Chùm ảnh: Kỳ bí những cổ vật được chế tác từ Ngọc Bích (P3)

04/03/2012 06:00
Ngọc Ninh (tổng hợp từ Internet)
(GDVN) - Từ hàng ngàn năm nay, ngọc bích đã là một thứ được hoàng gia dùng trong nghi thức tế lễ hoặc tượng trưng cho địa vị cao quí.
Ngọc kì lân. Có từ thời Nhà Đường (618 - 907 sau công nguyên). Ngọc Kỳ Lân thường đi thành đôi, là pháp khí mang lại sự bình an thuận hoà, con cái thông minh hiếu thảo, học hành giỏi giang và rất hoạnh tài lộc, rất cần cho mọi nhà. Cổ vật này cao 1,5 cm, chiều dài 6 cm, chiều rộng: 4,5 cm.
Ngọc kì lân. Có từ thời Nhà Đường (618 - 907 sau công nguyên). Ngọc Kỳ Lân thường đi thành đôi, là pháp khí mang lại sự bình an thuận hoà, con cái thông minh hiếu thảo, học hành giỏi giang và rất hoạnh tài lộc, rất cần cho mọi nhà. Cổ vật này cao 1,5 cm, chiều dài 6 cm, chiều rộng: 4,5 cm.
Lược bằng ngọc bích, có từ thời nhà Đường (618 - 907 sau công nguyên). Nó được làm bằng ngọc bích trắng, với họa tiết hoa văn ở giữa và hai con chim ở hai bên vòng cung. Các răng lược được thiết kế khá gần nhau. Trong thời Đường, lược ngoài việc dùng để chải tóc còn sử sụng làm vật trang trí.
Lược bằng ngọc bích, có từ thời nhà Đường (618 - 907 sau công nguyên). Nó được làm bằng ngọc bích trắng, với họa tiết hoa văn ở giữa và hai con chim ở hai bên vòng cung. Các răng lược được thiết kế khá gần nhau. Trong thời Đường, lược ngoài việc dùng để chải tóc còn sử sụng làm vật trang trí.
Với những quốc gia phương Đông, đã có những thời gian, triều đình phong kiến cấm dân gian được sử dụng ngọc. Thậm chí, có những loại ngọc được quy định chỉ dùng trong hoàng thất, trong đó có Ngọc rồng. Chính vì lẽ đó, nhiều miếng ngọc Rồng được sử dụng làm tín vật của vua chúa mà chỉ cần giơ ra là mọi người phải quỳ lạy.
Với những quốc gia phương Đông, đã có những thời gian, triều đình phong kiến cấm dân gian được sử dụng ngọc. Thậm chí, có những loại ngọc được quy định chỉ dùng trong hoàng thất, trong đó có Ngọc rồng. Chính vì lẽ đó, nhiều miếng ngọc Rồng được sử dụng làm tín vật của vua chúa mà chỉ cần giơ ra là mọi người phải quỳ lạy.
Ngọc là thứ được hoàng gia dùng trong nghi thức tế lễ hoặc tượng trưng cho địa vị cao quí. Nó được chế tác thành 6 loại đồ ngọc chính: ngọc bích: tròn, dẹp ở giữa có lỗ nhỏ; ngọc tông: hình trụ, bên ngoài hình vuông, ở giữa có lỗ tròn; ngọc khuê: trên nhọn dưới vuông; ngọc chương có đỉnh nhọn, hình dáng giống nửa miếng ngọc khuê; ngọc hình con hổ và cuối cùng là miếng ngọc hình bán nguyệt.
Ngọc là thứ được hoàng gia dùng trong nghi thức tế lễ hoặc tượng trưng cho địa vị cao quí. Nó được chế tác thành 6 loại đồ ngọc chính: ngọc bích: tròn, dẹp ở giữa có lỗ nhỏ; ngọc tông: hình trụ, bên ngoài hình vuông, ở giữa có lỗ tròn; ngọc khuê: trên nhọn dưới vuông; ngọc chương có đỉnh nhọn, hình dáng giống nửa miếng ngọc khuê; ngọc hình con hổ và cuối cùng là miếng ngọc hình bán nguyệt.
Các cổ vật ngọc bích có niên đại từ thời đồ đá mới đến triều đại nhà Thanh, Trung Quốc
Các cổ vật ngọc bích có niên đại từ thời đồ đá mới đến triều đại nhà Thanh, Trung Quốc
Không phải ai cũng có đủ tư cách để được khâm liệm bằng áo ngọc. Vào đời Hán, chỉ có hoàng đế và vương công, quý tộc mới được chôn như thế. Bên cạnh đó còn có quy định, chiếc áo ngọc của hoàng đế được kết bằng sợi dây vàng và gọi là ‘kim lũ ngọc y’; vua nước chư hầu, quý nhân, công chúa sử dụng áo ngọc kết bằng dây bạc; riêng áo ngọc của tầng lớp quý tộc kết bằng dây đồng.
