Biến đổi khí hậu: Hiểm họa không thể coi thường

19/08/2012 14:43
Diện Hứa
(GDVN) - 9 người chết và 14 người bị thương là hậu quả để lại của cơn bão số 5 gây mưa lũ ở miền Bắc vừa qua. Một con số khiến chúng ta phải suy nghĩ. Đó cũng chính là một trong những hiểm họa của sự biến đổi khí hậu trên trái đất đang diễn ra âm thầm “giết chết”con người.
Nhắc tới biến đổi khí hậu, hầu hết chúng ta “đổ tội” cho những nhà máy công nghiệp, khu rác thải xử lý không đúng,… Tuy nhiên không hẳn như vậy khi biến đổi khí hậu còn do cả những hành động đơn giản  của chúng ta cũng gây hại tới môi trường như: Vứt rác bừa bãi, đi xe máy thải khí độc ra môi trường hàng ngày, sử dụng quá nhiều các thiết bị điện…cũng góp phần gây nên sự biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của xã hội. Vậy biến đổi khí hậu là gì, ảnh hưởng như thế nào tới đời sống của xã hội?Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Biến đối khí hậu có những biểu hiện rất dễ nhận thấy, như: Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.

Ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu:

1. Lượng mưa lớn, mưa trái mùa

Hiện tượng mưa lớn là hệ quả của một số loại hình thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới hay dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt. Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa thì cấp mưa to 51 - 100 mm/24h bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.

Mưa lớn gây ra xói mòn đất nặng nề, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.
Xói mòn đất gây biến đổi hình dạng, mất chất dinh dưỡng của đất.
Xói mòn đất gây biến đổi hình dạng, mất chất dinh dưỡng của đất.

Xói mòn đất là quá trình làm mất lớp đất trên mặt và phá hủy các tầng đất bên dưới do tác động của nước mưa, băng tuyết tan hoặc do gió.

Hậu quả mà xói mòn đất gây ra rất mạnh mẽ, là những rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, đất đồi núi miền Bắc nước ta hàng năm mất khoảng 1cm tầng đất mặt (100m3/ha).

Chất dinh dưỡng mất đi, kéo theo năng suất cây trồng cũng giảm nhanh, có khi không thu hoạch. Như ở Nông trường Mộc châu, Tây Bắc, năm 1959 mới khai phá, năng suất lúa 25 tạ/ha, đến năm 1960 chỉ còn 18 tạ/ha, năm 1961 còn 5 tạ/ha và năm 1962 gieo ngô cũng không thu hoạch được.

Do xói mòn đất, nương rẫy chỉ gieo trồng vài ba vụ rồi bỏ, lại phá rừng đốt rẫy, lâm sản bị  tiêu hao. Sau nhiều lần phá như vậy, cuối cùng chỉ còn đồi núi trọc, hậu quả là đất đai bị thoái hóa. Khi rừng cây bị phá sẽ kèm theo nạn lũ lụt, hạn hán và khí hậu khu vực thay đổi rõ rệt.

2. Nắng nóng trên diện rộng

Nắng nóng kéo dài tác động đáng kể lên hệ sinh thái và nông nghiệp của vùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân như: thiếu nước sinh hoạt, các hoạt động sản xuất ngoài trời bị ngưng trệ, đặc biệt là nông nghiệp. khi nắng nóng kéo dài, các đồng rộng khô cạn, cây trồng kém phát triển, nặng nề hơn gây ra mất mùa.

Ruộng nứt nẻ vì thiếu nước, gây ra mất mùa..

Ruộng nứt nẻ vì thiếu nước, gây ra mất mùa..

Cháy rừng là một trong những hệ quả khó lường của nắng nóng kéo dài.
Diện tích rừng giảm do những đám cháy như thế này.

Diện tích rừng giảm do những đám cháy như thế này.

3. Triều cường gây lũ lụt kéo dài

Triều cường là hiện tượng thủy triều có dao động lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng. Triều cường gây ra những trận lũ lụt kinh hoàng, do vỡ đê, và gây sạt lở đất nặng nề. Như đợt triều cường cuối tháng 10 ở TP.HCM đã gây sạt lở hơn 30 vị trí bờ bao, thiệt hại hàng tỷ đồng.

Triều cường gây vỡ đê, dẫn tới lũ lụt ngập úng như ở An Giang năm 2011, đã có rất nhiều điểm đê bị vỡ, nhấn chìm một diện tích lúa lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân.

Vỡ đê do triều cường.
Vỡ đê do triều cường.

4. Dịch bệnh

Trong dịch tễ học, một dịch bệnh xảy ra khi những trường hợp mới của một bệnh nào đó, trong một nhóm dân số nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, lan tràn vượt quá kỳ vọng dựa vào kinh nghiệm gần đó.

Biến đổi khí hậu gây những dịch bệnh nghiêm trọng như sốt virus, dịch tả, bệnh đậu mùa, cúm A/H5N1, đặc biệt gần đây nhất là dịch chân tay miệng ở trẻ em.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, đến tháng 3/2012, cả nước ghi nhận khoảng 50.000 ca mắc tay chân miệng, trong đó 27 trẻ đã tử vong...

Dịch bệnh chân, tay, miệng.
Dịch bệnh chân, tay, miệng.

5. Mực nước biển dâng cao

Mực nước biển dâng cao đột ngột sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một tỷ người.

Theo báo cáo khoa học ngày 19/4/2007, cuộc sống của một tỷ người trên trái đất sẽ bị đe dọa nếu mực nước biển dâng cao đột ngột như thảm họa sống thần tại châu Á vào năm 2004 làm thiệt mạng 230.000 người.

Mực nước biển dâng cao 30m trên phạm vi rộng lớn có thể gây ngập lụt 3,7 triệu dặm vuông đất đai trên thế giới, còn với mực nước biển dâng cao 5m đột ngột thì cuộc sống của 669 triệu người và 2 triệu dặm vuông đất đai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Sóng thần do mực nước biển dâng cao

Sóng thần do mực nước biển dâng cao


Đặc biệt, với Việt Nam mực nước biển dâng cao sẽ thiệt hại nặng nề, vùng đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng sẽ ngập chìm trong nước. Không những thiệt hại về diện tích đất đai mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của đất nước khi mất đi vựa lúa lớn nhất đó.

Không khí bị ô nhiễm nặng nề


Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.

Hằng năm có khoảng 20 tỉ tấn CO2 + 1,53 triệu tấn SiO2 + Hơn 1 triệu tấn Niken + 700 triệu tấn bụi + 1,5 triệu tấn Asen + 900 tấn coban + 600.000 tấn Kẽm (Zn), hơi Thủy ngân (Hg), hơi Chì (Pb) và các chất độc hại khác. Làm tăng đột biến các chất như CO2, NOX, SO3…

Ô nhiễm không khí nặng nề.

Ô nhiễm không khí nặng nề.

Ô nhiễm không khí gây ra tác hại rất lớn đối với con người, gây ra những bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, các bệnh về máu, bệnh trên xương và răng,...

Không những ảnh hưởng tới con người, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất của  thực vật, như ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật,…

Sự biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, thực vật và đặc biệt là ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống con người. Vì cuộc sống của chính chúng ta mỗi người hãy góp tay bảo vệ môi trường,  bảo vệ hành tinh xanh của loài người.
Diện Hứa