Dự án Đại Thanh: "Mua 'hàng tương lai' chưa biết thế nào, rắc rối lắm"

13/06/2012 13:55
Hân Ni
(GDVN) - Về luật, dự án Đại Thanh, Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số I Lai Châu khi xây xong phần móng được phép bắt đầu rao bán sản phẩm. Tuy nhiên, “hàng đó là hàng tương lai, chưa biết chất lượng thế nào, cũng chưa hiểu được, rắc rối lắm...” – TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng chia sẻ.
Vừa qua, không ít người dân đã hối hả lao vào mua căn hộ chung cư ở dự án khu đô thị mới Đại Thanh, do Công ty Cổ phần Số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư. Trong khi dự án này mới chỉ thi công xong phần móng, nhiều người đã vội vã đặt mua, tạo ra một cơn "sốt" lạ trên thị trường vốn đang trầm lắng. Trong khi đó, đã có vô số những bài học kinh nghiệm xương máu về những rủi ro khi mua nhà theo tiến độ.Xong móng = 30% khối lượng công trình. Hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) ảm đạm, nhiều dự án do thiếu vốn đã dừng thi công, đắp chiếu thậm chí “chết yểu”, phải bán tháo để thoát khỏi thị trường. Chủ đầu tư thiếu tiền, tình trạng dự án chậm giao dù khách đóng 80-90% giá trị căn hộ đang tăng cao, khách mua nhà vẫn là người chịu thiệt thòi lớn nhất.
Nếu dự án bị chậm tiến độ, người mua sẽ phải chịu những tổn thất gồm: tổn thương về tài chính, mất chi phí cơ hội, mất niềm tin, tỷ lệ rủi ro suất đầu tư bị đẩy lên cao... (Ảnh: Viết Cường - Nguyễn Tiến, GDVN)
Nếu dự án bị chậm tiến độ, người mua sẽ phải chịu những tổn thất gồm: tổn thương về tài chính, mất chi phí cơ hội, mất niềm tin, tỷ lệ rủi ro suất đầu tư bị đẩy lên cao... (Ảnh: Viết Cường - Nguyễn Tiến, GDVN)
>> Cận cảnh thi công công trình dự án khu đô thị mới Đại Thanh Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất lành cho biết: Tại thị trường Tp. HCM, có những chung cư bán phá giá với giá 10 triệu/m2, thậm chí dưới 10 triệu đồng/m2. Nhiều doanh nghiệp muốn thoát ra khỏi thị trường, muốn chuyển một số hàng hóa đang xây dựng dở dang thành tiền mặt buộc lòng phải bán lỗ.
“Ở Sài Gòn, nhiều dự án đầu tư 300 tỷ, nhưng khi cần tiền, họ đã buộc lòng phải bán rẻ chấp nhận lỗ 150 tỷ đồng để thoát khỏi thị trường”- Ông Nguyễn Văn Đực chia sẻ. Ông Đực cũng bật mí thêm: Ở Tp. HCM, nhiều dự án đã xây xong phần thô hoặc đã chồng tầng lên tới tầng 7, tầng 8, thậm chí hoàn thiện rồi mà còn dừng lại. “Mỗi lần dự án dừng lại, rất lo lắng cho người mua, bởi lẽ hợp đồng là sản phẩm sẽ hình thành trong tương lai, có nhiều trường hợp không biết bao giờ hình thành”. Người mua sẽ phải chịu những tổn thất gồm: tổn thương về tài chính, mất chi phí cơ hội, mất niềm tin, tỷ lệ rủi ro suất đầu tư bị đẩy lên cao. Do đó, theo ông Đực, người mua nên thận trọng. Thứ nhất xem lại năng lực, uy tín của chủ đầu tư dự án, thứ hai là xem tiến độ thi công của đơn vị đó trong quá khứ. Đối với dự án khu đô thị mới Đại Thanh hiện tại mới chỉ xây xong phần móng, ông Đực cho rằng: Khi khách hàng bỏ tiền ra mua phải hết sức cân nhắc, bởi “xong móng tức là mới chỉ hoàn thành khoảng 30% thôi, chiếm khoảng 20% đầu tư, như vậy còn 70 – 80% nữa, nếu