Tập đoàn Mai Linh: "Ông trùm" taxi đang nợ nghìn tỷ

23/12/2012 08:11
Vũ Vũ (Tổng hợp)
(GDVN) - Ngoài lĩnh vực vận tải, Tập đoàn Mai Linh còn đầu tư nhiều ngành như giáo dục, du lịch, bất động sản… dẫn tới thua lỗ nặng, từ “đại gia”, “ông trùm” taxi Việt, Mai Linh đã trở thành “con nợ” nghìn tỷ.

“Ông trùm” taxi Việt
Thành lập ngày 12/7/1993 với số vốn ban đầu chỉ là 300 triệu đồng, 2 chiếc xe du lịch 4 chỗ và 25 nhân viên, 15 năm qua, Công ty TNHH Mai Linh – tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (Mai Linh Group – MLG) đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên đất nước Việt Nam. Hoạt động chính là vận tải (taxi, lữ hành), lữ hành du lịch, thương mại, dịch vụ bảo vệ.... Trong đó, trọng tâm là hoạt động taxi.
Năm 2002, chuyển thành Công ty cổ phần có vốn điều lệ là 68 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản 200 tỷ đồng, trong đó gồm 2 nghìn xe các loại.

Ba tháng nay, do khó khăn, Mai Linh - đơn vị được coi là "ông trùm" taxi Việt chưa trả được lãi cho người dân khi vay 500 tỉ đồng vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, cựu chiến binh.
Ba tháng nay, do khó khăn, Mai Linh - đơn vị được coi là "ông trùm" taxi Việt chưa trả được lãi cho người dân khi vay 500 tỉ đồng vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, cựu chiến binh.

Năm 2006, đạt mức tăng trưởng vượt bậc, vốn điều lệ đã là 380 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là 1 nghìn tỷ đồng, trong đó gồm 4 nghìn xe taxi các loại, 250 xe tốc hành 16 chỗ ngồi, 250 xe cho thuê.
Đến năm 2007, vốn điều lệ của MLG đã tăng lên 980 tỷ đồng, phát hành được 32.716.427 cổ phần, nâng tổng vốn lên 707.164.270.000 (tương đương 70.716.427 cổ phần); Doanh thu đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng 100,08% so với năm 2006. Cũng trong năm 2007, MLG đã đầu tư vào các công ty 100% vốn của Công ty tại Mỹ, Campuchia, Lào.
Với các cổ đông chiến lược hiện có như nhóm cổ đông Indochina Capital, Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE, Pheim Aizawa Trust, Công ty cổ phần đầu tư & phát triển xây dựng Investco, Arisaig Asean Fund Ltd, Nis Group Co. Ltd, Nhóm cổ đông Vinacapital, bước sang năm 2008, MLG đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch doanh thu 3.680 tỷ đồng của toàn hệ thống; riêng Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh đạt 1.118 tỷ đồng doanh thu và 176 tỷ đồng lợi nhuận. 
Hiện nay, Mai Linh đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại 52 tỉnh thành trong cả nước với trên 100 công ty thành viên thuộc 8 lĩnh vực ngành nghề,  Mai Linh đã thu hút được khoảng 28.000 công nhân viên với hơn 12.000 xe. 
MLG hện có vốn điều lệ 876 tỷ đồng tương ứng 87,6 triệu cổ phiếu. Ông Hồ Huy (chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh) và vợ đang nắm giữ gần 39% cổ phần. Trong đó, ông Huy nắm giữ 31,55 triệu cổ phiếu (36% cổ phần) và mới đây đã đăng ký mua thêm 9,8 triệu cổ phiếu nữa.
Các quỹ thuộc Indochina Capital nắm 14,9 triệu cổ phiếu, tương ứng 17% cổ phần.

