Những điều ít biết về ông chủ tòa lâu đài siêu sang giữa Sài thành

18/07/2012 06:54
Hà Nhi (Tổng hợp)
(GDVN) - Chủ tịch tập đoàn Khải Silk – ông chủ của lâu đài đài siêu sang màu trắng trị giá 15 triệu USD, được nhân viên yêu mến đặt cho cái tên: “Peace the World” - người mang hòa mình cho thế giới.

Khaisilk - “người mang hòa bình tới cho thế giới”
Là “ông hoàng” của lụa, ông chủ của hàng loạt các chuỗi nhà hàng độc đáo và ấn tượng cùng các resort siêu sang, xuất phát từ những cuộc đầu tư "tiền tỷ", nhiều người đã gọi Khải Silk là "triệu phú" tiền đô", bản thân ông cũng đã từng thừa nhận: mình là kẻ xa xỉ. “Tôi nghĩ là tôi tiêu hoang lắm” – ông đã từng bật mí với báo chí. Và xe cũng có thể là một sự xa xỉ. Từ năm 2007, chiếc Rolls-Royce Phantom đột ngột xuất hiện trước cửa khách sạn Sheraton đường Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM, người ta ngay lập tức nhận ra: người lái chiếc xe trị giá triệu đôla này là Chủ tịch tập đoàn Khải Silk - Hoàng Khải. Vào thời điểm đó, chiếc Rolls-Royce Phantom được coi là chiếc xe đắt nhất Việt Nam.
Trong mắt các nhân viên, TGĐ Hoàng Khải luôn là một người rất thân thiện, cởi mở và lúc nào cũng mỉm cười. Thậm chí nhân viên của anh còn ưu ái đặt cho tên gọi “Peace the World” - người mang hòa mình cho thế giới.
Trong mắt các nhân viên, TGĐ Hoàng Khải luôn là một người rất thân thiện, cởi mở và lúc nào cũng mỉm cười. Thậm chí nhân viên của anh còn ưu ái đặt cho tên gọi “Peace the World” - người mang hòa mình cho thế giới.
Ngoài đam mê và gắn tên mình với thương hiệu lụa, ông còn lấn sân sang lĩnh vực resort và nhà hàng. Ông mở resort đầu tiên ở Hội An và gần như là resort đầu tiên ở Việt Nam, được một tạp chí rất uy tín của Mỹ bình bầu là một trong những resort tốt nhất thế giới.
Ông cũng bắt tay với tập đoàn Thủy Lộc xây dựng Paragon - nơi được quảng cáo là một trong những trung tâm thương mại đẹp nhất Việt Nam. Paragon đặt ở Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) cao 12 tầng, có 4 tầng dành cho thương mại. Khác với Trung tâm thương mại Diamond hay Parkson là những nơi dễ mua sắm, Paragon lại mang một thương hiệu khác, phong cách rất đặc biệt. “Cũng như nhà hàng Ming Dynasty, tôi không chắp vá từ ngôi nhà cổ hay villa, mà xây mới hoàn toàn theo đúng ý tưởng đặt ra ban đầu, nên tính chuyên nghiệp rất cao, mà chuyên nghiệp luôn là con đường dẫn đến thành công” – Ông Khải nói. Mới gần đây, tòa lâu đài siêu sang màu trắng trị giá lên tới 15 triệu USD của ông được xây dựng vào đúng lúc kinh tế khủng hoảng đã khiến nhiều người phải trầm trồ thán phục. Chủ tịch Tập đoàn Khải Silk chia sẻ, ông chỉ muốn nghĩ tới những điều không thể vươn tới.
Tòa lâu đài siêu sang màu trắng trị giá lên tới 15 triệu USD là một tác phẩm nghệ thuật cao cấp mà Khải silk mở cửa cho tất cả mọi người cùng ghé thăm và thưởng ngoạn.
Tòa lâu đài siêu sang màu trắng trị giá lên tới 15 triệu USD là một tác phẩm nghệ thuật cao cấp mà Khải silk mở cửa cho tất cả mọi người cùng ghé thăm và thưởng ngoạn.