kéo dài một thời gian dài, sợ rằng chủ đầu tư không chịu được. Theo tôi biết, ở Tp. HCM có nhiều dự án chung cư đổ móng xong rồi nhưng lại phải sang tên, bán cho chủ khác và như vậy, khách hàng sẽ bị ảnh hưởng” – ông Đực thành thật chia sẻ. Từ đó, ông Đực tư vấn: Trong tình hình hiện nay, để an toàn cho người mua, tốt nhất nên chọn doanh nghiệp – chủ đầu tư uy tín trên thị trường, thứ hai là công trình đã hoàn thiện, ít nhất là đã xây xong 70 – 90%. Khách hàng nên mua căn hộ “tiền trao cháo múc”. Cũng đồng tình với quan điểm trên, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm cũng khuyên người dân: “Bây giờ, hãy cứ chờ hoàn thiện xong hãy mua là bảo đảm nhất”.
Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm khuyên người dân: “Bây giờ, hãy cứ chờ hoàn thiện xong hãy mua là bảo đảm nhất”. (Ảnh: Dự án Đại Thanh còn đang ngổn ngang sắt thép, Viết Cường - Nguyễn Tiến, GDVN)
Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm khuyên người dân: “Bây giờ, hãy cứ chờ hoàn thiện xong hãy mua là bảo đảm nhất”. (Ảnh: Dự án Đại Thanh còn đang ngổn ngang sắt thép, Viết Cường - Nguyễn Tiến, GDVN)
TS. Liêm giải thích: Về luật, dự án Đại Thanh, Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số I Lai Châu khi xây xong phần móng thì được phép bắt đầu rao bán sản phẩm. Tuy nhiên, “hàng đó là hàng tương lai, chưa biết chất lượng thế nào, cũng chưa hiểu được, rắc rối lắm. Trong khi đó, mua căn hộ đã hoàn thành có thể đánh giá vị trí, đánh giá chất lượng, đánh giá mọi thứ, còn những cái hứa hẹn trong tương lai có cái đạt, có cái không đạt” – TS. Liêm nhấn mạnh. Theo kết quả khảo sát của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, năm 2011 tỷ lệ công trình xây dựng đúng thời hạn ở Việt Nam chỉ chưa tới 1%, hơn 99% dự án có thời gian đầu tư đều kéo dài và chậm tiến độ. Tuy nhiên, số lượng nhà thầu bị phạt do chậm tiến độ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Năm 2011, theo nguồn tin từ Thanh niên, nhà thầu - Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico) đã phải bồi thường hơn 11 tỉ đồng vì chậm tiến độ thi công công trình. Trong vụ kiện chậm bàn giao căn hộ chung cư Quốc Cường Gia Lai 1, diễn ra vào cuối tháng 9/2011, Công ty Quốc Cường đã phải chấp nhận chịu thanh toán 8% tiền phạt cho khách hàng của mình. Khi dự án chậm triển khai, người mua nhà phải ở trọ, lâm cảnh nợ nần, thậm chí, có không ít trường hợp, khách hàng còn nơm nớp lo lắng chủ đầu tư phá sản, họ có thể bị mất trắng. Do đó, quan điểm của TS.Phạm Sỹ Liêm: Tốt nhất là khách hàng nên chọn những căn hộ đã hoàn thiện và vào ở ngay. Hiện nay, khi thị trường BĐS đi xuống, giá BĐS chạm đáy, khách hàng có thể thỏa sức lựa chọn căn nhà phù hợp với túi tiền của mình. Còn nữa...

Mời bạn đọc gửi ý kiến về toasoan@giaoduc.net.vn. Trân trọng cảm ơn!

Có thể bạn quan tâm:

Thú chơi khuyển của các đại gia

Choáng với thú chơi của đại gia Việt

Những dịch vụ "Đệ nhất Hà thành"

Bảo vệ Người tiêu dùng

Clip - Ảnh ấn tượng

Kinh hoàng "công nghệ" thực phẩm bẩn

Lình xình ở nhà N05 Vinaconex

Giá vàng - ngoại tệ theo ngày

Hân Ni