?
TSKH Trương Công Phú: Trước hết phải có những đánh giá chính xác nợ xấu là bao nhiêu. Tôi có nghe giới ngân hàng thường “làm đẹp” sổ sách bằng việc giảm hoặc giấu đi các con số về nợ xấu bởi nó động chạm đến nhiều chỉ tiêu của ngành, của từng đơn vị.
Khi đã làm rõ rồi thì tùy theo từng nguyên nhân gây ra nợ xấu, nếu rủi ro là do ngân hàng thì ngân hàng phải dùng trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng để tự xử lý, nếu do tham những thì cả 2 bên ngân hàng và người đi vay phải tự khắc phụ và tự chịu trách nhiệm, không thể bỏ trích lập rủi ro ra xử lý thay.

Trước đây, người ta cũng đã bàn luận nhiều về việc thành lập một công ty mua bán nợ. Dư luận đã tranh luận rất gay gắt về mô hình của công ty này như thế nào, hoạt động ra sao và quan trọng là lấy nguồn vốn từ đầu.
Vừa qua, chính phủ và NHNN đã chính thức có ý kiến không thành lập công ty của Nhà nước, nghĩa là không lấy tiền ngân sách để mua nợ, đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, ở đây cũng cần lưu ý nếu tổ chức này lại phát hành trái phiếu hay những công cụ tương tự để làm nguồn vốn thanh toán nợ xấu mà không thu hồi được (khả năng là rất cao) thì ngân sách lại phải gánh thay, dễ sa vào vòng luẩn quẩn.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Thành Tâm/Thời báo Kinh tế Việt Nam