Đau đáu những ước mơ từ hành trình "Sữa lên Tây Bắc..."

23/04/2013 12:31
Huệ Nguyễn
(GDVN) - “Sau chuyến đi này về, em sẽ không bao giờ bỏ cơm nữa vì những hạt cơm mình bỏ đi ấy lại thực sự rất quý với các em vùng cao”, lời chia sẻ chân tình của một bạn trong hành trình “Sữa lên Tây Bắc - Bé nhắc TH True Milk” khiến nhiều khóe mắt cay cay.
Niềm háo hức mang tên "Tây Bắc"

3 ngày đi qua 5 tỉnh để trao hơn 1.500 suất quà cho các em học sinh của 6 trường tiểu học của vùng Tây Bắc, mỗi thành viên trong đoàn TH True Milk và Xe Bus yêu thương, mặc dù lần đầu tiên đến đây, đều dễ dàng cảm nhận những khó khăn của các em và tình người của bà con vùng Tây Bắc.

Dọc đường đi, không khó để bắt gặp những đứa trẻ chân trần bước đi trong cái rát bỏng của những cung đường trải nhựa, trên vai gùi theo những can nước, những gùi củi… Gương mặt đỏ ửng vì nắng nóng.

Nhiều thành viên trong đoàn nhận được lịch trình chuyến đi khi xe bắt đầu chuyển bánh rời Hà Nội để đến với miền sơn cước. Ban ngày, những phút nghỉ ngơi là bữa ăn trưa vội vàng, mà nhiều khi ăn trưa lại diễn ra trên xe. Và mọi người chỉ thực sự được ngủ khi đêm đã bắt đầu bao trùm trên khắp các ngả đường...

Nhưng niềm háo hức “Tây Bắc ư có riêng gì Tây Bắc!” và mong ước những ly sữa TH True Milk, những món quà từ Xe Bus yêu thương tuy nhỏ nhưng sẽ gửi gắm rất nhiều tình cảm ấm áp đến các em là động lực mạnh mẽ giúp mọi thành viên của hành trình quên đi những vất vả, mệt nhọc trên đường dài.

Nụ cười của các em học sinh vùng cao luôn là nguồn động lực để giúp đoàn vượt qua những cung đường dốc đá cheo leo.
Nụ cười của các em học sinh vùng cao luôn là nguồn động lực để giúp đoàn vượt qua những cung đường dốc đá cheo leo.
Những tên huyện Mai Châu (Hòa Bình), Mai Sơn (Sơn La), Mường Lay (Điện Biên), Tân Uyên (Lai Châu), Bảo Yên (Lào Cai) dần hiện ra như nối dài hơn hành trình đầy yêu thương. Điều đặc biệt, phần lớn ngày chúng tôi thực hiện chương trình tại Tây Bắc đều là những ngày học sinh nghỉ học, nhưng các em vẫn có mặt từ rất sớm để đón đoàn. Thậm chí có học sinh đi bộ gần 10km để được nhận những suất quà mà đoàn sẽ trao cho các em.