“Tôi muốn biến nơi đây thành một lâu đài mở cửa, để cho tất cả du khách, từ người giàu có đến người bình thường nhất, từ những chàng sinh viên nghèo đến những cô bé bán dạo, kể cả những cô giáo, thầy giáo… khi qua đây đều có thể ghé thăm. Thưởng thức một ly rượu vang, uống một ly nước trái cây thơm ngát, một ly càphê với giá bằng những nhà
hàng khác, bạn có thể chia xẻ cùng tôi vẻ đẹp của lâu đài. Tôi đã xây rất nhiều nhà hàng, khách sạn, resort, nhưng đây là công trình đầu tiên tôi có thể tự hào. Lâu đài này tôi làm ra không phải cho mình, mà để cho mọi người cùng hưởng thụ”. Có thể nói, dù ở vị trí khác nhưng ông Hoàng Khải, Chủ tịch HĐQT Khaisilk Group, hệ thống các chuỗi nhà hàng, thời trang… nổi tiếng trong và ngoài nước luôn tâm niệm: điều cốt lõi của một nhà lãnh đạo Đắc Nhân Tâm là hòa đồng.
Thành công nhờ 17 năm học nghệ thuật
Với thâm niên 17 năm học Nhạc viện, âm nhạc, nghệ thuật có thể coi là một sợi dây kết nối dẫn đến sự thành công của Chủ tịch tập đoàn Khải Silk trong kinh doanh. Ông cho biết: Nhờ âm nhạc, ông trở thành người có sự nhạy cảm đặc biệt với nghệ thuật, và đã khai thác tối đa điều đó trong kinh doanh. Làm về thời trang hay nhà hàng, ông đều chú ý học hỏi, khai thác làm sao để đẩy được những tinh túy, tinh hoa của văn hóa lên cao nhất.
Với chủ tịch tập đoàn Khải Silk, 17 năm học âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong suốt chặng đường kinh doanh của mình. Những resort, nhà hàng hay các lĩnh vực mà ông đầu tư đều gắn bó mật thiết với nghệ thuật.
Với chủ tịch tập đoàn Khải Silk, 17 năm học âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong suốt chặng đường kinh doanh của mình. Những resort, nhà hàng hay các lĩnh vực mà ông đầu tư đều gắn bó mật thiết với nghệ thuật.
Ví dụ, khi mở nhà hàng Pháp, ông đã đi Pháp rất nhiều để tìm hiểu văn hóa nơi đây. Khi mở nhà hàng Hoa, sau khi học hỏi hai năm, ông quyết định xây dựng không gian trên âm nhạc, từ chất liệu làm nhà hàng cũng như vật dụng trang trí, kể cả những bức tượng chiến binh thời xưa đều được mang từ Trung Hoa về, đem tới cảm giác họ đang ở Trung Quốc, chứ không phải Việt Nam. Các chính khách Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan còn khen ở đất nước họ cũng không có được nhà hàng như thế. Và đó chính là động lực để ông mở tiếp nhà hàng Cham-Charm. Khi thiết kế nhà hàng này, ông đã mê mải ngắm hoàng hôn lúc 5-6 giờ chiều xem nó dừng ở điểm nào, và từ đó khai thác kiến trúc để làm sao thâu được ánh hoàng hôn đó. Thời gian này đó là thời gian ông kinh doanh nhiều nhất. “Tôi sẽ nói cho mọi người biết nên đến thời điểm đó để ngắm hoàng hôn”. Còn các khu resort ở Việt Nam luôn có những đồng lúa rất đẹp, đến kỳ là trổ bông. Trong khu nghỉ mát có nhà hàng Đò nằm cạnh con sông, ngồi ăn có thể thấy thuyền bè đi lại đánh cá, nghe cả những tiếng gõ ở mạn thuyền để cá rơi vào lưới. Ở đó, khách có thể tận hưởng về một bức tranh làng mạc Việt Nam đúng nghĩa. Hay khi bước vào Brothers Cafe nghĩa là bước vào một ngôi nhà cổ, nơi tái tạo truyền thống xưa, đó là những gánh hàng rong với bánh cuốn, chả, phở... Đó cũng là những truyền thống văn hóa đặc thù của Việt Nam. Chuỗi nhà hàng sau đó đều có phong cách riêng, nhưng có một điểm chung là đặc trưng văn hóa luôn được thể hiện một cách cao nhất. “Nếu không học nhạc, chắc chắn rằng tôi không thể nắm bắt được những tinh thần đó” – ông Hoàng Khải khẳng định. Chia sẻ về sự chuyển hướng từ nghệ thuật sang làm kinh doanh, ông Hoàng Khải đã từng nói: Ba tôi là nhạc sĩ và ông muốn tôi đi theo con đường âm nhạc. Theo định hướng của ba tôi học, nhưng khi lớn lên tôi lại thấy kinh doanh lại hấp dẫn hơn âm nhạc, nhất là khi mẹ tôi là một doanh nhân rất nhạy bén với thương trường. Điều quan trọng nữa là, qua ba và mẹ tôi hiểu: thành công trong âm nhạc hay kinh doanh đều mang lại vinh quang cho người biết tạo ra nó.
Hà Nhi (Tổng hợp)