Cần giải gấp bài toán thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt

11/02/2019 07:10
Hưng Long
(GDVN) - Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân nhận định, các nhà hoạch định chính sách cần phải gấp rút tìm lối ra cho hàng hóa xuất khẩu để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Ngành dầu khí, thủy sản vẫn là chủ lực

Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân – chuyên gia kinh tế đánh giá tình hình năm 2018, về điều hành kinh tế của Chính phủ với các chỉ tiêu đưa ra đều đạt, với điểm nhấn là tăng trưởng GDP lên tới 7,08%.

Đây là nỗ lực của tất cả các ngành, các địa phương và đặc biệt là có nhiều dấu ấn của Thủ tướng Chính phủ.

Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân. (Ảnh: C.N)
Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân. (Ảnh: C.N)

Về nông nghiệp, có những vượt bậc so với năm trước và là bước đà, bước đệm cho những năm 2019 – 2025.

Lĩnh vực xuất khẩu cũng có những điểm nhấn. Kinh tế Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các ngành chủ lực, nhất là thủy sản. Ngành thủy sản xuất khẩu rất nhiều và trở thành một trong những yếu tố phát triển tốt.

Tiến sĩ Nhân đánh giá cao sự đóng góp của ngành dầu khí cho sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn dầu - khí bắt đầu khoan những mỏ dầu cho đến nay đã khai thác và quy đổi được 500 triệu tấn.

Trong đó, 380 tấn dầu về tầm nhìn và khoảng 150 tỉ m3 khí. Doanh thu bán 150 tỉ USD, nộp ngân sách 80 tỉ USD.

Ngành dầu khí vẫn được xem là “chỉ số” nâng đỡ cho GDP trong thời gian qua. Đối với ngành dầu khí, Việt Nam khai thác được 32 mỏ dầu - khí thì 9 mỏ có ở nước ngoài.

Tiến sĩ Nhân nói, trong những yếu tố của các ngành chủ lực thì năm 2018 đạt theo những chỉ tiêu mà Quốc hội đã đề ra. Đến năm 2019, phải duy trì mức này và phát triển hơn nữa.  

Đối với nông nghiệp vẫn đang còn xuất khẩu các mặt hàng thô và xuất khẩu qua nước láng giềng là chính. Với thị trường Châu Âu, Việt Nam đã đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu nhưng chưa đạt được con số ấn tượng.

Năm nay, ngành nông nghiệp cần phải xuất khẩu “tinh” chứ không phải là những sản phẩm “thô” như nhiều năm qua, đây là bài toán khó nhưng bắt buộc phải thực hiện vì chỉ có như thế thì sản phẩm của Việt Nam mới có chỗ đứng ở thị trường châu Âu.

Việt Nam có nhiều lợi thế về các sản phẩm nông sản. ảnh: TTXVN.
Việt Nam có nhiều lợi thế về các sản phẩm nông sản. ảnh: TTXVN.

Nan giải bài toán tìm kiếm thị trường xuất khẩu

Để đạt được chỉ tiêu đề ra, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đẩy mạnh tiêu chuẩn VietGrap, GlobalGap vì những tiêu chuẩn này rất quan trọng, là vấn đề “sống – còn” của ngành nông nghiệp.

Tiến sĩ Nhân lập luận, ngành thủy sản thì đang trong tình trạng bị “thẻ vàng” nên phải cố gắng thoát ra án “phạt thẻ” này.

Đối với lĩnh vực du lịch, Bộ ngành đã đạt và hoàn thành được mục tiêu đề ra nhưng vẫn chưa khai thác xứng tầm với lợi thế sẵn có.

Cần giải gấp bài toán thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt ảnh 3

Kinh tế Việt Nam nhìn từ cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ 

Năm 2019, ngành du lịch cần hướng đến những chiến lược trọng điểm để nằm trong nhóm ngành đứng đầu về GDP của cả nước.

Trở lại lợi thế của ngành Dầu khí, Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân cho rằng, ngành dầu khí đang có nhiều thuận lợi từ những mỏ dầu đang khai thác và cần tiếp tục tìm kiếm các mỏ dầu khác.

Ngành dầu khí cần đưa ra những chiến lược thay vì xuất khẩu thô mà có những sản phẩm dầu thành phẩm, giảm bớt nhập khẩu từ nước ngoài.

Năm 2019, nền kinh tế thế giới đối diện với những biến động lớn, Việt Nam không phải là quốc gia phụ thuộc nhưng vẫn bị tác động.

Tiến sĩ Nhân cho rằng, phải phân tích được quốc gia nào hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để có chiến lược phát triển kinh tế trong nước.

Nếu như vào tháng 3/2019, nước Anh ra khỏi Brexit mà không có thỏa thuận nào thì Việt Nam cũng phải tính toán đến các phương án để tránh thiệt hại trong các mối quan hệ.

Các nhà hoạch định kinh tế cần phải có lộ trình, tuân thủ luật chơi của nước bạn để phấn đấu đạt được những kỳ vọng của chính phủ và Quốc hội đề ra.

Hưng Long