"So sánh G7 và Nescafé, Trung Nguyên không vi phạm pháp luật"

28/11/2012 07:02
Hà Nhi
(GDVN) - Đại diện truyền thông của Công ty cổ phần Tập Đoàn Trung Nguyên cho biết: Sự kiện thử mù Trung Nguyên thực hiện vào ngày 23/11/2003 trước khi điều 123, Luật thương mại 2005 ra đời, vì vậy, không thể kết luận “Trung Nguyên đã vi phạm pháp luật”.
“Đây không phải là “tuyên bố” mà là một tài liệu tham gia vào hội thảo? Như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, mới đây, Nestlé đã phản hồi về hình ảnh tư liệu của Trung Nguyên trong đó có đoạn nói G7 mới 9 tuổi chiến thắng Nestlé hơn 100 tuổi. Phía Nestlé  khẳng định: “Đây là thông tin xuyên tạc vì nội dung của hình ảnh không liên quan gì đến 9 tuổi, 100 tuổi hay ai chiến thắng ai cả”. Để minh bạch thông tin tới độc giả, đại diện truyền thông của công ty Trung Nguyên giải thích rằng: Hình ảnh tư liệu trên là slide nằm trong bài trình bày: Trường hợp nghiên cứu hòa tan G7 được đại diện của Trung Nguyên trình bày trong khuôn khổ phiên 1 mang tên “Đấu trường Châu chấu vs Voi” của hội thảo “Sáng tạo trong cuộc chiến thương trường” – một trong những hoạt động chính của Ngày hội Sáng tạo vì Khát vọng Việt trong ngày 23/11/2012 tại Dinh Thống Nhất (Tp.HCM).
Đại diện truyền thông của Công ty cổ phần Tập Đoàn Trung Nguyên cho biết: Sự kiện thử mù Trung Nguyên thực hiện vào ngày 23/11/2003 trước khi điều 123, Luật thương mại 2005 ra đời, vì vậy, không thể kết luận “Trung Nguyên đã vi phạm pháp luật”.
Đại diện truyền thông của Công ty cổ phần Tập Đoàn Trung Nguyên cho biết: Sự kiện thử mù Trung Nguyên thực hiện vào ngày 23/11/2003 trước khi điều 123, Luật thương mại 2005 ra đời, vì vậy, không thể kết luận “Trung Nguyên đã vi phạm pháp luật”.
Trong hội thảo phiên 1 này, nhiều diễn giả đã trình bày nhiều trường hợp nghiên cứu điển hình thành công trong cách các thương hiệu Việt sáng tạo để sống sót và vượt lên các thương hiệu toàn cầu tại thị trường nội địa như Mỹ Hảo, Minh Long, FPT, G7,… “Đây không phải là “tuyên bố” mà là một tài liệu tham gia vào hội thảo – tài liệu thể hiện quan điểm cá nhân của diễn giả và mọi người hoàn toàn có quyền thảo luận về nó. Vì vậy, không thể nói “Trung Nguyên xuyên tạc” được” – Bà Phạm Thị Điệp Giang, PGĐ Truyền thông Tập đoàn Trung Nguyên nhấn mạnh.
Trung Nguyên không “thách đấu trực diện” với ai... Ngoài ra, cũng theo bà Giang, Trung Nguyên không “thách đấu trực diện” với ai trong Ngày hội Sáng tạo vì Khát vọng Việt, mà theo thông cáo báo chí mà Trung Nguyên đã nêu, ngày 23/11 trùng hợp với ngày 23/11/2003 – nơi cũng tại Dinh Thống Nhất 9 năm trước – G7 vào lúc đó chưa hề có tên tuổi đã dám thực hiện thành công cuộc thử mù (blind test) với khoảng 11.000 người tham gia và đã có 89% người uống thử chọn G7 mà không chọn hương vị loại cà phê kia. Liên quan tới việc Nestlé cho rằng: Trung Nguyên đã vi phạm pháp luật khi đem so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm của thương nhân khác. Bởi lẽ, theo quy định của điều 123, Luật thương mại 2005 nêu rõ: “Các trường hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ như: Trưng bày, giới thiệu hàng hóa của thương nhân khác để so sánh với hàng hóa của mình, trừ trường hợp hàng hóa đem so sánh là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hóa không đúng với hàng hóa đang kinh doanh về chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, thời hạn bảo hành và các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm lừa dối khách hàng”. Về việc này, “Trung Nguyên xin trả lời rằng: Sự kiện thử mù Trung Nguyên làm ngày 23/11/2003 trước khi điều 123, Luật thương mại 2005 như trên đã trích dẫn có tồn tại, nên không thể kết luận “Trung Nguyên đã vi phạm pháp luật” - Bà Phạm Thị Điệp Giang lưu ý. “Chúng tôi rất mong bạn đọc có được cái nhìn khách quan, minh bạch. Nếu những gì phía Nestlé cho là chưa minh bạch thì họ có thể chỉ ra và đề xuất, chúng tôi sẵn sàng giải đáp” – bà Giang nói.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến của sự việc này....
Độc giả đóng góp, cho ý kiến theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hà Nhi