Càng đi, những con đường như càng hoang vắng. Thỉnh thoảng hai bên đường lại hiện ra những ngôi nhà
tranh xiêu vẹo, những đứa trẻ nhem nhuốc nghịch chơi trong cát đá, thấy người lạ bèn nép mình sau những khe cửa. Xa xa những bóng người dân tộc lam lũ xuống núi, thấp thoáng một vài người đang vượt đèo, lội suối… Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn ở hành trình cùng TH True Milk mang sữa lên Tây Bắc là huyện Mai Châu (Mộc Châu, Sơn La). Ánh mắt háo hức, những nụ cười giòn tan của 98 học sinh Trường Tiểu học Đồng Bảng, 138 học sinh trường Tiểu học Phúc Sạn đã tiếp thêm cho các thành viên niềm vui, niềm lạc quan về một chuyến đi thành công. Khi vào tới địa hạt trường Tiểu học Nà Bó 2 (Mai Sơn, Sơn La), một xe ô tô của đoàn phải dừng lại bởi con đường dốc cheo leo chỉ ngặt đá còn trơ ra sau những cơn mưa làm trôi hết đất. Cái nắng, cái bỏng rát vẫn đang thiêu cháy trên mọi ngả đường, nhưng nghĩ tới các em học sinh đang đợi mình, như có sức mạnh vô hình, cả đoàn lại dặn lòng phải di chuyển nhanh hơn nữa.
“Em muốn được làm bác sĩ để sau này chữa bệnh cho thật nhiều người, trong đó có những người nghèo như bố mẹ, bạn bè… của em”, ước mơ của em Hàng Thị Dĩ (người dân tộc Mông, lớp 5A) thật giản dị nhưng lại gợi lên trong những người làm chương trình biết bao suy nghĩ. Phía sau những cung đường ngoằn nghèo mùa nắng thì trơ những đá, mùa mưa đất quện lại dính chặt bàn chân người đi bộ; những dốc núi đá cheo leo; những con suối rì rầm chảy suốt đêm ngày… là rất nhiều những ước mơ còn chưa được thắp lửa…


"Sữa lên Tây Bắc" và những ám ảnh không nguôi

Xe chúng tôi vượt đèo Pha Đin khi bóng tối đã nhập nhoạng. Chiếc xe chất nhiều đồ để mang tới cho học sinh vùng cao, ì ạch leo dốc trong đêm. Những tiếng hát “Hò dô ta nào” vẫn không ngừng vang lên. Bác tài nhiều khi mỉm cười rồi cũng hòa cùng trong không khí: “Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi”.

Háo hức chờ đợi, đó là tâm trạng chung của các em học sinh tại mỗi trường chúng tôi đi qua.
Háo hức chờ đợi, đó là tâm trạng chung của các em học sinh tại mỗi trường chúng tôi đi qua.
Hành trình đến với trường Tiểu học Lay Nưa (Mường Lay, Điện Biên) vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Ai trong đoàn cũng lo ngại, là ngày nghỉ, đường lại xa, các em sẽ không tập trung đầy đủ. Nhưng khi tới nơi, gần 300 học sinh của trường đã đứng chật kín sân. Tiếng vỗ tay hòa cùng tiếng nhạc của bài ca núi rừng Tây Bắc vang dội cả sân trường.

Chúng tôi thực sự ấn tượng với hoàn cảnh của hai anh em người dân tộc Thái là Lù Hoàng Dương (lớp 4A) và Lù Hồng Duyên (lớp 3C). Mồ côi cha mẹ, hai anh em lớn lên trong tình thương của ông bà nội, ngoại. Bữa cơm chỉ có rau đã là ngon lắm rồi. Tinh thần hiếu học đã giúp hai em vượt qua được chính mặc cảm của bản thân, vượt qua hoàn cảnh để ngày ngày cuốc bộ trên con đường dài hơn 3km tới trường ươm mầm từng con chữ.

Về với Tây Bắc để được tận mắt chứng kiến những cung đường khắc nghiệt khi chỉ hơn 50km nhưng phải mất tới 3 tiếng di chuyển, nhưng chính cung đường ấy đã cho chúng tôi thêm thấu hiểu: Người dân ở đây, đặc biệt là các em học sinh vẫn cần lắm những bàn tay yêu thương, những tấm lòng nhân ái hướng về họ.