Nợ nghìn tỷ

Theo thống kê trên báo Sài Gòn đầu tư, tại thời điểm đầu năm 2012, Công ty CP Tập đoàn Mai Linh có khoản lỗ lũy kế xấp xỉ 440 tỷ đồng, bằng phân nửa so với vốn điều lệ 876 tỷ đồng của công ty. 6 tháng đầu năm nay, MLG tiếp tục lỗ gần 29 tỷ đồng, lỗ lũy kế của công ty tiếp tục tăng lên 469 tỷ đồng.
Theo công bố của MLG, trong cơ cấu nguồn vốn gần 5.580 tỷ đồng của MLG tại thời điểm 30/6, “nợ phải trả” đã chiếm 4.690 tỷ đồng, tương đương 84%. Chỉ tính riêng khoản vay dài hạn từ ngân hàng của MLG con số đã lên đến hơn 830 tỷ đồng. 
Chưa kể MLG còn vay tín chấp các đối tượng khác 685 tỷ đồng với lãi suất 1,8-1,84%. MLG cũng có hơn 300 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất 1,42-1,75%/tháng, tương ứng 17-21%/năm.
Đặt trong bối cảnh hiện nay, lãi suất cho vay từ 20%/năm có thể xem là quá sức chịu đựng đối với nhiều doanh nghiệp. Chi phí lãi vay của MLG trong 6 tháng đầu năm 2012 là hơn 272 tỷ đồng, gấp đôi chi phí quản lý doanh nghiệp, gấp 4 lần chi phí bán hàng và tương đương 67% lợi nhuận gộp.

Cũng theo báo Sài Gòn đầu tư, tính đến giữa năm 2012, giá trị của các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác của MLG đến đến hơn 1.150 tỷ đồng, chiếm 1/5 cơ cấu tài sản của MLG. 
Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2012, có 2 công ty của Mai Linh nợ bảo hiểm xã hội - y tế - thất nghiệp lên đến 10 tỷ đồng, một số khác thì từ 2 đến 7 tỷ, tổng cộng là 33 tỷ đồng, bảo hiểm xã hội tại quận 7, TP.HCM đã “dọa” gửi đơn kiện đơn vị kinh doanh taxi lên tòa án.
Ba tháng gần đây, Mai Linh lại tiếp tục rơi vào nợ nần khi vay tiền của 800 người với tổng vốn vay khoảng 500 tỉ đồng đi đầu tư dài hạn nhưng không có tiền để trả lãi cho người dân.
“Chúng tôi vay vốn từ người dân với lãi suất 18-25%, nhưng công ty mẹ Mai Linh rót vốn vào gần 60 công ty con khắp cả nước với tổng số vốn hàng nghìn tỉ đồng. Những năm qua hằng năm các công ty con này chỉ trả cổ tức cho công ty ở mức 3-5%/năm. Phần chênh lệch lãi suất này khiến chúng tôi lỗ nặng” - ông Hồ Huy, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh thừa nhận trên báo Tuổi trẻ.
Ông Huy đã cam kết: Trong vòng 1 - 2 năm tới, Mai Linh sẽ thanh lý tài sản hiện có như bất động sản, cơ sở vật chất tại các địa phương, hệ thống trạm dừng chân, một lượng lớn xe cũ… để giải quyết các khoản nợ.
Ông Hồ Huy, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh thừa nhận: Sai lầm dẫn tới thua lỗ là do lấy nguồn vốn ngắn hạn đem đi đầu tư dài hạn từ 5-10 năm nên không thể nào xử lý được.
Ông Hồ Huy, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh thừa nhận: Sai lầm dẫn tới thua lỗ là do lấy nguồn vốn ngắn hạn đem đi đầu tư dài hạn từ 5-10 năm nên không thể nào xử lý được.
Theo đó, ông Huy cho biết, riêng tại khu vực miền Nam, giá trị vốn đang kẹt trong bất động sản (gồm các trạm dừng chân, hệ thống nhà kho, xưởng, văn phòng đại diện…) đã lên tới 500 tỷ. Tổng giá trị bất động sản Mai Linh hiện có trên toàn hệ thống khoảng 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng vốn hiện có.
“Mai Linh chấp nhận lỗ từ 20% để có thể thanh lý số bất động sản trên. Ngoài ra, sau Tết Nguyên đán, Mai Linh sẽ thực hiện thanh lý hơn 1.000 xe ô tô các loại, tổng giá trị hơn 200 tỷ đồng để giải quyết các khoản nợ cần thiết”, ông Huy khẳng định.
Ngoài lĩnh vực vận tải, đơn vị này còn đầu tư nhiều ngành như giáo dục, du lịch, bất động sản… dẫn tới thua lỗ nhưng chủ trương của Mai Linh là không sa thải nhân sự nhưng cũng sẽ không để nợ ngân hàng đến mức quá hạn. 
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Vũ Vũ (Tổng hợp)