Sau vụ Danlait, hàng loạt nhãn sữa ngoại bị nghi ngờ nguồn gốc

23/02/2013 09:33
B.A
(GDVN) -Không chỉ sữa có "mác" Pháp, hàng loạt các nhãn sữa khác cũng đang khiến các bà mẹ hoang mang như Boppycare, Frezzi của NewZealand, Aptamil xuất xứ từ Anh và Đức,... thậm chí đến những dòng sữa quen thuộc của Nhật như Wakodo hay Morinaga cũng được các phụ huynh đưa vào tầm nghi vấn vì lo ngại khi về Việt Nam bị đóng lại hộp.

Hàng loạt cửa hàng mẹ và bé thông báo "hết hàng Danlait
"
Theo khảo sát của phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, sau thông tin hàng ngàn lon Danlait bị cơ quan chức năng niêm phong vì có dấu hiệu gian lận về chất lượng, lừa dối người tiêu dùng, đến thời điểm này hàng loạt cửa hàng mẹ và bé ở Hà Nội... đều ngưng cung cấp sản phẩm Danlait của Pháp do Công ty Mạnh Cầm nhập khẩu. Khi pv hỏi về sản phẩm Danlait, nhân viên của Shop Trẻ thơ Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) thông báo đã hết hàng vì đây là hàng xách tay nên ra Tết không còn. Còn hệ thống siêu thị Kids Plaza ngày 22/2/2013 cũng đưa ra thông tin thu hồi sữa dê Danlait. Đại diện phòng chăm sóc khách hàng của siêu thị này cho biết: “Trong khi chờ quyết định kiểm tra cuối cùng của cơ quan chức năng có thẩm quyền, để bảo vệ lợi ích của khách hàng - những người đã tin tưởng và mua hàng tại hệ thống siêu thị Kids Plaza, chúng tôi xin tạm dừng bán sữa dê Danlait từ ngày 18/2/2013. Đồng thời, tất cả khách hàng đã mua sữa Danlait tại Kids plaza trước thời điểm này sẽ được Kids Plaza tự bỏ chi phí trả lại tiền cho khách hàng".
Các cửa hàng ngưng bán sản phẩm sữa Danlait
Các cửa hàng ngưng bán sản phẩm sữa Danlait
Theo đó, khách hàng mua sữa Danlait của siêu thị mang theo hộp sữa Danlait còn nguyên tem và chưa sử dụng (tem ghi giá tiền trên sản phẩm) cùng hóa đơn mua hàng đến địa chỉ 20 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội để làm thủ tục trả sữa và nhận lại tiền.
Nhân viên bán sữa trên Shop tự chọn đường Lê Trong Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội thừa nhận: Sáng ngày 18/1, chị vẫn bán sữa Danlait cho khách nhưng đến chiều có điện thoại của chủ cửa hàng thông báo sữa này nằm trong danh sách kiểm tra nên cửa hàng đã tự bỏ sữa khỏi quầy. “Ngay sau thông tin sữa Danlait không đảm bảo chất lượng, nhiều khách trước đó mua sữa tại cửa hàng cũng gọi điện hỏi về nguồn gốc là sữa xách tay hay nhập khẩu, nhưng chỉ là nhân viên bán hàng nên chúng em chỉ tiếp thu ý kiến của khách hàng và tư vấn khách chuyển sang dùng sữa khác. Thực sự, cửa hàng bọn em cũng choáng với thôông tin về sữa Danlait”, một nhân viên Shop tự chọn cho biết. Trong khi chờ kết quả kiểm tra sữa dê Danlait từ các cơ quan chức năng, nhiều ông bố, bà mẹ không khỏi bức xúc vì mỗi cơ quan chức năng đưa ra một nhận định và chưa biết trách nhiệm sẽ thuộc về ai. Anh Phan Thành Trung (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) có kinh nghiệm tiếp thị sữa nhiều năm cho biết: Không hiểu vì lý do gì mà đến Cục an toàn vệ sinh thực phẩm còn không nhận trách nhiệm về mình thì người dân biết kêu lên cơ quan nào. Theo anh Trung, việc Công ty Mạnh Cầm nhập khẩu thực phẩm bổ sung và "hô biến" lên thành sữa, ghi theo độ tuổi rất khác các loại sữa khác như Danlait 1 dành cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi, Danlait 2 dành cho trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi, Danlait 3 dành cho trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi là có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng bởi "nếu là thực phẩm bổ sung sẽ không được khách lựa chọn nhiều...".Làn sóng nghi vấn sữa mác ngoại Chị Nguyễn Thị Hương ngõ 250 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội không khỏi lo lắng khi mấy ngày vừa qua thông tin về sữa dê Dnalait của Pháp là sữa rởm. Mặc dù không dùng sữa Danlait nhưng trước "bão" tin đồn về một loại sữa ngoại được giới thiệu là hàng đầu của Pháp lại bị đánh tráo thông tin một cách trắng trợn như thế, chị Hương không khỏi hoang mang và đặt dấu hỏi cho loại sữa Kabrita nhập khẩu từ Hà Lan mà chị đang sử dụng cho con nhỏ. Chị Hương phải lên mạng nhờ bạn bè bên Hà Lan tìm hiểu hộ về loại sữa này. “Mình ở Việt Nam làm sao biết bên đó có sữa này không, thấy nhà nhập khẩu dán nhãn nhập khẩu từ Hà Lan mình cũng biết vậy. Mặc dù con trai 12 tháng tuổi của chị đang dùng sữa này vẫn phát triển đều nhưng chị vẫn lo lắng tự đi tìm nguồn gốc sảm phẩm dùng cho con của mình. Cùng hoàn cảnh với chị Hương, có rất nhiều bà mẹ đã lên các diễn đàn mạng để hỏi thông tin về sữa mình đang sử dụng. Một bà mẹ với nickname mebebin đã hốt hoảng lên diễn đàn mạng cầu cứu, hỏi về nguồn gốc sản phẩm sữa nhập khẩu từ Pháp khác như Physiolac, Nactalia...
Thông tin trên website khá sơ sài, nhiều người tiêu dùng đang đặt nghi vấn về nguồn gốc của nhãn sữa Boppycare có xuất xứ từ NewZealand...
Thông tin trên website khá sơ sài, nhiều người tiêu dùng đang đặt nghi vấn về nguồn gốc của nhãn sữa Boppycare có xuất xứ từ NewZealand...
Không chỉ sữa có "mác" Pháp, hàng loạt các nhãn sữa khác cũng đang khiến các bà mẹ hoang mang như Boppycare, Frezzi của NewZealand, Aptamil xuất xứ từ Anh và Đức,... thậm chí đến những dòng sữa quen thuộc của Nhật như Wakodo hay Morinaga cũng được các phụ huynh đưa vào tầm nghi vấn vì lo ngại khi về Việt Nam bị đóng lại hộp. Có thể nói, chưa lúc nào nguồn gốc sữa ngoại từ nhập khẩu đến xách tay lại được các bậc phụ huynh quan tâm như hiện nay. Đây là thời điểm các "tín đồ" sữa ngoại băn khoăn lo lắng về vệccó nên quay trở về sử dụng sữa nội hay không. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các sản phẩm sữa bột nội đều được nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về để đóng hộp và bán cho người tiêu dùng. Một chuyên gia về thực phẩm nhận định, các sản phẩm sữa hộp Việt Nam chưa sản xuất được đều nhập nguyên liệu từ nước ngoài về. Để đảm bảo an toàn, người dân có thể chọn sữa cho con trẻ ở các công ty sữa uy tín.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
B.A