Biển Đông: Ngoại trưởng Indonesia không tin TQ "nhúng tay vào" ASEAN?

26/08/2012 19:00
Bảo Thành (Nguồn: The Jakarta Global)
(GDVN) - “Nguy cơ ở đây là một tính toán sai lầm hoặc nhận thức không đúng đắn dẫn tới hành động tạo ra phản ứng ngược và sau đó là hiệu ứng dây chuyền.”

Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 
> Mục mới: Nóng trên mạng

Hôm thứ Năm 23/8,  Ngoại trưởng Indonesia phát biểu rằng những chia rẽ giữa các quốc gia Đông Nam Á và Bắc Kinh có thể ngày càng sâu sắc hơn nếu các nước không nỗ lực hơn nữa trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Sau chuyến công du Trung Quốc, Ngoại trưởng Indonesia phát biểu "không tin rằng Trung Quốc nhúng tay (chia rẽ - PV) ASEAN?
Sau chuyến công du Trung Quốc, Ngoại trưởng Indonesia phát biểu "không tin rằng Trung Quốc nhúng tay (chia rẽ - PV) ASEAN?

Ngoại trưởng Marty Natagegawa khẳng định Jakarta sẽ nỗ lực cứu vãn tình hình sau những tranh cãi chưa từng có từ trước tới nay về vấn đề Biển Đông khiến cho lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm thành lập của mình, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không ra được thông cáo chung tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng trước.

Phát biểu với phóng viên Reuters trong chuyên công du tới Canada, Ngoại trưởng Indonesia cho hay: “Điều đó là không hay… Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn trong lần tới.”

Theo ông Marty Natagegawa, chia rẽ bắt nguồn từ cái mà một số thành viên Asean coi là ảnh hưởng bành trướng nhanh chóng của Trung Quốc đối với khu vực. Bắc Kinh có quan hệ mật thiết với một số thành viên Asean như Campuchia và Myanmar nhưng lại phát sinh căng thẳng với một số quốc gia khác như Việt Nam và Philippines.

Không phải ngẫu nhiên các quốc gia ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc lo lắng khi hàng ngàn tàu cá Trung Quốc đã và đang tràn xuống Biển Đông, tàu công vụ Hải giám, Ngư chính đi theo hộ tống và sẵn sàng gây hấn với bất kỳ bên nào như những gì đã xảy ra tại Scarborough hôm 8/4 vừa qua
Không phải ngẫu nhiên các quốc gia ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc lo lắng khi hàng ngàn tàu cá Trung Quốc đã và đang tràn xuống Biển Đông, tàu công vụ Hải giám, Ngư chính đi theo hộ tống và sẵn sàng gây hấn với bất kỳ bên nào như những gì đã xảy ra tại Scarborough hôm 8/4 vừa qua

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả những khu vực mà Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Được mất ở đây chính là những mỏ dầu tiềm năng ở ngoài khơi - Reuters.   

Khu vực này đã trở thành ngòi nổ xung đột quân sự tiềm tàng lớn nhất của Đông Nam Á. Trung Quốc và Philippines đã nhiều lần đối đầu trên các vùng biển tranh chấp.

Ngoại trưởng Natalegawa nói rằng ông không tin là có bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á hay Đông Á “cố tình với chủ tâm hung hăng” muốn phá hoại quan hệ quốc tế hòa hiếu trong khu vực.

“Nguy cơ ở đây là một tính toán sai lầm hoặc nhận thức không đúng đắn dẫn tới hành động tạo ra phản ứng ngược và sau đó là hiệu ứng dây chuyền.”

Là một thành viên có ảnh hưởng rất lớn trong Asean, Indonesia đang xây dựng một bộ quy tắc ứng xử bắt buộc dành cho Đông Nam Á để đảm bảo rằng khi một quốc gia liên quan đến vấn đề bất đồng thể hiện sự kiềm chế thì các thành viên khác cũng phải làm như vậy.

Thái độ của Ngoại trưởng Indonesia trong vấn đề tranh chấp Biển Đông đã trở nên "rõ ràng" hơn sau chuyến công du Bắc Kinh
Thái độ của Ngoại trưởng Indonesia trong vấn đề tranh chấp Biển Đông đã trở nên "rõ ràng" hơn sau chuyến công du Bắc Kinh

“Chúng ta phải giữ mình để không lúc nào cũng khăng khăng người khác có ý xấu để rồi tự dẫn mình vào vòng luẩn quẩn. Đó là điều mà Indonesia hiện đang cố gắng.”

Theo Ngoại trưởng Marty Natagegawa, Indonesia đang tìm cách can ngăn các bên, kêu gọi sự bình tĩnh và thận trọng, tránh đi vào con đường mà tất cả đều không mong muốn - Chiến tranh Lạnh về tâm lý như thể đang có những hố sâu ngăn cách.

Trung Quốc hiện vẫn chưa thực hiện ý tưởng về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), và các chi tiết của bộ quy tắc này vẫn chưa rõ ràng. Trong buổi gặp gỡ Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa qua, ông Natelegawa đã thảo luận về vấn đề này và “không nhận được bất cứ phản hồi tiêu cực nào khi bàn về những gì sẽ xảy ra.”

Ông Natelegawa nói rằng ông không đồng ý với ý kiến cho rằng Trung Quốc đang nhúng bàn tay của mình sâu hơn vào Asean. Ngoại trưởng Marty Natagegawa cho biết.

“Tôi đã hỏi (với các quan chức Trung Quốc - Reuters) rằng cái gì đang diễn ra và Trung Quốc giữ vai trò gì trong chuyện này. Khi tôi nghe quan điểm của họ, thế giới quan của họ, họ có cơ sở và nhận thức của riêng mình, phía Trung Quốc tỏ ra họ cũng bất ngờ với những gì đã diễn ra (tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng trước - Reuters).”
Những tranh cãi về Biển Đông là trở ngại không mong muốn đối với Asean trong việc tạo lập một cộng đồng kinh tế kiểu Liên minh Châu Âu vào năm 2015. Natalegawa nói rằng ông vui mừng trước những cải cách dân chủ gần đây ở Myanmar, nước sẽ đảm nhiệm cương vị chủ tịch Asean vào năm 2014.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện.

Trong quá trình học tập, công tác, giao lưu quý độc giả nào phát hiện các tài liệu (bản đồ, sách giáo khoa, thư tịch, phim ảnh, quảng cáo...) của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có dấu hiệu chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc, xin vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo địa chỉ quocte@giaoduc.net.vn. Chân thành cảm ơn độc giả!


Bảo Thành (Nguồn: The Jakarta Global)