Không phải ai cũng có đủ tư cách để được khâm liệm bằng áo ngọc. Vào đời Hán, chỉ có hoàng đế và vương công, quý tộc mới được chôn như thế. Bên cạnh đó còn có quy định, chiếc áo ngọc của hoàng đế được kết bằng sợi dây vàng và gọi là ‘kim lũ ngọc y’; vua nước chư hầu, quý nhân, công chúa sử dụng áo ngọc kết bằng dây bạc; riêng áo ngọc của tầng lớp quý tộc kết bằng dây đồng.
Đồ ngọc triều Nguyễn qua thời gian biến động lịch sử đã bị thất thoát nhiều ra nước ngoài. Tuy nhiên bảo tàng cung đình Huế còn lưu giữ được một số đồ ngọc quí giá, đại diện cho diện mạo đồ ngọc của nhà vua Nguyễn trong hai thế kỷ XIX, XX là các ngọc tỉ, ấn kiếm, đồ thờ, đồ sinh hoạt vui chơi bằng ngọc.Chén ngọc bịt vàng nặng 1,1kg của vua thời nhà Nguyễn
Đồ ngọc triều Nguyễn qua thời gian biến động lịch sử đã bị thất thoát nhiều ra nước ngoài. Tuy nhiên bảo tàng cung đình Huế còn lưu giữ được một số đồ ngọc quí giá, đại diện cho diện mạo đồ ngọc của nhà vua Nguyễn trong hai thế kỷ XIX, XX là các ngọc tỉ, ấn kiếm, đồ thờ, đồ sinh hoạt vui chơi bằng ngọc.Chén ngọc bịt vàng nặng 1,1kg của vua thời nhà Nguyễn
Ấn ngọc "Đai Nam Thu thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ", triều Nguyễn. Ấn là một khối ngọc trắng cao 14,5cm, hình gần vuông 13cm x 12 x 4,3cm thành ấn 3 tầng đế ấn. Núm ấn hình rồng cuộn, đầu rồng cao nổi hoành tráng trên đế ấn. Ấn là của vua Thiệu Trị.
Ấn ngọc "Đai Nam Thu thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ", triều Nguyễn. Ấn là một khối ngọc trắng cao 14,5cm, hình gần vuông 13cm x 12 x 4,3cm thành ấn 3 tầng đế ấn. Núm ấn hình rồng cuộn, đầu rồng cao nổi hoành tráng trên đế ấn. Ấn là của vua Thiệu Trị.
Thuyền rồng bằng ngọc bích trắng. Theo phong thủy, thuyền buồm là biểu tượng của sự thành công trong kinh doanh. Do đó, nó được doanh nhân rất ưa chuộng. Bởi, nó tượng trưng cho gió, mang lại nhiều cuộc giao dịch kinh doanh tốt đẹp và thu được nhiều lợi nhuận.
Thuyền rồng bằng ngọc bích trắng. Theo phong thủy, thuyền buồm là biểu tượng của sự thành công trong kinh doanh. Do đó, nó được doanh nhân rất ưa chuộng. Bởi, nó tượng trưng cho gió, mang lại nhiều cuộc giao dịch kinh doanh tốt đẹp và thu được nhiều lợi nhuận.
Ngọc là vật quý, hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Độ bóng, mịn lâu dài của ngọc tượng trưng cho nhân nghĩa và sự kín đáo của người quân tử. Độ cứng và trong suốt của ngọc tượng trưng cho phẩm cách trong sáng, cao thượng. Tầng lớp quý tộc đều đeo ngọc trên người để thể hiện đạo đức và địa vị của mình.
Ngọc là vật quý, hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Độ bóng, mịn lâu dài của ngọc tượng trưng cho nhân nghĩa và sự kín đáo của người quân tử. Độ cứng và trong suốt của ngọc tượng trưng cho phẩm cách trong sáng, cao thượng. Tầng lớp quý tộc đều đeo ngọc trên người để thể hiện đạo đức và địa vị của mình.
Viên ngọc bích xanh tự nhiên. giá trị của ngọc bích được quyết định bởi yếu tố màu sắc, cường độ màu sắc, độ bền, kết cấu, độ trong và độ phát sáng.
Viên ngọc bích xanh tự nhiên. giá trị của ngọc bích được quyết định bởi yếu tố màu sắc, cường độ màu sắc, độ bền, kết cấu, độ trong và độ phát sáng.

Ngọc Ninh (tổng hợp từ Internet)