Vì sao TGĐ FPT Trương Đình Anh đột ngột từ nhiệm?

27/09/2012 07:19
Hà Nhi
(GDVN) - Lý do ông Trương Đình Anh xin từ nhiệm là vì những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành giữa ông và HĐQT.

Dân FPT nói gì về sự trở lại của ông Trương Gia Bình?
Theo tin từ Tập đoàn FPT, khi cựu TGĐ Trương Đình Anh từ nhiệm, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình sẽ tạm kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc từ ngày 26/9, cho đến khi được Đại hội đồng cổ đông thường niên FPT, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2013, phê chuẩn chính thức. Ông Trương Gia Bình là sáng lập viên FPT, Chủ tịch HĐQT và giữ chức TGĐ FPT trong hơn 20 năm (1988-2009). Dưới sự dẫn dắt của ông, từ 13 thành viên ban đầu, FPT đã trở thành tập đoàn CNTT và Viễn thông hàng đầu Việt Nam, đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2008.
Theo tin từ Tập đoàn FPT: Ông Trương Gia Bình trở lại công việc điều hành tập đoàn là nhằm đảm bảo FPT tiếp tục phát triển ổn định và chuẩn bị tốt hơn cho sự chuyển giao một thế hệ lãnh đạo trong thời gian tới.
Theo tin từ Tập đoàn FPT: Ông Trương Gia Bình trở lại công việc điều hành tập đoàn là nhằm đảm bảo FPT tiếp tục phát triển ổn định và chuẩn bị tốt hơn cho sự chuyển giao một thế hệ lãnh đạo trong thời gian tới.
Trên trang tin nội bộ của Tập đoàn FPT: Ông Trương Gia Bình trở lại công việc điều hành tập đoàn là “nhằm đảm bảo FPT tiếp tục phát triển ổn định và chuẩn bị tốt hơn cho sự chuyển giao một thế hệ lãnh đạo trong thời gian tới”. Sự "phát triển ổn định" ở đây được chỉ rõ ở doanh thu đã đạt được, số lượng cán bộ công nhân viên, vai trò, vị trí của FPT trên thị trường cũng như tính thanh khoản của FPT. Theo đó, FPT hiện có 9 công ty thành viên, cung cấp dịch vụ tới 43 tỉnh thành tại Việt Nam, mở rộng thị trường toàn cầu, có mặt tại 11 quốc gia trên thế giới gồm: Lào, Campuchia, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Singapore, Australia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Đến nay, tổng số cán bộ công nhân viên của FPT là hơn 13.000 người. Kết thúc 8 tháng đầu năm 2012, FPT đạt doanh thu 15.298 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.540 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt mức 956 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân đạt 3.529 đồng/cổ phiếu. Về thanh khoản, FPT đứng thứ 9 trong danh sách 27 doanh nghiệp có lượng tiền mặt dồi dào từ 500 đến 10.000 tỷ đồng do VnDirect công bố. Với việc chú trọng quản trị dòng tiền, FPT hiện có lượng tiền mặt trên 2.000 tỷ đồng, đảm bảo tốt cho các hoạt động kinh doanh. Tái nhiệm vị trí TGĐ Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình cùng HĐQT FPT khẳng định tiếp tục theo đuổi chiến lược OneFPT, theo đó sẽ tập trung phát triển lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là CNTT và Viễn thông. “Với nỗ lực đẩy mạnh kinh doanh của lãnh đạo FPT các cấp hiện nay, HĐQT tin tưởng FPT sẽ đạt kế hoạch kinh doanh đã đề ra” – FPT nhấn mạnh.Trương Đình Anh ra đi vì “những khác biệt” Vừa qua, kỳ nghỉ phép dài ngày của cựu TGĐ Trương Đình Anh khiến giới đầu tư dấy lên tin đồn ông bị miễn nhiệm vì kết quả kinh doanh không đạt được như kỳ vọng đã đề ra. Trong khi giới báo chí đang khá ồn ào về vấn đề này, Trương Đình Anh xuất hiện trong cuộc họp HĐQT của FPT vào cuối tháng 8/2012 như lời một lời giải đáp về những vấn đề mà dư luận đang quan tâm.
Sau kỳ nghỉ phép ồn ào, cựu TGĐ Trương Đình Anh đi làm trở lại chưa đầy 10 ngày đã viết đơn xin từ nhiệm.
Sau kỳ nghỉ phép ồn ào, cựu TGĐ Trương Đình Anh đi làm trở lại chưa đầy 10 ngày đã viết đơn xin từ nhiệm.
Bác bỏ tin đồn bị thôi chức, ông Trương Đình Anh khẳng định việc nghỉ phép của ông chỉ vì lý do sức khỏe bởi "một cỗ xe dù khỏe đến mấy nhưng nếu chạy liên tục trong một thời gian dài thì cũng đến lúc cần được bảo dưỡng”. Đồng thời, ông Đình Anh cũng hứa hẹn sẽ đi làm trở lại vào ngày 17/9 với nhiều chủ trương mạnh tay điều chỉnh và cải tổ thật nhanh. Nhiều người đặt niềm tin ở một Trương Đình Anh quyết liệt, đã làm là làm tới cùng. Tuy nhiên, đi làm trở lại chưa bao lâu, mới đầy 10 ngày, người ta lại hay tin: Ông viết đơn xin từ nhiệm. Lý do ông Trương Đình Anh xin từ nhiệm là vì những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành giữa ông và HĐQT. Còn nhớ trước đó, Tập đoàn FPT đã chính thức phát đi thông cáo về quyết định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tế của thị trường. Theo đó, doanh thu năm 2012 điều chỉnh xuống còn 26.072 tỉ đồng thay vì 31.300 tỉ đồng như trước, chỉ tăng nhẹ 0,4% so với năm 2011. Lợi nhuận được điều chỉnh xuống còn 2.547 tỉ đồng thay vì 3.000 tỉ đồng như trước đó, chỉ tăng 1,8% so với năm 2011. Qua việc này, nhiều người cho rằng: HĐQT FPT ít nhiều đã thể hiện sự nhượng bộ, chí ít là thông qua việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để giảm áp lực cho Ban điều hành. Tuy nhiên, khẩu khí của Trương Đình Anh trong bài phỏng vấn trên trang nội san của FPT vẫn được coi là rất mạnh mẽ khi ông nhấn mạnh "Quan điểm của tôi thiên về nhân trị và pháp trị nhiều hơn". Chính sách điều hành trong quan niệm của cựu TGĐ Trương Đình Anh là: "chủ trương cần mạnh tay điều chỉnh, cải tổ thật nhanh ở những đơn vị không hoàn thành kế hoạch". Phải chăng đây chính là những “khác biệt” trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành giữa ông và HĐQT khiến ông phải viết đơn xin từ nhiệm?
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hà Nhi