Diệt tận gốc “bún mắng, cháo chửi”, Hà Nội cần một cuộc “đại phẫu”

22/07/2012 07:33
Tiểu Phương
(GDVN) - Là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết: Để diệt tận gốc văn hóa “bún mắng, cháo chửi”, Hà Nội cần một cuộc “đại phẫu” trong đó một đứa trẻ con cũng dần phải học cách ăn nói nhẹ nhàng, thưa gửi, cảm ơn…
“Nhiều khi tôi ngủ mơ…” Chia sẻ với báo Giáo Dục Việt Nam, ông Vũ Vinh Phú thừa nhận: Là một người tiêu dùng, bản thân ông cũng đã từng gặp phải cảnh chặt chém, hành xử theo kiểu “bún mắng, cháo chửi” mà báo chí những ngày qua đã đưa tin. Ông cho rằng: Tại Việt Nam mà đặc biệt ở Hà Nội, hiện tượng này là phổ biến, có tới 30%, thậm chí là quá nửa các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh “có vấn đề”. Ngoài các thành phố du lịch – thân thiện như Huế, Nha Trang, Đà Nẵng còn lại các thành phố lớn khác đều quá xô bồ, dân nhập cư tứ xứ tụ họp nên văn hóa kinh doanh thường rất kém, cả trong thương mại cũng như trong lĩnh vực ăn uống.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội: Hiện nay, con người thường vì lợi nhuận mà bất chấp, thái độ kém lắm, tôi thấy rất buồn tới văn minh thủ đô, văn minh ở các thành phố lớn.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội: Hiện nay, con người thường vì lợi nhuận mà bất chấp, thái độ kém lắm, tôi thấy rất buồn tới văn minh thủ đô, văn minh ở các thành phố lớn.
“Trước đây, tôi là một trong những người đi tiên phong trong việc xây dựng văn minh thương mại, đã từng xây dựng “chợ văn minh”. Nhưng hiện nay, con người thường vì lợi nhuận mà bất chấp, thái độ kém lắm, tôi thấy rất buồn tới văn minh thủ đô, văn minh ở các thành phố lớn.
 Điều này không chỉ ảnh hưởng tới du lịch mà còn liên quan tới chính trị, xã hội và cả bộ mặt của nước Việt Nam mình. Chính vì vậy, theo tôi nghĩ, cần có một cuộc “đại phẫu” để thay đổi thái độ giữa con người với con người” – ông Vũ Vinh Phú đưa ra quan điểm. Ông cho biết: Ở Singapore, những cửa hàng dán giấy đỏ thì không ai vào, dán giấy vàng thì một số khách dừng chân còn dán giấy xanh thì khách vào rất đông. Có 3 màu để đánh giá tiêu chuẩn dịch vụ của mỗi nhà hàng tùy theo từng cấp độ: xanh, đỏ, vàng. Người dân Singapore sẵn sàng tẩy chay đối với những nhà hàng có chất lượng phục vụ kém, dù giá có rẻ hay thức ăn có ngon thế nào đi chăng nữa. Còn tại Việt Nam, “tôi tin là nhiều người đồng tình với tôi khi cho rằng: mắng chửi khách hàng là chuyện kinh khủng, do đó, công an cũng phải vào cuộc. Chính quyền phường, xã phải thấy có trách nhiệm với việc này, không thể làm ngơ để những điều “chướng tai, gai mắt” đó trôi đi được!” – Ông Phú nói.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những hình ảnh, đoạn video về những dịch vụ và văn hóa ứng xử, nạn "chặt chém" trên cả nước theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY. Tòa soạn sẽ đăng tải ý kiến của bạn và hồi âm bạn nhanh nhất.
“Tôi chỉ muốn các quán ăn, các cửa hàng dịch vụ khi phục vụ khách chỉ cần nói một lời cảm ơn, đi lại nhẹ nhàng, gọi dạ, thưa vâng, nhà cửa sạch sẽ như thế là tuyệt vời lắm rồi. Nhiều khi tôi ngủ mơ, cầu mong một điều như thế, đi ăn một bát phở, bát bún, bỏ ra mấy chục ngàn để được như thế thì sướng quá, có khi trẻ ra mấy tuổi” – Vũ Vinh Phú dí dỏm pha chuyện.Chính quyền xã, phường không thể làm ngơ Cắt nghĩa nguyên nhân của văn hóa “bún mắng, cháo chửi”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh: Do thị trường Việt Nam có cạnh tranh nhưng ở một số lĩnh vực cạnh tranh chưa lành mạnh, không hoàn hảo nên dẫn tới tình trạng có cửa hàng vừa bán vừa đuổi khách nhưng vẫn đắt hàng. Hơn nữa, theo ông Phú, để xảy ra tình trạng mắng, chửi khách, chúng ta trách tiểu thương ít nhưng cần khiển trách các cơ quản quản lý nhiều.
Mỗi người Việt Nam cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý phường, xã phải tự thấy xấu hổ với cách hành xử, lối kinh doanh bán hàng ngạo mạn, vô lễ thì mới giải quyết được dứt điểm văn hóa kinh doanh, bán hàng kiểu “bún mắng, cháo chửi".
Mỗi người Việt Nam cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý phường, xã phải tự thấy xấu hổ với cách hành xử, lối kinh doanh bán hàng ngạo mạn, vô lễ thì mới giải quyết được dứt điểm văn hóa kinh doanh, bán hàng kiểu “bún mắng, cháo chửi".
“Mỗi người Việt Nam cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý phường, xã phải tự thấy xấu hổ với việc này thì mới giải quyết được dứt điểm văn hóa kinh doanh, bán hàng kiểu “bún mắng, cháo chửi” – Ông Phú quả quyết. Cũng giống như nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn đã từng nhận xét: Con người ta giờ đây chỉ lo đi kiếm tiền mà không lo mình làm người như thế nào, ngày xưa mọi người trong gia đình sống gắn bó với nhau nhiều lắm, khá yên lặng, chứ “không nói nhiều như bây giờ”. Ông Vũ Vinh Phú cũng đồng tình với quan điểm của Vương Trí Nhàn khi cho rằng: Cái hung hãn, càn rỡ, vô thiên, vô pháp của con người ta hiện nay đó là do những thâm căn cố đế, xuất phát từ lũy tre làng, kinh tế tiểu nông đã gây nên những thiển cận, mất lịch sự, vô văn hóa, ngấm vào từ học sinh lớp 1 cho tới lúc trưởng thành, đi đại học và dần lớn lên.  “Khi tới thăm các siêu thị, tôi luôn hỏi nhân viên: Hôm nay, cô đã cảm ơn được những ai rồi. Câu trả lời thông thường tôi nhận được là: chưa ai cả. Tôi nghĩ chỉ một lời cảm ơn mà sao khó thế! Chỉ một lời cảm ơn mà chưa làm được thì nói gì tới những việc khác. Cũng như vậy, các cấp chính quyền hãy hành động, xử lý nghiêm từ những việc nhỏ, trước khi giải quyết những việc lớn. Tôi nghĩ chính quyền địa phương cần coi chuyện “bún mắng, cháo chửi” là việc của mình, chứ đừng coi đó là chuyện đâu đâu” – ông Phú kết luận.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những hình ảnh, đoạn video về những dịch vụ và văn hóa ứng xử, nạn "chặt chém" trên cả nước theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY
Tiểu Phương