Con đường khó khăn bắt mạch từ Điện Biên sang Lai Châu đã làm chậm lại lịch trình của những trái tim tình nguyện. 17h30 đoàn mới có mặt tại trường Tiểu học Phúc Khoa (Tân Uyên, Lai Châu), nhưng từ 13h30, 374 học sinh của 4 điểm trường trong xã cùng 80 học sinh mầm non xã Phúc Khoa đã có mặt tại điểm trường trung tâm để chờ đoàn. “Món quà là một hành trình tình nguyện đầy tính nhân văn, là nguồn động lực giúp các em học sinh vùng Tây Bắc nói riêng, học sinh vùng cao nói chung thực hiện được một phần ước mơ của mình”, lời cô Phan Thị Nga, hiệu trưởng trường tiểu học Phúc Khoa cũng chính là mong muốn của TH True Milk khi mang sữa lên với học sinh vùng cao Tây Bắc.
Trên những "con đường hạnh phúc" mà chúng tôi đi qua luôn chứa đựng trái tim yêu thương trẻ thơ của những người làm tình nguyện.
Trên những "con đường hạnh phúc" mà chúng tôi đi qua luôn chứa đựng trái tim yêu thương trẻ thơ của những người làm tình nguyện.
Có những điểm trường cách trường trung tâm hàng chục cây số. Xe máy gần như lúc nào cũng phải về số 2 để vượt qua những con dốc đã trôi hết đất. Những nơi còn đất thì đất dính lại khiến bánh xe nhiều khi quay tròn rồi dừng lại. Nhưng gần như ngày nào, để học sinh biết tới cái chữ, các thày cô cũng đều phải vượt qua những cung đường như thế, tới từng hộ gia đình vận động dân bản cho con em mình đi học. Chính vì thế, mỗi trường chúng tôi đi qua đều không còn hiện tượng học sinh bỏ học hay ở độ tuổi mà chưa được tới trường. Tiểu học số 1 xã Thượng Hà (Bảo Yên, Lào Cai) là một trong những ngôi trường như thế.

Giàng Thị Dí (người H’Mông, học lớp 5) tại điểm trường ở Thôn 6, Vài Siêu, Thượng Hà, Bảo Yên, Lào Cai, hàng ngày Dí phải lội qua con suối đi học. Mệt nhưng vì yêu con chữ nên Dí luôn cố gắng. Nhà không có xe nhưng khi nghe tin được nhận quà từ TH True Milk và Xe Bus yêu thương, Dí đã cùng mẹ đi bộ gần 20km từ 5h sáng để có mặt trong buổi trao quà ngày hôm đó.

Tạm biệt Tây Bắc, tạm biệt những bản làng được bao bọc bởi những dẫy núi trùng điệp, những đường liên thôn gồ ghề đất đá… tạm biệt những ánh mắt trẻ thơ của học sinh nơi đây, xe của chúng tôi tiếp tục chuyển bánh sang vùng Đông Bắc để những nhịp yêu thương của những trái tim tình nguyện sẽ được nối liền một dải trên mọi miền Tổ quốc và những dòng sữa TH True Milk đến được với những cô, cậu bé đang háo hức mong chờ.

Một số hình ảnh ghi lại từ hành trình "Sữa lên Tây Bắc - Bé nhắc TH True Milk":

Bà địu đi nhận quà, khi về nhà bé sẽ mãi nhắc "TH True Milk".
Bà địu đi nhận quà, khi về nhà bé sẽ mãi nhắc "TH True Milk".
Các em học sinh trường Tiểu học và Mầm non Lay Nưa (Mường Lay, Điện Biên) nhận quà của TH true Milk và Xe Bus yêu thương.
Các em học sinh trường Tiểu học và Mầm non Lay Nưa (Mường Lay, Điện Biên) nhận quà của TH true Milk và Xe Bus yêu thương.
Mang quà về nhà để cùng chia cho các em trong nhà.
Mang quà về nhà để cùng chia cho các em trong nhà.
Niềm vui khi nhận được quà.
Niềm vui khi nhận được quà.
Cùng quyết tâm học thật tốt để không phụ lại sự mong mỏi của thầy cô.
Cùng quyết tâm học thật tốt để không phụ lại sự mong mỏi của thầy cô.
Huệ Nguyễn